top of page

Lắng Nghe Bằng Tư Duy Của Một Nhà Biên Tập Có Nghĩa Là Gì?


Một trong những điều tử tế nhất, giúp ích nhất và thú vị nhất mà chúng ta có thể từng làm cho người khác đó là lắng nghe họ thật chăm chú. Tuy nhiên lắng nghe hiệu quả không chỉ liên quan đến việc chú tâm đến điều đối phương nói. Có một khía cạnh chủ động sâu xa hơn nữa đối với quá trình lắng nghe mà ta hoàn toàn có thể coi nó là việc “biên tập”- bởi vì đó là cách thức chủ chốt có mối tương quan cao với công việc mà một biên tập viên mảng văn học lý tưởng nên làm cho một tác giả.


Tiến trình cũng tương tự như thế khi làm việc với một người giỏi lắng nghe. Họ quá hiểu rằng một vài điều mà người kia đang nói không thực sự phản ánh chính xác ý người đó muốn truyền đạt. Có lẽ họ muốn chạm đến một điểm đau buồn, nhạy cảm nhưng lại sợ trở nên quá nặng nề hay áp đặt. Có thể người nói muốn nhấn mạnh tại sao một thứ gì đó lại đẹp đẽ hay thú vị như vậy, nhưng lại sa lầy vào các chi tiết, diễn tả lặp đi lặp lại hay nhắc đến những thứ bên lề. Có thể đó là một sự thật cảm xúc họ đang cố gắng thể hiện ra nhưng mức độ thấu suốt của họ thì bị suy yếu đi bởi cảm giác cho rằng nó sẽ trở nên tầm thường và mờ nhạt nếu cứ bám chặt vào các chi tiết thật sự.


Với tất cả những xu hướng này, một người giỏi lắng nghe sẽ biết vận dụng cách tư duy của nhà biên tập để làm sao có thể lịch sự điều chỉnh. Họ sẽ hỏi người kia một cách nhẹ nhàng nhã nhặn nhất có thể để tháo gỡ các cảm xúc sâu thẳmchi tiết hóa các xúc cảm đó với một ý thức những điều này mang lại sự thú vị hơn là gây nhàm chán hoặc hoang mang cho người nghe. Họ giúp người nói ngừng “lạc trôi” vào các câu chuyện bên lề, và thúc họ trở lại với câu chuyện chính đang bị sa đà quá vào các chi tiết. Khi người nói cứng họng không nói nổi vì sợ hãi, người lắng nghe giỏi có tư duy như nhà biên tập (the good editor-listener) sẽ trao cho họ sự cam đoan tin tưởng và khích lệ lòng can đảm. Họ biết cách làm như thế nào để bật tín hiệu cho một tâm trí cởi mở và khơi gợi một bến đỗ an toàn sẵn lòng đón nhận tất cả các cách hành xử có vẻ bất thường nhưng là những thú nhận quan trọng.


Người lắng nghe giỏi có tư duy như nhà biên tập (the good editor-listener) cuối cùng sẽ chịu trách nhiệm cho nhiều đổi thay trong một cuộc trò chuyện. Nó có nên được chuyển tải lại và được biên tập bằng tay không, sẽ có những chỗ đánh dấu bằng chì đỏ mọi nơi trên văn bản. Nhưng kết quả của sự can thiệp như thế thì không bao giờ từ một ý thức xâm phạm mà nó là một cảm giác về việc mang lại cách diễn đạt gần hơn với những ý định thực sự của một người thông qua công việc vun vén khéo léo của một người khác mà thôi. Một người biết lắng nghe có tư duy như biên tập viên lý tưởng biết cách giúp chúng ta được là chính mình nhiều hơn cả chính bản thân chúng ta.

 

Nguồn bài dịch: The Book Of Life - Chapter 4: Sociability: Communication https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/17689-2/

Người dịch: Anh Đào Lê ; Người biên tập: Trang

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page