Chúng ta biết rằng thấu cảm là một phẩm chất tối quan trọng, nó cho chúng ta khả năng nhìn thế giới qua con mắt của người khác, thường là rất khác biệt với chúng ta. Nhưng chúng ta có thể chưa biết chắc làm cách nào để đạt được góc nhìn đáng giá này.
Chúng ta có thể nghĩ về sự thấu cảm như là công cuộc thoát ly khỏi chủ nghĩa bản ngã thông thường của mình, buông xuống cái tôi và tưởng tượng đặt cái chúng ta vào trong trải nghiệm của người khác. Nhưng thủ thuật dành cho sự thấu cảm có thể khác một chút. Nó không đặt nặng nhiều về việc biến chuyển bản thân chúng ta mà nó thiên về thực hành một cách thức tự quan sát chính mình khác lạ hơn đó là nó mang chúng ta vào trong những phần tâm trí không quen thuộc lắm của chính mình.
Ví dụ, hãy tưởng tượng giả như chúng ta được yêu cầu thấu cảm với người đàn ông ăn mặc trang trọng là quý ngài Ribblesdale đang nhìn chằm chằm vào ta từ trong bức tranh chân dung được vẽ vào năm 1902 bởi họa sĩ người Mỹ John Singer Sargent. Cảm giác đầu tiên của chúng ta dường như là người đàn ông này hoàn toàn xa lạ với mình, quý phái, cao ngạo và tỏ vẻ trịch thượng, một dạng người mà chúng ta không chút xíu nào muốn có mối gắn kết hay thiết lập quan hệ.
Nhưng điều chúng ta cần làm là cố gắng tiếp cận các vùng trải nghiệm ít rõ ràng nhất của chính mình. Trong chừng mực có thể dung chứa được, ở dạng tiềm ẩn, mọi phần của cuộc sống con người, chắn chắn sẽ có một phần nhỏ nhoi vẫn còn ẩn kín của chúng ta đồng điệu với suy nghĩ mà chúng ta liên tưởng đến một quý tộc thế kỷ XIX.
Chúng ta có thể nhớ lại một ngày nào đó trên chuyến tàu đông đúc, bị hàng tá người hỗn loạn xô qua đẩy lại, có thể có những gã hành khách say xỉn nữa. Tâm trạng có thể không kéo dài nhưng chúng ta có thể ngay lập tức nhận ra đâu đó trong bản thân mình đã nhìn những người khác bằng ánh mắt khá nghiêm nghị và ngỡ rằng mình ở phương diện nào đó tốt đẹp hơn người khác. Hoặc là có thể một lúc nào đó, khi chúng ta lên tám và cha mẹ chúng ta trong lúc chờ đợi chuẩn bị đi dự một bữa tiệc trang trọng, và ta thử mặc những chiếc áo choàng của cha mẹ và đâm ra yêu thích cái cảm giác “quyền lực” do bộ cánh trang trọng mang lại. Chúng ta nói chung đều có một phong cách rất bình dị và một tinh thần dân chủ, nhưng khóa chặt trong tâm trí lại là cái tâm thức tiềm tàng bám chấp vào những thứ hấp dẫn trông có vẻ tráng lệ hào nhoáng và coi người khác như rơm rác bằng thái độ nghiêm nghị của mình. Trong khi cố gắng thấu cảm với quý ngài trên kia, chúng ta tìm kiếm và phát hiện một sự trùng lắp trải nghiệm. Chúng ta đang học hỏi để nhận ra một “tiếng vang” vọng lại từ trải nghiệm quá khứ của riêng mình ngay trong một người rất khác biệt với chúng ta.
Người thiếu lòng thấu cảm không có quá nhiều tính ích kỷ vì nói chung họ không nhận thức đầy đủ về những khía cạnh tối tăm hơn, xa lạ hơn, xấu xí hơn của chính mình: Những phần gồm một loạt những điều thường không được chấp nhận: một hạ cấp có chút quý tộc ngầm, kể cả có khi là đàn ông hay phụ nữ, một tên trộm hay một đứa trẻ con, trong khi xã hội kỳ vọng họ hãy thuần túy dân chủ, đơn giản chỉ là một người đàn ông, một người phụ nữ, một công dân tuân thủ pháp luật hay một người trưởng thành mà thôi. Người không có lòng thấu cảm không phải đang hẹp hòi từ chối thử thách bước vào trong tâm trí của người khác, mà họ cảnh giác với việc nhìn vào trong tâm thức của chính mình với đầy đủ trí tưởng tượng.
Phía sau tính kín đáo của việc không biết thấu cảm đó là nỗi sợ hãi chạm trán với các cảm xúc gây nên nhiễu loạn. Họ có thể tự tin nhưng không muốn gắn kết với ký ức về những thứ như nói lắp và đi lạc trong những năm đầu đời. Họ thành công nhưng gạt sang một bên những nỗi sợ hãi đau đớn của việc bị từ chối và thất bại mà thỉnh thoảng nó lại đến trong cơn ác mộng và họ sẽ kết nối chúng với một số người họ nhìn một cách khinh bỉ rồi đi lướt nhanh qua trên đường. Người đã kết hôn lâu năm nuôi dưỡng ý nghĩa về một cái tôi độc thân lăng nhăng nhưng họ lại vờ như không nhận ra. Trong cuộc sống của một cá nhân nghiêm túc, trầm lặng sẽ có những khoảnh khắc nào đó thoáng qua họ cảm thấy như muốn quăng hết sách vở xuống sông và nguyền rủa giáo viên của mình. Chúng ta chất chứa vô số thứ trong mình mà chúng ta không dám biết. Đối nghịch với lòng thấu cảm không phải là chỉ nghĩ về bản thân, mà đó là nghĩ về bản thân mình trong những cách thức giới hạn.
Một đặc trưng ấn tượng của nhiều hệ thống pháp luật đó là một người bị buộc tội được phép mời một luật sư có đầy đủ kinh nghiệm và kỹ năng để bào chữa cho vụ án của mình trước thẩm phán và bồi thẩm đoàn. Luật sư bào chữa không cần phải thích khách hàng của mình hay nghĩ rằng họ vô tội; nhiệm vụ của họ không phải là lừa dối hay giả mạo - mà chỉ đơn giản là đưa ra sự giải thích thuận lợi nhất mà sự thật cho phép. Có lẽ vị khách hàng thật sự đã ăn cắp một số tiền - nhưng họ đã trở nên hoảng loạn, họ không định lấy cắp nhiều đến mức đó, chỉ là họ vừa nhận một tin xấu. Người biện hộ sẽ tìm kiếm trong các tình huống xung quanh bất kỳ yếu tố giảm nhẹ nào có thể.
Bài luyện tập này có thể ứng dụng mở rộng hơn bên ngoài phòng xử án. Thông thường, chúng ta đã từng áp dụng nó chỉ cho chính bản thân ta. Chúng ta là những thiên tài khi đại diện về phía mình, khi tìm những lý do bào chữa và xoa dịu những tình huống cho những gì chúng ta làm hay không làm. Và khi nói đến người khác chúng ta thông thường hành động như thể phải truy tố pháp lý và hung hăng nhất; chúng ta trong thực tế phủ nhận rằng một người có đôi lúc thì tốt đẹp tuy nhiên vẫn luôn hành động theo một cách vô lương tâm nào đó.
Có thể có một cách tiếp cận khác. Người biết thấu cảm làm cho lòng cảm thông thành công việc của mình để trong nhiều tình huống khác nhau làm theo quan điểm của luật sư bảo vệ người khác. Họ tiến hành một bài tập thường không dễ chịu gì cho cam và thật lạ lẫm đó là: họ làm bất cứ điều gì trong tầm năng lực của mình để khiến cho đối thủ của họ - một lúc nào đó - điềm tĩnh lại và cảm thấy được động viên khích lệ bởi một cuộc tranh cãi thấu tình đạt lý. Họ thu lại bản năng bình thường hay làm và cố gắng mang thật nhiều ý định đóng góp xây dựng vào các động cơ góp mặt vào hành động của họ.
Lòng thấu cảm không nhất thiết có nghĩa là chúng ta quy kết lại nghĩ người khác như thánh nhân: chúng ta vẫn có thể kết luận rằng họ, ví dụ như, không đáng tin tưởng, rằng họ không nên nhận công việc đó, hoặc chúng ta tốt hơn hết là không kết hôn với họ (bởi vì trong một vụ án được đưa ra tòa, mục đích để đạt được công lý chứ không phải tha bổng mọi bị cáo). Nhưng kết quả mang ý nghĩa sâu sắc hơn đó là chúng ta không đơn thuần nhìn người khác như là một bức tranh biếm họa rồi cười nhạo họ. Chúng ta hiểu làm sao mà họ trở nên như thế và nhìn nhận trong suốt thời gian đó, nếu chúng ta thẳng thắn, có biết bao nhiêu phẩm chất đáng yêu mà họ và chúng ta cùng chia sẻ.
Thật quá dễ phán xét cay nghiệt khi chúng ta không vận dụng đúng mức độ tự hiểu biết bản thân. Ví dụ một ngày nọ, khi chúng ta tăng nhiệt độ máy sưởi lên cao hơn mức bạn của ta muốn, họ có thể thấy bực bội. Họ có thể bắt đầu la lối và chúng ta - có lẽ có chút nào đó tự mãn - liền nghĩ họ “ngớ ngẩn”. Có thể là chúng ta chưa bao giờ có phản ứng với nhiệt độ máy sưởi quá mạnh đến mức này, nhưng nếu biết thấu cảm đúng đắn, ta sẽ nhận ra nhiều trường hợp có lúc chính mình bỗng dưng cũng nhặng xị lên về những chuyện dường như chẳng quan trọng gì đối với người khác. Những người thực sự biết thấu cảm cứ ngỡ rằng có vài kiểu nổi điên mà họ không bao giờ làm, nhưng trong những trường hợp cụ thể nó lại nổ ra - và bản thân việc điên tiết đó thì không chính đáng.
Chúng ta càng mang nhiều kiến thức về bản thân để nhẫn nại với người khác, thì sự thấu hiểu của chúng ta về họ càng phong phú hơn. Chúng ta bắt đầu biết những ao ước, bí mật sâu thẳm của họ mà không cần hỏi han gì. Nếu chúng ta gặp gỡ ai đó mà luôn đùa cợt và dường như rất vui tươi, người biết thấu cảm tự ngẫm trong lòng - bởi vì họ biết quá rõ chính mình đã ở trong tâm trạng gàn dở như thế ra sao rồi - sự sôi nổi bốc đồng này thì hầu như chắc chắn theo một cách nào đó là đang mang lên lớp mặt nạ che đậy cho diện mạo buồn rầu và tổn thương trong lòng. Họ cảm nhận được điều này bởi vì họ có thể gợi nhớ lại những thời khắc trải nghiệm của bản thân vào lúc họ hành xử tích cực và dũng mãnh chính ngay tại thời điểm họ cảm thấy gần như sụp đổ.
Hãy mang kinh nghiệm của chúng ta vào việc chịu đựng vô số vấn đề phát sinh trong các tình huống thương mại. Điều chúng ta gọi là dịch vụ tốt thì thực chất là kết quả của lòng thấu cảm. Khi một người bồi bàn đứng lo lắng tại bàn và hỏi tới hỏi lui xem mọi người đang thấy vui vẻ hài lòng hay không, điều đó đơn giản là vì họ đã thất bại trong việc trải nghiệm sự cáu kỉnh của chính họ khi chú ý quá mức.
Thế giới của thiết kế chứa đầy sự vắng mặt của sự đồng cảm. Các nhà hoạch định các con đường xung quanh các công viên - ví dụ - thường xuyên quên đi cách mọi người thực sự đi bộ. Khi họ vạch ra con đường của mình, họ quên đi sự không kiên nhẫn của chúng ta khi đối mặt với bất cứ lộ trình nào dài hơn một chút, bởi vì họ thất bại với việc tự tham vấn với những cái tôi của chính mình. Họ thất bại trong công việc của mình bởi vì họ ngừng suy nghĩ về bản thân như là vị khách hàng đầu tiên nhất của chính mình.
Lòng thấu cảm thường bị đóng khung như là một trách nhiệm thuộc về tinh thần và được diễn dịch ra như là điều đối nghịch trực diện với tư lợi. Để trở nên cảm thông thấu hiểu hơn thì theo quan điểm trên chúng ta phải từ bỏ đi thành công và hạnh phúc của cá nhân mình. Nhưng điều này kêu gọi lòng thấu cảm cao cả hơn hay ít hơn so với sai lầm do chính nó gây ra. Nhu cầu rất căn cơ của chúng ta về việc tự chăm lo cho bản thân mình hiển nhiên sẽ chiến thắng.
Hiểu biết đúng đắn hơn về lòng thấu cảm, tuy nhiên, không xem nó như điều đối kháng lại với quyền lợi của chính mình. Thực tế thì chúng ta rất thường hay gặp trở ngại hoặc trật đường ray trong các dự án của mình bởi vì chúng ta không đủ lòng thấu cảm, không đủ nhạy cảm với những điều đang diễn ra cho người khác, mà chúng ta đang cố gắng làm những thứ cho người khác nhằm với mục đích bán dịch vụ của mình. Lòng thấu cảm là một nguồn lực thiết yếu để làm được điều chúng ta muốn thành công hơn nữa, nó nắm giữ hy vọng cốt yếu về một nền văn minh: trở nên tốt đẹp hơn mà không thành kẻ thù của sự thịnh vượng.
Nguồn bài dịch: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/what-is-empathy/
Người dịch: Anh Đào Lê ; Người biên tập: Hải Yến
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
Komentar