top of page

SELF- CONFIDENCE - LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ TỰ TIN VÀO BẢN THÂN

Ở Phần 1 của chủ đề Self-confidence (sự tự tin vào bản thân) - chúng ta đã tìm hiểu về "thực sự thì self-confidence là thế nào": Xem tại - https://www.compassion.vn/hub/the-nao-la-tu-tin-vao-ban-than. Ở phần tiếp theo này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem làm thế nào để tăng cường sự tự tin, và sự tự tin có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần không nhé. Và đừng quên Workshop: The Self - Chăm Sóc Chính Mình của Compassion để chăm sóc chính mình từ bên trong nhé. Giờ thì chúng ta cùng đọc bài viết rất dài nhưng hữu ích này thôi.




TẠI SAO SỰ TỰ TIN VÀO BẢN THÂN LẠI QUAN TRỌNG?


Một số người có thể cảm thấy những trải nghiệm tiêu cực do thiếu sự tự tin vào bản thân. Một số khác lại có thể cảm thấy bằng lòng kể cả họ thiếu tự tin trong một số lĩnh vực nhất định. Các nhà nghiên cứu và các chuyên gia chỉ ra rằng việc tự tin trong tất cả những khía cạnh của cuộc sống là không cần thiết, đặc biệt là khi người đó có khả năng phát triển một sự tự tôn, một cách lành mạnh.


Tuy nhiên, những người ít có sự tự tin vào bản thân có thể gặp khó khăn với sự quyết đoán, kỹ năng giao tiếp hoặc có thể có chứng sợ xã hội. Sự thiếu hụt ở những điều này có thể cản trở sự phát triển của sự nghiệp, các mối quan hệ và trạng thái tinh thần của họ. Một người cảm thấy mình kém hơn người khác, sẽ có ít động lực để thành công, thiếu định hướng trong cuộc sống, cảm thấy vô dụng, thường trải nghiệm những cảm xúc cay đắng và oán giận đối với người khác. Nâng cao tự tin vào bản thân có rất nhiều lợi ích, bởi sự tự tin vào bản thân không chỉ ngăn cản những khó khăn ta gặp phải mà còn giúp nâng cao sức mạnh tinh thần và đem lại những cảm xúc tích cực hơn.


Chúng ta cùng xem xét sử anh hưởng của tự tin vào bản thân đến các điều khác nhau nhé:

- Đối với lòng tự tôn và sự hạnh phúc: Tự tin vào bản thân có thể định hình cách một người cảm thấy như thế nào về chính họ và niềm tin đó được cũng cố lặp đi lặp lại theo chu kì . Nói một cách khác, một người càng cảm thấy tự tin, họ càng chấp nhận rủi ro để cải thiện tình hình của họ. Cụ thể như sau: Họ càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng có nhiều khả năng họ sẽ tìm thấy thành công. Họ càng trải nghiệm thành công nhiều, họ càng có xu hướng cảm nhận về bản thân tốt hơn, và cứ như vậy. Điều này có thể phát triển thành một chu kỳ tự duy trì, thúc đẩy sự hài lòng tổng thể với cuộc sống của một người.

- "Sự trao quyền cho chính bản thân": Tự tin vào bản thân có thể ảnh hướng đến ý thức về năng lực bản thân của một người. Một người càng tin tưởng vào bản thân, càng thấy mình có nhiều sức mạnh, đặc biệt liên quan đến việc thử những điều mới mẻ, tự tin vào bản thân cũng khiến khả năng của họ được tăng cường nhờ hiệu ứng quả cầu tuyết để đạt được mục tiêu họ đề ra. Những thử thách trở nên bớt khó khăn hơn nhờ vào những thành công trong quá khứ, dẫn dắt họ tới cảm giác về sức mạnh của chính mình và khả năng làm chủ tương lai của chính họ.

- Giảm lo âu: Một thái độ tự tin có thể giúp mọi người cảm thấy tốt hơn, để cho phép họ có thể vượt qua những trở ngại. Kết quả là, họ có thể cảm thấy ít hoài nghi hơn khi phải đối mặt với những thử thách mới bớt sợ hãi và lo âu hơn với những tình huống không quen thuộc. Những người tự tin có thể có nhiều khả năng tiếp cận cuộc phiêu lưu mới với suy nghĩ tích cực hơn là một người lo lắng hoặc sợ hãi, họ mong muốn học được điều gì đó có giá trị và thu được lợi ích từ trải nghiệm.

- Ít căng thẳng, nhiều năng lượng hơn: Những người tự tin vào bản thân có thể ít có khả năng trải nghiệm sự lo lắng hay tự hoài nghi về mục tiêu và hành động của họ và có thể trải nghiệm ít căng thẳng hơn. Nhiều sự bình an hơn có thể tạo điều kiện cho lối sống tràn đầy sinh lực tập trung vào hạnh phúc và đạt mục tiêu.

- Cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân: Nếu sự tự tin thúc đẩy hạnh phúc thì sau đó nó cũng có thể cải thiện chất lượng những mối quan hệ của một người. Bởi vì những người trải nghiệm sự tự tin có xu hướng tin tưởng vào bản thân và khả năng của họ, họ có thể cảm thấy được trao quyền và trở nên thành công hơn những người thiếu tự tin. Những phẩm chất này có thể tạo thuận lợi cho sự thành công của các mối quan hệ, vì sự tự bảo đảm có thể làm tăng khả năng tập trung năng lượng vào nhu cầu của người đối diện, ngoài nhu cầu của chính họ. Sự độc lập này dẫn đến các mối quan hệ cân bằng và mạnh mẽ.

- Sự thành công: Mục tiêu cơ bản của con người là đạt được thành công. Họ càng đạt tới thành công, họ càng có được nhiều kỹ năng hơn. Khi một người gặp phải thất bại, họ trở nên né tránh và/ hoặc cảm thấy ngột ngạt. Sự tự tin vào bản thân, có thể sắp đặt con đường hướng tới thành công bằng cách cung cấp cho mọi người những công cụ cần thiết để phát triển niềm tin vào khả năng của họ và tiếp tục cố gắng.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN SỰ TỰ TIN VÀO BẢN THÂN


Sự tự tin vào bản thân là một đặc điểm mà mọi người có thể học hỏi và phát triển một cách tự nhiên. Và bất kỳ chiến lược nào sau đây cũng có thể giúp một người tăng cường sự tự tin:


1. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực: Mọi người đều có thể tự học hỏi để suy nghĩ khác đi hoặc để “tái định khung” chính những góc nhìn của họ hoặc tránh những trải nghiệm gây ra sự lo lắng. Nhiều người có thể tự làm điều này, nhưng một nhà trị liệu hoặc tham vấn tâm lý, đặc biệt một người đã qua đào tạo có thể cung cấp liệu phấp nhận thức hành vi (CBT - cognitive behavioral therapy), giải tháp thường được đưa ra để hỗ trợ việc này. Với việc tập trung tinh thần, người ta có thể giảm bớt những suy nghĩ bi quan (thứ mà có thể ngăn chặn họ đạt tới đỉnh cao của khả năng và tiềm năng của chính họ).

2. Rèn luyện sự quyết đoán (xem thêm về giao tiếp quyết đoán/cương quyết trên Compassion.vn tại: www.compassion.vn/hub): Khi mọi người có sự quyết đoán, họ thường có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ. Rèn luyện sự quyết đoán không chỉ có thể giúp cải thiện sự tự tin, mà còn có thể hỗ trợ với các vấn đề về rối loạn lo âu, trầm cảm và tình trạng tức giận.

3. Xây dựng lòng tự tôn (self-esteem): Khi lòng tự tôn tăng lên, sự tự tin thường cũng tăng theo đó. Các hoạt động xây dựng lòng tự trọng, như lập danh sách các điểm mạnh và thành tích cá nhân, thực hành các bài tập tự chấp nhận bản thân, hoặc xây dựng kế hoạch cụ thể để giải quyết các lĩnh vực yếu kém, tất cả đều có hiệu quả trong việc thúc đẩy lòng tự tôn và tự tin vào bản thân.

4. Xác nhận tích cực: Nhiều nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần cân nhắc việc thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những khẳng định tích cực để thực hành, hiệu quả hơn là chỉ đơn giản là ngăn chặn dòng suy nghĩ (điều rất khó khăn). Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tự trò chuyện bằng những thông tin tích cực, có thể cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như sự hạnh phúc, và sự tự tin vào bản thân. Thứ thể hiện niềm tin vào khả năng của một người, có thể tăng lên nhờ vào khả năng tự trò chuyện tích cực về những khả năng đó.

5. Thiết lập mục tiêu và “phần thưởng”: Sự khích lệ có thể giúp mọi người đạt được bất kỳ mục tiêu nào, và quá trình xây dựng sự tự tin vào bản thân cũng như vậy. Mọi người có thể đặt mục tiêu thực tế để xây dựng sự tự tin vào bản thân và sử dụng “phần thưởng” để củng cố ý nghĩa tích cực đằng sau thành tích của họ. Ví dụ, như một người có thể chọn dành một vài giờ cho một hoạt động mà họ yêu thích sau khi xử lý thành công một tình huống khó khăn.

6. Tìm đến sự tham vấn và hỗ trợ sức khỏe tâm thần: Chuyên gia tham vấn, nhà trị liệu và/hoặc chuyên viên khai vấn (life coach) có thể cung cấp sự hỗ trợ cho những người muốn xây dựng sự tự tin của họ. Các buổi trị liệu có thể là một không gian an toàn để mọi người làm việc trên các mục tiêu xây dựng sự tự tin của họ theo nhịp độ riêng của thân chủ.


SỰ TIN TIN CÓ THỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE TINH THẦN KHÔNG?


Mặc dù, việc nghiên cứu để giải thích những ảnh hưởng của sự tự tin vào bản thân đối với sức khỏe tâm thần có phần vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, một nghiên cứu về thông minh cảm xúc (EQ) trên các sinh viên đại học đã cho thấy một mối tương quan tích cực giữa sự tự tin và sức khỏe tâm thần. Tư duy tích cực là thứ được biết là có lợi cho tinh thần, ngược lại cảm giác hạnh phúc cũng được biết đến để củng cố sự tự tin vào bản thân.


Trị liệu là điều có thể hữu ích trong việc cải thiện sự tự tin.Những người làm việc chuyên nghiệp về sức khỏe tâm thần có thể hỗ trợ mọi người thông qua quá trình học cách ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực, xử lý các chấn thương trong quá khứ đã dẫn đến giảm mức độ tự tin vào bản thân. Tìm ra ý nghĩa từ những thất bại trong quá khứ, hiểu về những rào cản hiện tại với sự thành công và đặt ra các mục tiêu về sự tự tin, một cách có thể thực hiện được với sự an toàn và tốc độ hợp lý. Công việc này có thể không chỉ thúc đẩy sự tự tin mà còn có thể cải thiện sức khỏe tâm thần nói chung nữa.


 

Người dịch: Hải Yến & Phạm Đại Bàng

Link bài gốc: https://www.goodtherapy.org/blog/psychpedia/self-confidence

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page