top of page

Bốn Phong Cách Giao Tiếp: Phần I - Giao Tiếp Thụ Động & Giao Tiếp Gây Hấn

Đã cập nhật: 25 thg 7, 2019

Vào giờ nghỉ trưa, Steve định làm một ly cà phê để uống. Sếp của Steve thấy vậy liền nhờ Steve làm dùm luôn một ly cho mình. Và bốn tình huống Steve sau đây sẽ minh họa cho bạn về bốn hình thức giao tiếp căn bản nhé.
Hãy dành chút thời gian kiểm thử xem mình là "Steve nào" nhé!

Giao Tiếp Thụ Động (Steve Thụ Động)


Steve đồng ý nhưng không hài lòng lắm, mà cũng không dám từ chối. Đó minh họa cho việc giao tiếp thụ động. Cùng xem hình để hình dung.



Định Nghĩa: Giao tiếp thụ động là phong cách giao tiếp, mà ở đó những cá nhân tham gia vào cuộc giao tiếp phát triển những cách thức để né tránh việc phải bày tỏ ý kiến hoặc cảm giác của họ. Không dám bảo vệ quyền lợi của họ và không chấp nhận những nhu cầu của chính họ. Theo đó, những cá nhân thụ động sẽ không phản hồi một cách công khai, họ né tránh việc gây tổn thương hoặc những tình huống làm người khác nổi giận. Thay vào đó, họ cho phép sự bất bình và phiền toái được nổi lên, một cách không công khai, nhưng thường là họ không hay biết.


Nhưng một khi họ đã vượt quá ngưỡng của sự chịu đựng, chạm tới những hành vi không thể chấp nhận, họ dễ bị bùng nổ. Sau sự bùng nổ ấy, họ lại có thể cảm thấy xấu hổ, có lỗi và thất bại. Khi đó họ lại trở lại với sự thụ động.


Những người giao tiếp thụ động thường:

- Thất bại trọng việc khẳng định bản thân

- Để cho người khác có thể xét đoán hoặc cô ý xâm phạm đến quyền lợi của họ

- Thất bại trong việc bày tỏ cảm giác, nhu cầu hay ý kiến của họ

- Có xu hướng nói "yếu ớt" hoặc "mặc cảm có lỗi"

- Thể hiện "tương tác bằng mắt" một cách nghèo nàn và điệu bộ có xu hướng "xìu xuống"


Những tác động của cách thức giao tiếp thụ động, có thể là những điều sau đây:

- Thường cảm thấy lo sợ, bởi vì cuộc sống có vẻ như nằm ngoài tầm kiểm soát của họ

- Thường cảm thấy trì trệ/thất vọng bởi vì họ cảm thấy bế tắc và mất hi vọng

- Thường cảm thấy uất ức (nhưng thường không hay biết) bởi vì nhu cầu của họ không được đáp ứng

- Thường cảm thấy bối rối bởi vì họ đã không chấp nhận chính cảm xúc của họ

- Khó có thể trở nên trưởng thành hơn bởi vì vấn đề thực sự của họ "không bao giờ được gọi tên"


Một người giao tiếp thụ động sẽ nói, tin hoặc hành xử giống như:

- "Tôi không thể lên tiếng vì quyền lợi của tôi"

- "Tôi không biết "quyền lợi" của tôi là gì"

- "Tôi yêu đuối và không thể chăm sóc bản thân mình"

- "Mọi người chẳng bao giờ để ý đến cảm giác của tôi"



Giao Tiếp Gây Hấn (Steve Gây Hấn)


Steve phản ứng lại sếp của mình bằng sự khó chịu: "Không đời nào, ông tự đi mà làm!". Đó là ví dụ của giao tiếp gây hấn. Như hình:



Định Nghĩa: Giao tiếp gây hấn là phong cách mà những người tham gia vào cuộc giao tiếp bày tỏ cảm giác, ý kiến, sự biện hộ cho nhu cầu của họ theo một cách xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Theo đó, người giao tiếp gây hấn có thể dùng cách lạm dụng lời nói và/hoặc lạm dụng thể chất người khác.


Người giao tiếp gây hấn thường: - Cố gắng thống trị/đàn áp người khác

- Sử dụng "sự sỉ nhục" để kiểm soát người khác

- Chỉ trích, tấn công, trách cứ người khác

- Cực kỳ bốc đồng

- Có một "lòng khoan dung thấp"

- La lối, đòi hỏi và có giọng nói hách dịch

- Cư xử thô lỗ và đe dọa

- Lắng nghe không tốt, không chịu lắng nghe

- Thường xuyên làm gián đoạn lời nói của người khác

- Thường sử dụng các "câu lệnh ám chỉ đối phương"

- Thường sử dụng các tư thế hách dịch hoặc dọa nạt


Sự tác động từ hình thức giao tiếp gây hấn là những điểm sau đây:

- Trở nên xa lánh người khác

- Người khác xa lánh

- Tạo ra sự sợ hãi và thù ghét ở người khác

- Luôn quở trách người khác


Người giao tiếp gây hấn thường nói, tin, hoặc hành xử như là: - Tôi là người bề trên và có quyền. Anh chỉ là bề dưới và anh luôn sai.

- Tôi la lối, hách dịch và "tự đề cao"

- Tôi có thể đàn áp và thị uy anh

- Tôi có thể xâm phạm tới quyền lợi của anh

- Tôi sẽ làm theo cách của tôi mà không cần để ý gì hết

- Anh chẳng có giá trị gì hết

- Nó là lỗi của anh

- Tôi được quyền phản ứng ngay lập tức

- Tôi luôn được phép

- Anh nợ tôi - tôi sở hữu anh



 

Về Bài Viết

  • Người dịch: Phạm Đại Bàng.

  • Nguồn nội dung tham khảo: http://www.uky.edu & I am about you

Thông tin từ Compassion.vn:

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page