top of page
Huỳnh Thùy Trang

ODD: Làm Sao Để Đối Phó Với Chứng Rối Loạn Thách Thức Chống Đối

Đã cập nhật: 19 thg 3, 2022

Chứng ODD - rối loạn thách thức chống đối (RLTTCĐ) là một rối loạn tâm thần.


Hầu hết 15% thanh niên đều có biểu hiện chứng rối loạn thách thức chống đối, mô hình phản đối, tính thách thức và không thể kiểm soát cơn nóng giận của bản thân. Người có chứng ODD (chứng rối loạn thách thức chống đối) có nguy cơ cao đối mặt với bệnh tâm lý theo chẩn đoán sức khỏe. Đặc biệt những biểu hiện này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi, bao gồm những triệu chứng như sau:

  • Rối loạn hành vi.

  • Tăng động làm giảm sự chú ý.

  • Có nhân cách chống đối xã hội.


Chứng ODD có nguy cơ gia tăng cao do lạm dụng chất kích thích, gặp khó khăn về mặt pháp lý, rắc rối về các mối quan hệ và các vấn đề ở môi trường làm việc ở cả thanh thiếu niên và người trưởng thành. Điều đó có thể do sự bất bình đẳng ở lớp học, căng thẳng bắt nguồn từ gia đình, và theo chẩn đoán những người mắc hội chứng ODD thường có cảm giác hoang mang, bực bội và giận dữ.


ODD có thể điều trị được. Điều trị ODD kịp thời có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý và xã hội sau này. Nhà trị liệu phù hợp có thể giúp người mắc Hội chứng ODD kiểm soát được xung động, hiểu cảm xúc của họ, nuôi dưỡng cảm xúc và những mối quan hệ có giá trị.


CHẨN ĐOÁN ODD

Trị liệu ODD phù hợp dựa vào chẩn đoán chính xác các triệu chứng. ODD bên ngoài có thể giống với một số Hội chứng khác. Cũng giống với những người mắc Hội chứng Tăng động làm giảm sự chú ý (ADHD), với những người mắc Hội chứng Rối loạn thách thức chống đối (ODD) họ sẽ đấu tranh để kiểm soát những xung động của mình. Đặc điểm của những người mắc Hội chứng ODD họ sẽ gặp khó khăn khi có những hành vi giống nhau như rối loạn cưỡng chế. Triệu chứng thứ hai của ODD là lạm dụng quá nhiều chất kích thích, có thể che giấu tình trạng cơ bản của họ.


Một bác sĩ chuyên môn có thể chẩn đoán chính xác Hội chứng ODD. Người tốt nhất chẩn đoán là người có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần và hành vi ở trẻ em. Một chuyên gia về ODD được trang bị kiến thức tốt hơn để phân biệt các triệu chứng của ODD với các triệu chứng của các tình trạng khác.


Để đảm bảo độ chính xác khi chẩn đoán, hỏi Bác sĩ lâm sàng về các tiêu chí khuyến nghị. Chẩn đoán có cơ sở bằng chứng sẽ trả lời được các tiêu chuẩn khách quan. Theo DSM-5, một người chắc chắn sẽ có tối thiểu bốn triệu chứng khoảng sáu tháng hoặc dài hơn dựa vào chất lượng chẩn đoán:

  1. Thường xuyên mất bình tĩnh.

  2. Thường xuyên bực bội hoặc tức giận.

  3. Dễ khó chịu và nhạy cảm quá mức.

  4. Thường xuyên tranh luận với các nhân vật có thẩm quyền như cha mẹ hoặc người sử dụng lao động.

  5. Từ chối tuân thủ các yêu cầu hợp lý từ các nhân vật có thẩm quyền, hoặc thường xuyên bất chấp các quy tắc.

  6. Cố ý kích thích và gây khó chịu.

  7. Khó chịu trách nhiệm về hành vi và đổ lỗi cho người khác về lỗi của họ.

  8. Đã làm điều gì đó bất bình hoặc gây thù hận ít nhất hai lần trong sáu tháng qua.

Mỗi hành vi ở trên phải vượt ra ngoài phạm vi mà các hành vi đó là điển hình về mặt phát triển hoặc có thể hiểu được trong ngữ cảnh. Ví dụ, một người sống sót sau vụ lạm dụng trẻ em không tin tưởng vào cha mẹ hoặc các nhân vật có thẩm quyền khác có khả năng phản ứng với hoàn cảnh của họ. Tương tự như vậy, một đứa trẻ thường tức giận hoặc dễ nổi cáu đang kiểm tra các giới hạn theo cách có thể là bình thường về mặt phát triển.



CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ DÀNH CHO ODD

Gia đình có thể làm được rất nhiều thứ giúp cho những đứa trẻ mắc chứng ODD quản lý tốt cảm xúc trong các điều kiện. Ảnh hưởng bởi các nhân tố có tiềm năng bao gồm:

  • Dạy trẻ cách chủ động - sáng tạo trong việc xử lý vấn đề gặp phải: Khuyến khích họ nói về xung đột với bạn bè hoặc gia đình để cân nhắc đưa ra phản hồi phù hợp. Lập danh sách tiềm năng có thể giúp trẻ thấy rằng họ không cần phải đưa ra phản hồi với sự giận dữ và hiếu chiến.

  • Thiết lập giao tiếp mang tính ảnh hưởng và sáng tạo trong việc xử lý vấn đề: Những đứa trẻ là người ảnh hưởng bởi gia đình khi xử lý mâu thuẫn, rằng họ biết mâu thuẫn đôi khi cũng không có hại.

  • Thực thi nhất quán, cơ sở bằng chứng mang tính kỷ luật: Một gia đình có không gian bất ổn, thực thi không nhất quán các quy tắc, và khắc nghiệt về mặt kỷ luật có thể làm ODD tệ hơn.

  • Bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương: Trẻ bị lạm dụng và bạo lực càng nhiều là lý do phát triển Hội chứng ODD.

Với những người ODD, họ có thể quản lý triệu chứng của mình bằng cách:

  • Cải thiện kĩ năng xã hội: ODD có thể thỏa hiệp với kĩ năng xã hội, điều đó khiến mọi người khó đồng cảm và xử lý vấn đề hiệu quả. Có thể giúp được nếu như kĩ năng xã hội được hướng dẫn.

  • Thực hành cách phản hồi tích cực khi đối mặt với tình huống căng thẳng.

  • Cải tiến kĩ năng giao tiếp: Phản hồi sự thất vọng với sự thách thức và hiếu chiến có thể làm tình huống leo thang. Giao tiếp với sự đồng cảm có thể xoa dịu căng thẳng.

  • Thấu hiểu sự kết nối giữa những cảm xúc, suy nghĩ và cảm giác: Các kỹ thuật hành vi nhận thức như những kỹ thuật được dạy trong liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có thể đặc biệt hữu ích.


DƯỢC PHẨM DÙNG CHO ODD

Các nhà nghiên cứu không khuyến khích việc ODD một mình sử dụng thuốc. Thay vì vậy, ODD nên đối diện với cảm xúc và thử thách với hành vi của bản thân, điều này là bắt buộc cho quá trình trị liệu. Môi trường sẽ làm thay đổi một con người, và khi được hỗ trợ kĩ năng xã hội sẽ phát triển tốt hơn.


Không loại thuốc nào được đặc biệt xét duyệt dành để điều trị cho ODD. Tuy nhiên, một vài loại thuốc có thể giúp các triệu chứng của ODD thuyên giảm, đặc biệt khi sử dụng thuốc trong quá trình trị liệu. Ví dụ như thuốc chống trầm cảm, có thể giúp trẻ mắc ODD có thể quản lý tốt hơn cảm xúc của mình.


Trẻ mắc ODD đôi khi chẩn đoán giống với ADHD. Chẳng hạn một số thuốc kích thích như Adderall và Ritalin có thể giúp ích cho ADHD. Một vài ADHD cũng có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm.


Một bác sĩ chuyên môn về ODD có thể giúp các gia đình đưa ra quyết định cùng với sự kết hợp đúng đắn của thuốc, trị liệu và các biện pháp can thiệp khác.



PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU DÀNH CHO ODD

Hành vi khiêu khích có thể gây thất vọng cho gia đình và có khả năng tàn phá trường học. Điều đó có thể dẫn tới đình chỉ và thôi học, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ xã hội ở trẻ và khả năng học hỏi. Nếu như không được điều trị, hành vi chống đối này có thể leo thang ở những năm tháng thiếu niên. Trong những năm niên thiếu hoặc đang trong quá trình trưởng thành, hành vi chống đối hoặc khiêu khích có thể gây ra những hậu quả đáng kể lâu dài về mặt xã hội, pháp lý, nghề nghiệp và tâm lý.


ODD là liên kết của rối loạn hành vi được phát hiện sau này. Trẻ mắc chứng rối loạn hành vi có quá khứ tổn thương và lạm dụng về quyền con người và thể xác. Họ có thể phá vỡ luật lệ, nóng giận, tấn công đồng nghiệp, lạm dụng tình dục ở bạn bè và gia đình, hoặc phá hủy cơ sở vật chất. Một vài đứa trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hành vi phát triển thành nhân cách chống đối xã hội ở giai đoạn trưởng thành.


Trị liệu có thể giúp trẻ và người lớn mắc chứng ODD có thể quản lý cảm xúc và kiểm soát hành vi của mình tốt hơn. Điều đó có thể giúp họ cải thiện mối quan hệ xã hội, giúp họ thành công khi ở trường, và giảm thiểu khả năng gặp vấn đề sức khỏe tâm lý ở tuổi trưởng thành.


Sự tin tưởng được kết hợp với nhà trị liệu là dự đoán cho việc trị liệu thành công. Những người có thể hiểu được cảm giác không-thể-nghe-được hoặc bị-kì-thị, những nhà trị liệu có khả năng thấu cảm và họ làm việc với mục tiêu được định sẵn. Vì vậy, khi tìm kiếm một nhà trị liệu thì người đó phải mang sự ảnh hưởng của mình để kết nối với khách hàng, đó là chìa khóa tác động đến quá trình điều trị. Một số phương pháp trị liệu có thể giúp ích trong việc quản lý ODD, bao gồm các bước sau:

  • Quản lý cơn nóng giận: Những đứa trẻ đấu tranh với cảm xúc cũng có xu hướng gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự tức giận của mình. Quản lý cơn nóng giận bạn có thể học được cách thư giãn khoa học, điều chỉnh mục tiêu, xử lý vấn đề mang tính ảnh hưởng, nhận dạng nguyên nhân và chấp nhận kết quả.

  • Vui chơi: Mặc dù người lớn có thể mắc ODD, ODD thường được chẩn đoán nhiều hơn ở trẻ vị thành niên. Những đứa trẻ thường phải đấu tranh để hiểu bản thân và truyền tải cảm xúc của chính mình. Trị liệu bằng phương pháp vui chơi là biện pháp thay thế cho tình trạng này. Trong quá trình vui chơi, trẻ có thể thông qua cảm xúc để làm việc, thấu hiểu hành vi của mình, và phát triển kỹ năng mới.

  • Gia đình: ODD có thể phá hủy một mái ấm. Phương pháp trị liệu này dạy cho gia đình cách kết nối giữa các thành viên và kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Một liệu pháp gọi là liệu pháp tương tác của cha-con giúp cha mẹ và trẻ em giao tiếp hiệu quả hơn trong khi thúc đẩy các kỹ năng nuôi dạy con tích cực. Một vài nhà nghiên cứu khuyến nghị cải thiện cuộc sống gia đình ở trẻ mắc chứng ODD. Cách tiếp cận khác nữa được kết hợp với xử lý vấn đề, có thể giúp trẻ và gia đình làm cùng nhau để xử lý vấn đề ODD ở hiện tại.

  • Dạy kĩ năng xã hội: Những người mắc hội chứng ODD thường gặp khó khăn trong việc đưa ra giải pháp để vượt qua thử thách xã hội, như một số sẽ gây chiến với bạn bè, hơn cả những người không phải là ODD. Khi tiếp cận như vậy sẽ dạy họ kĩ năng xã hội và nuôi dưỡng khả năng sáng tạo khi xử lý vấn đề, hỗ trợ mối quan hệ lành mạnh và ngăn ngừa vấn đề xảy ra ở trường học và chỗ làm việc.




NHỮNG TRƯỜNG HỢP TRONG VIỆC TRỊ LIỆU CHO ODD



  • Phương pháp trị liệu bằng vẽ và vui chơi cho trẻ mồ côi: Gerald, 12 tuổi, được mang về bởi cha mẹ nuôi. Cậu bé rất đáng yêu và ngoan trong một khoảng thời gian, nhưng khi cậu bé thường xuyên nói về sự thô lỗ của người lớn, mục tiêu phá vỡ mọi quy tắc, lẻn ra khỏi nhà, giận dữ khi nói chuyện với mọi người xung quanh, và từ chối chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Mẹ nuôi của Gerald nói rằng cậu bé đã bị bỏ rơi bởi chính mẹ ruột của mình và cậu bé đã ở trong trại trẻ mồ côi rất lâu. Gia đình hiện tại của cậu bé muốn nhận nuôi cậu, nhưng họ lo lắng rằng sẽ không thể quản lý được hành vi của cậu ấy, điều đó sẽ làm mọi thứ trở nên tệ hơn. Nhà trị liệu bắt đầu tham gia chơi với Gerald bằng dự án hội họa, trò chơi và bộ đồ chơi lính chiến đấu. Như vậy nhà trị liệu phát triển mối quan hệ với Gerald, cha mẹ nuôi cũng được dẫn vào, nơi mà Gerald được khuyến khích viết, vẽ và nói về trải nghiệm của cậu bé khi ở nhà cha mẹ nuôi và giao tiếp theo những trải nghiệm được thể hiện qua chương trình múa rối, một vở kịch liên quan đến mọi người trong phòng, câu chuyện với những anh lính chiến đấu. Sau quá trình trị liệu này, Gerald bắt đầu tin tưởng hơn vào cha mẹ nuôi, và cơn giận dữ của cậu bé cũng đã được kiểm soát.

  • Học sinh trung học mồ côi: Alice, 17 tuổi, không sống theo giờ giới nghiêm, cúp học, từ chối ăn cơm cùng gia đình, và lạm dụng thuốc. Cô ấy hét lên và chửi thề với gia đình mình khi họ cố gắng nói về hành vi của cô bé, điều này diễn ra khoảng 8 tháng khi cô bé bắt đầu học trung học. Gia đình tìm kiếm nhà trị liệu, nhưng Alice không chịu đi. Nhà trị liệu đưa ra các sự lựa chọn phù hợp đối với gia đình cô bé, trong khi đó họ không thể giải phóng cô bé, họ không chắc chắn họ có thể cố gắng giúp cô bé bao lâu nữa nếu hành vi của cô bé tiếp tục theo cách tương tự. Nhà trị liệu mở rộng mối quan hệ giữa hai người, quá khứ và phong cách sống của gia đình để tiếp tục làm việc với gia đình, giúp họ quản lý cơn khủng hoảng và giải quyết một số vấn đề tồn đọng lâu dài. Sau vài tuần, gia đình Alice nói với nhà trị liệu rằng hành vi chống đối của Alice đã được cải thiện, và cô ấy đã đồng ý tiếp nhận trị liệu. Trong suốt quá trình trị liệu bằng phương pháp trò chuyện, ba mẹ của Alice trở nên nhận thức được nhiều cách mà họ đã gửi lời nhắn cho cô bé. Alice cảm thấy được thấu hiểu, và hành vi của cô bé được cải thiện ổn định.

-------------------------------

Người dịch: Huỳnh Thùy Trang ; Người biên tập: Phạm Đại Bàng

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassio.info/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây Ủng hộ kinh phí sản xuất nội dung cho ban biên tập tại: Ủng hộ


0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page