top of page

Thu nạp hiểu biết về chánh niệm (Mindfulness) không làm bạn trở nên chánh niệm?

Vài Lời Về Bài Đăng Từ Compassion: - Chữ "Mindfulness/Mindful" được dịch tất cả trong bài thành "Chánh Niệm" có thể hiểu theo một vài nghĩa gợi ý khác: Sự chú tâm, sự có mặt trong hiện tại... và không bao hàm nghĩa thuộc về tôn giáo.

- Bài viết mang tính chia sẻ cá nhân của tác giả

- Giúp Compassion cải thiện nội dung bằng cách "Trở thành chuyên gia review" hoặc "cộng tác làm nội dung"

 

Là một nhà trị liệu, tôi thường nghe từ khách hàng rằng họ đã đọc những cuốn sách về chánh niệm hoặc tải các ứng dụng về chánh niệm. Tôi hỏi họ có thấy chúng hữu ích không. Thông thường, có một thoáng ngập ngừng nhỏ giữa câu hỏi của tôi và câu trả lời. Tôi hiểu khoảng ngập ngừng này có nghĩa là "ừm, không thực sự" mặc dù tôi thường nghe thấy câu trả lời "vâng, có chứ".


Photo by Carl J on Unsplash

Tôi có một ý nghĩ về lí do tại sao điều này lại diễn ra như vậy.

Sự khác biệt giữa kiến thức và thực sự thấu hiểu về chánh niệm

Trong văn hóa của mình, chúng ta bị dội bom bởi hàng tấn thông tin. Chúng ta có cơ chế chức năng nhạy bén trong mọi lúc để sàng lọc thông tin và đưa nó vào thế giới riêng tư của chúng ta, nơi chúng ta gặm nhấm nó liên tục và không ngừng nghỉ. Vấn đề là khi gặm nhấm, nghiền ngẫm thông tin không có nghĩa là tiêu hóa thông tin.

Liên quan đến chánh niệm, chúng ta có thể học được từ một lượng rất lớn nguồn thông tin. Sách rất nhiều. Ứng dụng rất nhiều. Và Google có thể dẫn chúng ta qua các ngõ ngách thông tin vô tận, lấp đầy thông tin và nhiều thông tin hơn. Ví dụ, chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của nó trong Phật giáo hoặc Ấn Độ giáo . Chúng ta biết rằng nó có trước cả truyền thống tôn giáo và chúng ta học được rằng nó không nhất thiết phải là một thực hành tôn giáo, cũng không phải luôn luôn như vậy.

Chúng ta học các kỹ thuật. Một số được dựa trên trực quan. Một số dựa trên các câu chú. Một số dựa vào hơi thở. Chúng ta đọc về những lợi ích của chánh niệm. Chúng ta có nào là thực hành ăn uống trong chánh niệm. Làm việc nhà trong chánh niệm. Hôm nay, chúng ta có mọi thứ có thể thực hiện trong chánh niệm.

Khi bạn kết hợp "bội thực" thông tin với sự hối thúc khẩn cấp phải theo kịp xu hướng, văn hóa của chúng ta gọi là nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO - fear of missing out). Chúng ta hoàn toàn ở trong một “cơn bão” phải biết mọi thứ về chánh niệm (hoặc bất kỳ chủ đề phổ biến nào khác liên quan đến tự chăm sóc bản thân) và không hiểu gì cả.

Điều này đơn giản là do bởi “biết” không giống như “hiểu thấu”. Văn hóa của chúng ta tạo ra cách suy nghĩ thiên về dữ liệu.

Hãy nghĩ về bản thân bạn trong lớp đại số trung học. Nếu bạn giống như hầu hết các học sinh, thậm chí là những người thông minh nhất, bạn đã học cách áp dụng các công thức và quy tắc vào công việc của mình và chuyển nó thành các sản phẩm theo suy nghĩ của bạn. Bạn có thể đã xuất sắc, giống như bạn có thể đã xuất sắc trong việc tuân theo nguyên tắc ngữ pháp khi viết văn.

Tuy nhiên, làm việc với các phương trình đại số và phân tích ngữ pháp có thể được khác biệt với việc hiểu được sự phức tạp rộng lớn và mục đích của toán học và ngôn ngữ. Tiếp cận những phương thức đạt đến sự thông thái của con người mà bị đóng khung trong nỗi sợ hãi nghĩa là nhìn thấy những vết đen trên một trang giấy mà không cảm thấy rằng chúng hợp lại thành tổng thể ý nghĩa vượt ra ngoài cấu trúc có thể nhìn thấy của chúng.

Và cũng tương tự như vậy với chánh niệm.


Photo by Gabriel Sollmann on Unsplash
Để đạt được chánh niệm, hãy tiến vào sự sợ hãi

Bước đầu tiên của hành trình nắm bắt chánh niệm là giữ mình đứng lại trong sợ hãi. Đắn đo ngờ vực sẽ nảy sinh là gì nào? Chúng cùng một lúc vừa là trực giác và phản trực giác. Khi bật chế độ sợ hãi là ta đứng trong sự mơ hồ và nắm lấy nó, thừa nhận có những điều chúng ta đơn giản không thể hiểu được bằng lý trí. Tuy nhiên, đồng thời, chúng ta có thể nắm bắt chúng mãnh liệt thông qua các giác quan của chúng ta. Đây là bạn trong một đêm đầy sao ngoạn mục. Đây là bạn ở rìa của đại dương sóng vỗ ầm ầm. Đây là bạn với con người mới tái sinh của mình. Bạn không được dạy bảo để hiểu về nó. Bạn được “xuyên qua” để trải nghiệm nó.

An trú trong chánh niệm là một thực hành đưa cái tôi vào hiện tại thông qua các phương tiện nằm trong tâm trí của bạn. Đó là đi vào bên trong để trải nghiệm sự vô tận. Nó là nằm ngoài thời gian. Và đây là nội tại. Tất cả dữ liệu, tất cả thông tin, sẽ không tạo ra con đường dẫn đến chánh niệm nếu bạn không bắt đầu từ một quan điểm thấy ích lợi của nỗi sợ hãi.

Thật là một điều kì diệu khi trở thành người suy nghĩ của những suy nghĩ! Để là người cảm nhận của những cảm xúc, người chạm vào các xúc chạm. Đó là không gian của chánh niệm. Đó là cách sống với sự sợ hãi mà bạn có thể đạt được mọi lúc, nếu bạn chọn như thế. Nỗi sợ hãi này tiềm ẩn trong chính bạn. Bạn có thể gọi nó ra.

Trong khuôn khổ này, sau đó bạn có thể sắp xếp thông tin bạn đã thu thập về các thực hành chánh niệm. Bạn sẽ tìm thấy một phương thức phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Điều quan trọng duy nhất là những gì làm bạn thấy thoải mái. Tất cả danh sách "Top mười ứng dụng chánh niệm" và "Các cuốn sách hay nhất về chánh niệm" sẽ không đưa cho bạn thông tin đó.

Bạn phải cảm nhận nó bởi chính mình. Tuy nhiên, trước tiên, bạn phải cho phép bản thân khám phá và lựa chọn, và hãy loại bỏ ngay cả "Kỹ thuật được xếp hạng hàng đầu" để dành thời gian cho những thứ mang lại cho bạn sự nghỉ ngơi tạm thời trước sức nặng của cuộc sống hàng ngày và cơ hội để hít thở. Đó là chuyện riêng tư cá nhân. Bạn đang tôn vinh mình là người chọn lựa các lựa chọn. Và đó là linh hồn bạn đang cố gắng xoa dịu.


Photo by Jake Sloop on Unsplash

Khi bạn đạt đến độ nhuần nhuyễn, hãy tạo ra thực hành của riêng mình

Như Ludwig Wittgenstein đã khuyên khi bày tỏ suy nghĩ của mình về việc nghiên cứu triết học, một khi bạn leo lên một cái thang để lên được mái nhà, bạn không còn cần chiếc thang đó nữa. Và cũng tương tự như vậy với chánh niệm. Khi bạn đọc sách và tải xuống ứng dụng, bạn đã “ở trên mái nhà”. Các giác quan của bạn bây giờ có thể trở nên sống động với chính mình.

Bây giờ bạn có thể tạo ra thực hành của riêng bạn. Nếu bạn vẫn ở trong giai đoạn tạo tác, giai đoạn xem xét, giai đoạn định lượng (Tôi đang làm điều này đúng không? Đây có phải là cách người khác làm không? Tôi có cảm thấy tốt hơn không? Tôi có nên làm điều đó nhiều hơn không?), bạn sẽ chỉ mãi đứng trên “chiếc thang” đó mà thôi. Lợi ích của bạn trở nên ít dần và bạn có nguy cơ từ bỏ thực hành chánh niệm này.

Hãy nắm lấy cơ hội. Hãy “đứng trên mái nhà”. Hãy để bản thân bạn cảm nhận sự thực hành chánh niệm của bạn. Cảm nhận đi nào! Sợ hãi sẽ đồng hành cùng bạn trong phần cả ngày còn lại. Hãy nhớ rằng nghỉ ngơi là phần việc còn lại và nó cũng có nghĩa là thư giãn. Thư giãn là một sự cảm nhận cảm giác. Không cần thiết hiểu biết lí trí.

Hãy bỏ “cái thang” đó đi.


Photo by Denys Nevozhai on Unsplash

Nếu bạn muốn tăng cường thực hành chánh niệm nhưng đang vật lộn với quá trình, nhà trị liệu hoặc tư vấn viên phù hợp có thể giúp bạn làm chậm lại, tập trung vào hiện tại và học các kỹ năng mới có thể giúp bạn dễ hiểu hơn về chánh niệm. Hãy tìm kiếm một nhà trị liệu ngay hôm nay.


 

Người dịch: Anh Đào Lê

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing

Về Compassion: www.compassion.vn/about

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page