top of page

Emotional Compass - La Bàn Cảm Xúc Là Gì? Hiểu Về Cảm Xúc, Ghi Nhận & Thực Hành Trí Tuệ Cảm Xúc.

Đã cập nhật: 20 thg 10, 2021

Đứng trước một Thế Giới Cảm Xúc phức tạp, bạn có bao giờ tự hỏi:

- Khi nào chúng ta vui? Thông điệp của nó là gì? Nhu cầu của chúng ta khi vui?

- Khi nào chúng ta Buồn? Thông điệp của nó là gì? Nhu cầu của chúng ta khi Buồn?

- Vì sao Giận & Sợ lại là hai cảm xúc đối nghịch? Khi nào chúng ta Sợ - Khi nào Giận?

- Vì sao Vui kết hợp với Tin Tưởng lại tạo thành Tình Yêu? Các cảm xúc kết hợp với nhau tạo ra cảm xúc mới?

- Vì sao cảm xúc Ghê lại cần cho mục đích sinh tồn? Khi có cảm xúc Ghê - khuôn mặt bạn thế nào?


Một công cụ có thể trợ giúp bạn phần nào để hiểu về những điều 'phức tạp' này: Emotional Compass - La Bàn Cảm Xúc.


Nội Dung Bài Đăng Gồm:

Emotional Compass Là Gì?

Là một ứng dụng để bạn có thể 'định hướng' các cảm xúc chính yếu trong cuộc sống. Với những ứng dụng tùy biến đi kèm:

  • Việt hóa và phát triển bởi Compassio

  • Dựa trên các 'lý thuyết tin cậy'

  • Ứng dụng dễ dàng trong thực tế

  • Định dạng 'bản cứng' kết hợp hệ thống online

Emotional Compass - La Bàn Cảm Xúc Được Compassio phát triển, mở bán tại: Compassio Store


Hiểu Về Emotional Compass


Cấu trúc của La Bàn Cảm Xúc - Emotional Compass

  • La Bàn chia thành 8 Cảm Xúc Chính

  • 4 cặp cảm xúc đối nghịch

  • Mức độ cảm xúc giảm dần kể từ tâm giữa la bàn: Mạnh - Bình Thường - Nhẹ

  • Mỗi cảm xúc ở gần nhau, khi kết hợp tạo ra một cảm xúc mới

  • Mỗi màu sắc đại diện cho một cảm xúc xuyên suốt

8 cảm xúc chính được phát triển dựa trên mục đích sinh tồn​

  • Cặp Buồn - Vui: Xuất hiện liên quan đến 'điều có giá trị'. Buồn khi mất đi điều gì đó, vui khi nhận được điều gì đó có giá trị.

  • Cặp Sợ - Giận: Xuất hiện theo cơ chế 'Chiến-hay-biến'. Sợ xuất hiện khi bỏ chạy để an toàn (biến), Giận xuất hiện khi chiến đấu để tiêu diệt trở ngại (chiến).

  • Cặp Mong Chờ - Ngạc Nhiên: Xuất hiện khi gặp 'điều kỳ vọng xảy ra'. Mong chờ khi gặp một điều kỳ vọng chưa xảy ra. Ngạc nhiên khi điều kỳ vọng đã xảy ra.

  • Cặp Tin Tưởng - Ghê Tởm: Xuất hiện liên quan đến 'điều có thể tin cậy'. Tin tưởng khi gặp điều có thể tin cậy. Ghê Tởm khi gặp điều không thể tin cậy.


Các Cảm Xúc Trên La Bàn

Vui

  • Được Kích Hoạt Khi: Có được một thứ giá trị

  • Chức Năng: Thu lấy nguồn lực

  • Nhu Cầu: Tương tác xã hội (kết nối)

  • Tín Hiệu: nụ cười Duchenne (khóe môi kéo xiên lên, nếp nhăn quanh góc ngoài của mắt)

  • Phản ứng đi kèm: Tìm kiếm nhiều hơn nữa, duy trì, la lên, tham gia/kết nối, thưởng thức, say mê

Giận

  • Được Kích Hoạt Khi: Gặp một trở ngại, mối nguy

  • Chức Năng: Tấn công trở ngại, phản kháng

  • Nhu Cầu: "Tránh ra khỏi đường đi của tôi"

  • Tín Hiệu: mắt lườm nguýt, lông mày hạ thấp và nhăn lại và môi mím chặt

  • Phản ứng đi kèm: Tranh cãi, lăng mạ, phá hoại, đấu khẩu, la lối/gào thét, sử dụng vũ lực, sục sôi/nghiền ngẫm, gây hấn thụ động

Ghê Tởm

  • Được Kích Hoạt Khi: Gặp phải thứ không thể chấp nhận (thức ăn, đạo đức)

  • Chức Năng: Thải loại chất độc, từ chối tiếp nhận

  • Nhu Cầu: "Dứt bỏ thứ này đi"

  • Tín Hiệu: lè lưỡi, nâng môi trên, nhăn mũi

  • Phản ứng đi kèm: Thoái lui, tránh xa, ói mửa, mất tính người

Ngạc Nhiên

  • Được Kích Hoạt Khi: Có một sự kiện bất ngờ

  • Chức Năng: Thông báo để cần thời gian xem xét, định hướng

  • Nhu Cầu: Hành động phản ứng lại sự kiện đột ngột

  • Tín Hiệu: Trán rướn lên; rìa ngoài lông mày nhô nhẹ - Mắt mở to

  • Phản ứng đi kèm: Hành động ngay lập tức

Buồn

  • Được Kích Hoạt Khi: Mất đi một thứ giá trị

  • Chức Năng: Hàn gắn mất mát

  • Nhu Cầu: Cần an ủi, chăm sóc, chữa lành

  • Tín Hiệu: nhíu mày lại ở giữa trán, nâng má và chảy nước mắt

  • Phản ứng đi kèm: Tìm kiếm sự an ủi, thoái lui, tiếc thương, phản kháng, cảm thấy xấu hổ

Sợ

  • Được Kích Hoạt Khi: Gặp nguy hiểm, mối đe dọa

  • Chức Năng: Bỏ chạy, trốn chạy để an toàn

  • Nhu Cầu: Được giúp đỡ, che chở

  • Tín Hiệu: đôi mắt mở rất to, đôi môi căng ngang và nâng lên, lông mày chau lại với nhau

  • Phản ứng đi kèm: Rút lui, tránh xa, do dự, đông cứng, la lối/gào hét, ngẫm đi ngẫm lại, lo lắng

Tin Tưởng

  • Được Kích Hoạt Khi: là thành viên của nhóm (xã hội), được hỗ trợ, thuộc về

  • Chức Năng: chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau

  • Nhu Cầu: "Hãy cộng tác với tôi/ Hãy liên kết với tôi/ Hãy trở thành đồng minh với tôi"

  • Tín Hiệu: ánh mắt tự tin, kiên định, trìu mến nhìn thẳng vào người đối diện, ngẩng cao đầu

  • Phản ứng đi kèm: Kết giao tình bạn hay mối quan hệ, cho đi sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất, nuôi dưỡng và thắt chặt mối quan hệ

Mong Chờ

  • Được Kích Hoạt Khi: Gặp điều mới

  • Chức Năng: Thúc đầy tìm hiểu về điều mới

  • Nhu Cầu: Mong muốn biết điều gì sắp xảy ra

  • Tín Hiệu: Má nhô cao; mắt hơi nhíu nhẹ; viền môi dãn ra; môi hé nhẹ

  • Phản ứng đi kèm: Thu thập nhiều thông tin về tình huống trước khi ra quyết định

Các Ứng Dụng Với La Bàn Cảm Xúc


Gọi tên cảm xúc Tóm lược nội dung (Đọc bài đăng đính kèm để xem chi tiết)​ Công cụ này vô cùng có giá trị đối với các cá nhân trong các buổi tư vấn khi có nhu cầu hoặc mong muốn xác định chính xác cảm xúc (từ danh sách vô số cảm xúc) và hiểu cách thức cảm xúc được tạo ra. Những câu trả lời như vậy làm rõ cảm xúc của người cần tư vấn, rất cần thiết để giúp họ tập trung vào các giải pháp, thay vì cứ nhắm vào các vấn đề đang gây ra tình trạng khó xử và cảm giác giằng xé. Một khi các cá nhân đã xác định chính xác những gì họ đang cảm nhận và tại sao họ cảm thấy như vậy, đã đến lúc đi sâu vào tiềm thức và hiểu được những gì không hoạt động đúng chức năng. Đó là nơi công cụ này thể hiện vai trò hữu ích. Nó giúp: Đơn giản hóa cảm xúc Lẩn quẩn với một tâm trí đầy bối rối và mơ hồ sẽ khiến bất cứ ai thấy nặng nề. Điều này đặc biệt đúng với những người đang tìm kiếm một sự hiểu biết mới nhưng không chắc chắn mình nên bắt đầu từ đâu. Với La Bàn Cảm Xúc, người sử dụng có thể tra duyệt các cảm xúc khác nhau và xác định chính xác những cảm xúc mà họ đang trải nghiệm.​ Hiểu về cảm xúc Tóm lược nội dung (Đọc bài đăng đính kèm để xem chi tiết)​ Phác thảo mô hình diễn tiến cảm xúc cá nhân Bằng cách kiểm tra các cảm xúc chính, người ta có thể bắt đầu xác định những gì gây ra kích thích, cách thức mà các cảm xúc thể hiện ra ngoài (về khía cạnh thể chất và tinh thần), cũng như các hành động mà nó thúc đẩy ta làm. Bằng cách phác thảo biểu đồ của các sự kiện kích thích, đánh giá nhận thức, phản ứng chủ quan, phản ứng hành vi và chức năng, một cá nhân có thể đào sâu tâm trí và nhận thức rõ hơn về thói quen và hành vi của chính họ. Điều này cũng có thể được thực hiện bằng cách duy trì một quyển nhật ký cảm xúc, nơi người ta viết về những gì họ cảm thấy trong suốt cả ngày và những gì gây ra nó.​ Thực hành ghi nhận cảm xúc Tóm lược nội dung (Đọc bài đăng đính kèm để xem chi tiết)​

  • Tạo cơ hội chia sẻ

Khi ai đó chia sẻ cảm xúc và cảm nhận nội tâm sâu lắng của mình với người khác, nó sẽ tự động tạo ra một môi trường tin tưởng và cởi mở. Thông qua hình thức chia sẻ này, mọi người có thể cởi mở và bắt đầu thực hiện công việc chuyên sâu cần thiết để thay đổi và tự cải thiện bản thân. Về phía chuyên gia trợ giúp, họ có thể hỗ trợ thân chủ bằng chính nhu cầu của họ, cũng như thiết lập mối quan hệ tích cực.

  • Trao quyền cho cá nhân

Đồng cảm với những gì một người đang cảm thấy và làm tức là trao quyền cho họ. Thay vì cố gắng kìm nén, từ chối hoặc lờ đi cảm xúc, chúng ta sẽ giải phóng mình khi học hỏi cách thức làm sao để thể hiện và chia sẻ cảm xúc có tính xây dựng, cũng như phân tích vai trò của chúng trong cuộc sống. Giành quyền kiểm soát trong lĩnh vực này sẽ cung cấp cho người sử dụng khả năng tự làm chủ những thứ họ muốn, những kết quả mà họ quan tâm và trạng thái cảm xúc sẽ giúp họ đạt được mục tiêu.

 

- Nội dung tham khảo các lý thuyết và nghiên cứu về Wheel Of EmotionsAtlas Of Emotion


 

Bản quyền: Compassio

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page