Việc gây ra những tổn hại đến cơ thể, một cách cố tình, có nghĩa là đang thách thức mọi bản năng sinh tồn. Song, hành vi tự hại đang trở nên phổ biến trong giới thanh thiếu niên (ước tính 8 đến 30%). Về mặt hủy hoại đến cơ thể thường có vẻ như không đáng kể, nhưng mối lo ngại về hành vi tự hại vượt xa những tổn thương cho riêng chính người đó. Phụ huynh của họ trở nên lo lắng, tổn thương và bối rối khi nhìn đứa con gái hay con trai của mình, người mà họ dành rất nhiều sự săn sóc thể chất, lại cố ý phá hoại chính cơ thể mà họ đáng lẽ ra phải ưu tiên bảo vệ nhất. Các nhà tâm lý học thì quan tâm đến những ảnh hưởng lâu dài, vì hành vi tự hại có thể dẫn đến nguy cơ tự tử cao hay chứng rối loạn lo âu ở tuổi trưởng thành.
Theo tiêu chuẩn trung bình, hành vi được chẩn đoán là tự hại khi "ở năm cuối, cá nhân có từ 5 ngày trở lên, thực hiện hành vi cố ý tự gây thiệt hại cho bề mặt cơ thể mình... vì những mục đích không được chấp nhận rộng rãi". Và hành vi tự hại này loại trừ việc xỏ khuyên hay xăm trổ đau đớn, hay những vết sẹo trong những tình huống được xã hội chấp nhận. Trong khi hành vi tự hại đôi khi được xem như một bước dẫn đến tự tử, nó thường không liên quan đến bất kỳ ý định tự tử nào. Trên thực tế, độ tuổi khởi phát điển hình là 13 tuổi, 3 năm trước đó tuổi teen thậm chí có thể nghĩ đến tự tử.
Vậy cảm xúc và suy nghĩ nào có liên quan đến hành vi tự hại? Tự hại từng được xem là một phản ứng trước căng thẳng. Nhưng qua các mẫu nước bọt cho thấy hormone cortilsol gây căng thẳng thì thấp hơn ở những thanh thiếu niên có hành vi tự hại, cũng như (mặc dù điều này không gây quá ngạc nhiên) ngưỡng chịu đau của họ cao hơn trong theo dõi xét nghiệm ngưỡng chịu đau tiêu chuẩn, lấy ví dụ, khoảng thời gian họ có thể ngâm một bàn tay vào xô nước đá.
Trong một cuộc hội thảo gần đây về thanh thiếu niên tự tử và tự hại, Christian Schmahl trình bày nghiên cứu của đội nhóm mình về thần kinh học trong tự hại. Schmahl cho thấy rằng những thanh thiếu niên có hành vi tự hại có hoạt động não và sinh lý đặc biệt để phản ứng trước cơn đau và cảnh chảy máu. Hầu hết thanh thiếu niên cảm thấy tệ hại khi họ trải nghiệm cơn đau thể xác và khi họ nhìn thấy bất kỳ vết thương nào. Cơn đau của họ làm tăng nỗi buồn, giận dữ và thất vọng. Nhiều người trưởng thành cũng có những phản ứng tương tự: khi chúng ta vấp ngón chân hay bị đập đầu vào đâu đó, và đột nhiên cả một ngày công việc dồn dập không việc nào được hoàn thành ập đến cùng một tiếng "ối á" lớn trong giận dữ và thất vọng. Nhưng thanh thiếu niên có hành vi tự hại thì khác.
Thanh thiếu niên có hành vi tự hại vô cùng bình tĩnh trước cơn đau. Giận dữ, nỗi buồn và thất vọng hoàn toàn biến mất khi đứa trẻ đưa con dao cứa lên đùi hay ấn một que diêm đang nóng lên cánh tay của nó. Cảm giác nhẹ nhõm tràn ngập trong họ, và trong cơn đau họ cảm thấy hạnh phúc hơn, hài lòng hơn. Động lực chính của hành vi tự hại là điều tiết cảm xúc. Cho đến bây giờ, khoa học thần kinh đằng sau điều này còn là một bí ẩn.
Thanh thiếu niên với những dòng cảm xúc cuộn trào sục sôi trong lòng đôi khi sẽ thử những kỹ thuật kỳ lạ mục đích để quản lý cảm xúc. Nhiều đứa trẻ có lẽ đã thử tự hại mình trong cơn giận dỗi, nhưng về mặt lâm sàng, không trở thành một người có hành vi tự hại bởi vết thương họ gây ra không có tác dụng tích cực. Những đứa trẻ tiếp tục hành vi tự hại và trở thành người có hành vi tự hại nhận thấy trong cơn đau và cảnh tượng máu chảy làm giảm hoạt động của hạch hạnh nhân, nơi bộ não định vị những cảm xúc thô sơ và phản ứng nhất.
Mô hình sinh học thần kinh này có thể gợi ý rằng phản ứng não đặc biệt, được làm dịu đi bởi nỗi đau và khía cạnh thị giác của chấn thương, là nguyên nhân cơ bản của việc tự làm hại bản thân. Điều này sẽ có mặt trái trong việc đảm bảo nói với trẻ vị thành niên và phụ huynh rằng đây không phải là hành vi "bệnh hoạn, xấu xa, thích tìm kiếm sự chú ý", mà đó là một vấn đề với các phản ứng sinh học thần kinh của thanh thiếu niên. Tuy nhiên, mô hình này sẽ có một nhược điểm: Loại bỏ hành vi tự làm hại bản thân khỏi bối cảnh cảm xúc dường như sẽ đặt nó vượt quá khả năng điều tiết.
Sinh học thần kinh và suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta được kết nối một cách phức tạp. Khi chúng ta mô tả hoạt động thần kinh, chúng ta không giải thích mà chỉ khám phá những suy nghĩ và cảm xúc. Có khả năng là một số loại đau khổ hoặc tự ghê tởm hoặc niềm tin rằng một người đáng bị trừng phạt tạo ra một bối cảnh trong đó đau đớn và thương tích tạo ra sự giải thoát. Cuối cùng, tôi cũng bị trừng phạt đích đáng.
Nhưng Schmahl gợi ý một manh mối khác, có thể nó là khám phá khá kỳ lạ vì cho rằng thanh thiếu niên tự làm hại mình có mức độ căng thẳng thấp hơn. Các hormone căng thẳng cortisol thường được cho là xấu cho chúng ta. Nhưng nó cung cấp một cảm giác đầy tính cương quyết và phấn khích. Nó giữ cho chúng ta nâng lên sự cảnh giác và hiếu kỳ. Khi nồng độ cortisol thấp, chúng ta có thể cảm thấy chậm chạp, ù lì và chơi vơi. Có lẽ thanh thiếu niên tự làm hại mình đang tìm kiếm mức độ cortisol bình thường.
Cortisol thường kích hoạt lên vào nhiều thời điểm trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Khi mức độ cao, chu trình cân bằng nội môi của cơ thể bắt đầu hoạt động và mức cortisol bị giảm đi do hiệu ứng làm dịu tích hợp. Mức cortisol bị ức chế ở thanh thiếu niên có hành vi tự hại làm xáo trộn chu trình cân bằng nội môi này. Thiếu cả mức bình thường của cortisol và tác nhân làm dịu nó, thanh thiếu niên có hành vi tự hại tăng mức độ cortisol bằng cách tự làm hại mình, điều mà họ cũng sử dụng để làm giảm cảm giác tồi tệ. Những gì thanh thiếu niên tự làm hại mình có thể cần nhiều hơn, không phải ít hơn, chính là sự căng thẳng ở dạng kích thích và đầy tính cương quyết.
Tin tốt là khi thanh thiếu niên ngừng tự làm hại mình, do kết quả của trị liệu hoặc sự trưởng thành, các phản ứng sinh học thần kinh của họ trở lại bình thường. Phản ứng của họ với nỗi đau không còn bị cùn lụt. Họ không còn cảm thấy bắt buộc phải tự làm hại mình khi buồn, cô đơn hay thất vọng. Họ không còn được xoa dịu nữa khi nhìn thấy máu của chính mình.
Chúng ta có thể học được rất nhiều từ bộ não tự gây hại. Thay vì lo sợ rằng đặc điểm riêng của nó là vĩnh viễn, sinh học thần kinh có thể chỉ đường cho các liệu pháp hiệu quả hơn.
Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).
Nguồn bài dịch: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/domestic-intelligence/202001/the-self-harming-brain
Người dịch: Hải Yến ; Người biên tập: Anh Đào Lê
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
Comments