top of page

Làm thế nào để kết thân với một người hướng nội?

Đôi khi những người hướng ngoại, hay thậm chí là những người hướng nội khác, cũng cảm thấy khó xử khi ở cạnh những người hướng nội im lặng và nhạy cảm. Họ tự hỏi liệu “Mình lúc nào cũng phải cẩn thận mỗi khi tiếp xúc để không làm cho họ khó chịu không nhỉ?” Chúng ta đều muốn được tự do là chính mình, nhưng các mối quan hệ sẽ tốt đẹp hơn khi chúng ta nhận ra nhu cầu và sự nhạy cảm của đối phương. Dưới đây là những gợi ý từ cuốn “Người hướng nội hạnh phúc”, dành cho cả người hướng nội và hướng ngoại, các cách làm thế nào để tiếp xúc với những người hướng nội:


Photo by Igor Cancarevic on Unsplash

Hỏi họ xem đây có phải là lúc thích hợp để nói chuyện hay không thay vì mặc nhiên cho rằng người hướng nội muốn nói chuyện. Trừ khi bạn hỏi những câu hỏi cực kỳ rõ ràng, còn không bạn khó có thể nhận ra một người hướng nội đang lo lắng điều gì, cuốn theo suy nghĩ hay là muốn được ở một mình.


Tạo cho người hướng nội cảm giác được thư giãn và an toàn, hãy thể hiện rằng bạn quan tâm đến thế giới của họ. Hãy đối xử thật nhẹ nhàng và tinh tế với họ, sự ồn ào và những biểu hiện cảm xúc quá khích có thể khiến họ sợ hãi. Quan điểm của bạn sẽ được họ tiếp nhận dễ dàng hơn bằng cách kiên trì nhẹ nhàng thay vì áp đặt và bắt họ phải theo quan điểm đó.


Nếu tốc độ không bắt kịp nhau, hãy nghĩ đến một giải pháp sáng tạo như Elaine Chernoff - một người hướng ngoại - đã làm: “Tôi đã từng gọi một người bạn hướng nội của mình Bob là siêu-thụ-động vì đã khiến tôi phải chờ đợi quá lâu để nhận được câu trả lời, trong khi anh ấy cứ nhìn quanh rồi trầm ngâm về những điều anh ấy nghĩ, như thể tôi không có mặt ở đó vậy. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng, anh ấy không cố để “hiểu” tôi, vì vậy tôi cứ để anh ấy làm theo những gì tôi đang làm thôi trong khi đó, anh ấy có thể suy nghĩ và cuối cùng cũng đưa ra được phản hồi lại với tôi. Điều này hiệu quả với cả 2 chúng tôi luôn.”


Khi những người hướng nội chọn sự riêng tư, hãy nhớ rằng đó là bản năng tự nhiên của họ, điều đó không có nghĩa là họ từ chối bạn.

Như trường hợp của Anthony Hopkins, là một diễn viên hướng nội, anh ấy thỉnh thoảng cũng thích giao tiếp với mọi người, nhưng phần lớn các hoạt động mà không phải là diễn xuất (như chơi piano, sáng tác nhạc, hay đi các chuyến đi đường dài) thì anh ấy thích được làm một mình hơn. “Phần lớn thời gian” - anh ấy trả lời phỏng vấn - “Chỉ mình tôi là đủ”.

Tôn trọng mong muốn của những người bạn hướng nội và các thành viên trong gia đình nếu như họ muốn được có thời gian một mình khi căng thẳng hay buồn bã. Anthony Storr đã viết, “Trong một nền văn hóa mà các mối quan hệ luôn đòi hỏi câu trả lời cho mọi vấn đề khi một trong hai người căng thẳng, mệt mỏi, đôi khi khó để có thể thuyết phục được đối phương rằng có khoảng lặng cho riêng mình cũng là một cách giúp xoa dịu những cảm xúc đó.”


Nếu bạn cảm thấy buồn vì không thấy người bạn hướng nội của mình thể hiện rõ cảm xúc của mình, thì hãy chú ý hơn đến lời nói của bạn ấy thay vì biểu cảm. Hãy nhân lên gấp 10 lần những gì mà người bạn hướng nội của bạn thể hiện, đó chính là câu trả lời dành cho bạn đó.



Tìm thêm những dấu hiệu khác. Người hướng nội đôi khi cảm thấy thoải mái hơn khi được thể hiện cảm xúc của mình thông qua cách viết hoặc hành động hơn là qua lời nói. Nếu người bạn hoặc họ hàng hướng nội của bạn, đứng tách biệt sang một bên để theo dõi, đừng vội kết luận rằng họ đang buồn nhé.


Hãy mời những người hướng nội tham gia cùng bạn, nhưng đừng ép họ. Thay đổi những tính từ hay định nghĩa mà bạn dùng với những người hướng nội: thay vì sử dụng từ thụ động, có lẽ họ chỉ đang nhút nhát hoặc hành động nhẹ nhàng mà thôi. Thay vì là ghét giao tiếp có thể là những gì họ quan tâm thì không liên quan đến người khác thôi. Thay vì là tự cho mình là trung tâm hay ái kỷ, có thể là họ hài lòng với đời sống nội tâm của mình.


Hãy nhớ sự khác biệt về hệ thần kinh là điều phân biệt giữa một người hướng nội và người hướng ngoại. Người hướng nội có một tâm trí "bận rộn" một cách tự nhiên, đôi khi được gọi là sự tỉnh táo bên trong, và có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi các kích thích giác quan khác. Người hướng ngoại thì cảm thấy không thoải mái khi không có điều gì kích thích, vì vậy họ thường tìm kiếm điều gì đó để hành động.

Vì nền văn hóa của chúng ta từ trước đến nay luôn ca ngợi sự hướng ngoại, nhưng đừng vì thế mà không quên nhắc đến và khen ngợi những gì mà hướng nội mang lại.

 

Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).

 

Về Bài Đăng:

Người dịch: Nguyen Trang Người biên tập: Diệu Hiền

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing

Về Compassion: www.compassion.vn/about

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page