top of page

Bốn Phong Cách Giao Tiếp: Phần II - Giao Tiếp Thụ Động Gây Hấn & Giao Tiếp Cương Quyết

Vào giờ nghỉ trưa, Steve định làm một ly cà phê để uống. Sếp của Steve thấy vậy liền nhờ Steve làm dùm luôn một ly cho mình. Và bốn tình huống Steve sau đây sẽ minh họa cho bạn về bốn hình thức giao tiếp căn bản nhé. Hãy dành chút thời gian kiểm thử xem mình là "Steve nào" nhé! (Xem lại phần I: Bốn Phong Cách Giao Tiếp: Phần I - Giao Tiếp Thụ Động & Giao Tiếp Gây Hấn)


Phong cách thứ 3 - Giao Tiếp Thụ Động Gây Hấn

Steve thì đang bận, mà cũng không muốn làm cho lắm. Steve tỏ vẻ đồng ý, và vui vẻ làm cho sếp thấy như vậy. Nhưng trong suy nghĩ, Steve rất khó chịu và nghĩ đến việc sẽ nhổ vào ly cà phê cho bõ tức. Đó là ví dụ của giao tiếp Thụ Động Gây Hấn. Hãy cùng xem bạn có phải là Steve Thụ Động Gây Hấn không nhé.


Định nghĩa giao tiếp Thụ Động Gây Hấn: Giao tiếp thụ động gây hấn là phong cách mà một người thể hiện sự thụ động ra bên ngoài nhưng lại âm thầm bộc lộ sự giận dữ một cách tinh tế, gián tiếp hay lén lút, đằng sau lưng. Những người phát triển mô hình giao tiếp thụ động – gây hấn thường có cảm giác bất lực, bế tắc hay oán giận – nói cách khác, họ cảm thấy không có khả năng giao tiếp trực tiếp với đối tượng gây cho họ sự giận dữ. Thay vào đó, họ thể hiện sự tức giận của mình bằng cách tinh tế gặm nhấm đối tượng (thật hay tưởng tượng) gây nên sự giận dữ cho họ.


Giao tiếp thụ động gây hấn thường:

- Lẩm bẩm với chính mình thay vì đối mặt với đối phương hay tìm giải pháp

- Gặp khó khăn trong việc nhận thức sự giận dữ của mình

- Thường thể hiện nét mặt không trùng khớp với cảm xúc của họ, ví dụ như: cười khi giận dữ

- Dùng sự mỉa mai

- Phủ nhận vấn đề

- Thể hiện sự đồng tình với những hành động cố ý gây phiền hà hay rắc rối

- Thậm chí áp dụng sự phá hoại ngầm


Sự tác động từ hình thức giao tiếp thụ động gây hấn là những điểm sau đây:

- Trở nên xa lạ với những người xung quanh

- Vẫn bị mắc kẹt ở vị trí bất lực

- Trút bỏ sự tức giận trong khi vấn đề thực sự chưa hề được giải quyết vì vậy mà họ không thể trưởng thành


Người giao tiếp thụ động – gây hấn sẽ nói, tin, và hành động như thể:

- “Tôi yếu đuối và oán giận, vì thế tôi phá hoại, làm thất vọng, và gây rắc rối.”

- Tôi bất lực để có thể đối diện trực tiếp với vấn đề nên tôi sử dụng “chiến tranh du kích.”

- “Tôi sẽ thể hiện sự đồng tình nhưng thật sự thì không hề.”


Phong cách thứ 4 - Giao Tiếp Cương Quyết

Steve đồng ý làm dùm cà phê cho sếp, và không quên ra điều kiện "Nhưng hôm sau đến lượt anh làm cho tôi nhé". Đó là ví dụ của giao tiếp cương quyết.



Định nghĩa giao tiếp cương quyết: Giao tiếp cương quyết là phong cách mà một người nêu rõ ý kiến, cảm xúc của mình, và kiên quyết bảo vệ quyền, nhu cầu của họ mà không phạm vào quyền của người khác. Những cá nhân này coi trọng bản thân, thời gian của họ, và cảm xúc, tinh thần hay thể chất của mình. Và họ là những người ủng hộ mạnh mẽ cho bản thân trong khi vẫn tôn trọng các quyền của người khác.


Người giao tiếp cương quyết sẽ: - Xác định nhu cầu và mong muốn rõ ràng, phù hợp, và tôn trọng - Thể hiện cảm xúc rõ ràng, thích hợp, và trân trọng - Sử dụng chủ từ “tôi” - Giao tiếp tôn trọng người khác - Lắng nghe kỹ và không ngắt lời - Cảm thấy tự chủ - Giao tiếp bằng mắt tốt - Nói bằng giọng bình tĩnh và rõ ràng - Tư thế cơ thể thoải mái - Cảm thấy kết nối với người khác - Cảm thấy có thẩm quyền và kiểm soát - Không để người khác lạm dụng và thao túng mình - Đứng lên vì quyền lợi của họ


Sự tác động từ mô hình giao tiếp cương quyết là những điểm sau đây:

- Cảm thấy kết nối với người khác

- Cảm thấy kiểm soát cuộc sống của họ - Có thể trưởng thành bởi vì họ giải quyết các vấn đề và sự cố khi chúng xuất hiện - Tạo ra môi trường tôn trọng để người khác phát triển và trưởng thành


Người giao tiếp cương quyết sẽ nói, tin và hành động theo cách như là “chúng ta đều có quyền thể hiện mình một cách tôn trọng lẫn nhau.” - “Tôi tự tin với bản thân mình” - “Tôi nhận ra tôi có nhiều lựa chọn trong cuộc sống của tôi và tôi cân nhắc lựa chọn của mình.” - “Tôi nói rõ ràng, chân thật, và đúng vấn đề.” - “Tôi không thể kiểm soát người khác nhưng có thể kiểm soát bản thân.” - “Tôi dành ưu tiên cho việc tôn trọng quyền của mình.” - “Tôi có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của mình với sự tôn trọng.” - “Tôi tôn trọng quyền của người khác.” - “Không ai nợ tôi bất cứ điều gì trừ khi họ đồng ý đưa nó cho tôi.” - “Tôi có 100% trách nhiệm với hạnh phúc của tôi.”


Sự quyết đoán cho phép chúng ta chăm sóc cho bản thân mình, và là nền tảng cho sức khỏe tinh thần tốt và các mối quan hệ lành mạnh.


 

Về Bài Viết

  • Người dịch: Phạm Đại Bàng.

  • Nguồn nội dung tham khảo: http://www.uky.edu & I am about you

Thông tin từ Compassion.vn:

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page