top of page

Lý Do Và Cách Thức Chia Sẻ Câu Chuyện Cuộc Đời Của Người Thân Mắc Chứng Mất Trí Nhớ

Đã cập nhật: 1 thg 12, 2020


Đôi Lời Từ Ban Biên Tập Compassion.vn:
Một ngày nào đó trong đời, người bà yêu dấu của bạn không còn nhớ ra bạn là ai nữa. Hoặc đôi lúc được hỏi, bà vẫn biết bạn là ai, nhưng lại không thể gọi thành tên họ rõ ràng. Bà đã thực sự quên mất những điều quan trọng rồi. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Buồn thương, hụt hẫng hay thất vọng,...Trước khi để điều tương tự xảy ra, hãy tìm cách giúp những người bạn thương yêu giữ lại những mảng kí ức đặc biệt trong đời.  

Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, bạn là kẻ mất trí và cần giúp đỡ kể cả những nhu cầu cơ bản nhất. Bạn sẽ không thể kể rõ ràng về cuộc đời mình, về sở thích hay về gia đình, vì bạn gặp khó khăn với từ ngữ, về trí nhớ hay các triệu chứng sa sút trí tuệ khác. Bạn sẽ nhớ một người đặc biệt nào đó, nhưng không có cách giải thích với người đang chăm sóc bạn, để yêu cầu một cuộc gọi hay đơn giản là nói chuyện về người đó. Trong trường hợp này, việc kể câu chuyện cuộc đời của chính mình lại trở nên vô cùng quan trọng.


Có một cách để hỗ trợ người mắc chứng Alzheimer và những chứng mất trí khác trong tình huống trên là xây dựng câu chuyện cuộc đời để trình bày và chia sẻ với người khác. Câu chuyện cuộc đời có thể mang lại cho người chăm sóc và người viếng thăm một bức ảnh rõ nét về người mà họ đang tương tác.


Thế nào là câu chuyện cuộc đời?

Một câu chuyện cuộc đời là bản tóm tắt ngắn gọn về cuộc đời của một người, có những người quan trọng, sự kiện và nét đặc trưng. Bản tóm tắt là tiểu sử và sự hiểu biết về một người. Vì Alzheimer hay các chứng sa sút trí nhớ khác đã cướp đi khả năng hay từ ngữ để họ diễn tả.


Những lý do để chia sẻ về câu chuyện cuộc đời

  • Cá nhân hóa con người

  • Khuấy động lòng trắc ẩn và sự tôn trọng

  • Cung cấp các chủ đề của cuộc trò chuyện

  • Nhấn mạnh vào việc chăm sóc lấy con người làm trọng tâm

  • Tăng sự hiểu biết về tiểu sử và văn hóa của cá nhân

  • Phát triển sự hiểu biết và các biện pháp can thiệp thích hợp cho các hành vi mang tính thách thức.

  • Cá nhân hóa các chương trình hoạt động

https://www.canva.com/photos/MADQ4yxGHrw-drawing-for-psychologic-test/
Câu chuyện cuộc đời gồm

Thông tin và các chủ đề cần xem xét khi hình thành một câu chuyện cuộc đời bao gồm: tên thường gọi, thành viên gia đình (những người quan trọng khác, con cái), công việc, nhà cửa, thú cưng yêu thích, thành tích, du lịch, nghỉ hưu, chương trình âm nhạc hay truyền hình yêu thích, sở thích, tính cách, ký ức hài hước vui nhộn, tài năng, tôn giáo. Hãy nghĩ về những gì bạn muốn người chăm sóc hiểu về bạn, hoặc là mảnh ghép nào trong bức tranh cuộc đời mà bạn thấy quan trọng và có ý nghĩa.


Cách thức phát triển và chia sẻ câu chuyện cuộc đời

Với những người ở giai đoạn đầu của chứng mất trí, quá trình phát triển câu chuyện cuộc đời rất có ý nghĩa. Còn những người ở giai đoạn giữa hoặc cuối, gia đình và bạn thân sẽ là người hỗ trợ chính. Có một vài cách để phát triển và chia sẻ câu chuyện cuộc đời sau đây:

  • Hãy viết ra: Nếu có năng khiếu viết, bạn có thể viết câu chuyện đời mình, trong đó có những người đặc biệt & những sự kiện hấp dẫn với bạn. Sẽ rất hữu ích nếu bạn sử dụng tiêu đề và gạch đầu dòng để làm nổi bật những điểm chính khi có người muốn scan lại tài liệu này. Bạn cũng có thể hỗ trợ người khác viết câu chuyện cuộc đời họ bằng cách sử dụng mẫu có sẵn hay viết tự do sau khi phỏng vấn họ hoặc gia đình của họ. Cũng có nhiều bản mẫu về câu chuyện cuộc đời, bạn có thể sử dụng để hướng dẫn trong quá trình này.

  • Biên soạn một album ảnh: "Một bức tranh đáng giá cả ngàn lời nói". Hãy chọn những bức ảnh có ý nghĩa và thể hiện những khía cạnh quan trọng của cuộc đời. Bạn có thể đặt vào ảnh gia đình, bạn bè, kỳ nghỉ, nhà cửa, thú cưng, và những dự án. Tôi biết một người, anh ấy có một cuốn album đầy những dự án kiến trúc mà anh từng làm. Điều này cung cấp những gợi ý để bắt đầu trò chuyện, dù có mất trí nhớ, anh ấy vẫn nhận ra từng dự án của mình.

  • Làm một bộ phim: Người thân yêu của bạn có giữ một loạt hình của trước kia không? Bạn có thể chuyển chúng vào đĩa DVD và thêm một số lời dẫn mô tả bằng âm thanh cho hình ảnh.

  • Đong đầy hộp ký ức: Bạn có thể treo một chiếc hộp trưng bày bằng nhựa lên cửa hoặc đặt trong phòng của người thân yêu. Chọn một vài chiếc ảnh cũ hay đồ lưu niệm đặt vào hộp. Một số nơi sử dụng những cách này để tạo dấu hiệu rằng, những thứ này là "nhà". Bạn cũng có thể đong đầy chiếc hộp với những bức ảnh nhiều lớp và những vật dụng đặc biệt khác mà mọi người có thể hiểu được để hồi tưởng cùng nhau.



 

Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

Là con người, ai cũng trải qua các giai đoạn phát triển thể chất, lý trí, cảm xúc, tinh thần.

  • Về tâm trí, bạn nghĩ khi nào thì tư duy bạn ngừng phát triển?

  • Tư duy con người ở bên trong hộp sọ hay bên ngoài hộp sọ?

  • Nếu bạn đã đụng trần kính vô hình của khung tư duy thì làm sao để giải phóng cho tư duy tự do phát triển?

  • Công cụ nào giúp bạn cởi trói tư duy và tạo thêm nhiều góc nhìn đa chiều mới?

Hãy cùng Compassion khám phá lại vùng đất tư duy của chính mình và phát triển hoa trái ngọt lành của tư duy bằng công cụ Points Of You với Workshop Growth Mindset - Kiến Tạo Tư Duy Phát Triển



 

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).

 

Người dịch: Hải Yến

Người biên tập: Thiên Ý

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing -

Cộng tác làm nội dung tại đây

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page