top of page

Sẵn Sàng Chấp Nhận Tính Dễ Tổn Thương Và Bước Ra Thế Giới

Đã cập nhật: 7 thg 12, 2020

Đôi Lời Từ Ban Biên Tập Compassion.vn:

Nếu có da mặt mỏng thì chúng ta dễ bị tổn thương trước búa rìu dư luận. Điều đó khiến chúng ta e dè cất bước dấn thân truy tìm hạnh phúc và tạo nên thành công cho chính mình. “Hãy cứ mang mặt nạ lên, nai nịt bản thân thật chặt bằng nhiều lớp áo giáp” cũng là một biện pháp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đó không hề là biện pháp hữu ích lâu dài cho sự phát triển của mỗi người. Một hướng giải quyết khác mạo hiểm thử thách hơn mà khiến bạn phát triển bản thân mạnh mẽ hơn đó là: Hãy sẵn sàng chấp nhận tính tổn thương, bước ra thế giới để tôi luyện sức mạnh nội tại và tỏa sáng điểm tốt đẹp của mình ra những người xung quanh. Hãy cùng Compassion lắng nghe câu chuyện truyền cảm hứng về tính sẵn sàng chấp nhận tổn thương trong bài viết sau nhé!


"Người tính toán trước khi bắt đầu hành động sẽ dành cả đời cứ mãi toan tính " - Ngạn ngữ Trung Quốc
  • Tôi sẽ không mạo hiểm dấn thân đâu

  • Tôi sợ thất bại lắm

  • Tôi cũng sợ thành công nữa

  • Họ sẽ bàn tán gì về tôi?

  • Nếu tôi không đủ tốt thì sao?

  • Nếu họ cười nhạo tôi thì sao?

  • Mọi người sẽ nghĩ tôi kì quặc thì sao?

  • Mọi người sẽ nghĩ gì về tôi đây?


Danh sách những lo lắng còn dài tiếp nữa. Tâm trí của chúng ta thích được bơi trong đại dương của sự tự mãn. Ai cũng có nỗi sợ. Hãy để tôi lặp lại nhé - ai cũng có nỗi sợ cả. Và đoán xem. Chúng không biến đi đâu cả. Đã đến lúc đưa sự thật ra ánh sáng, chúng ta cần tính sẵn sàng chịu tổn thương.



Tôi có cơ hội được nhìn thấy Brene Brown phát biểu gần đây tại World Domination Summit ở Portland. Brene là một giáo sư, vừa là một tác giả và là một người kể chuyện có sức ảnh hưởng. Cô ấy đã thực hiện một số nghiên cứu tuyệt vời về việc bao dung chấp nhận tính dễ tổn thương và cách cơ bản để đánh bật nỗi sợ hãi.


Với tôi đó là một bài nói chuyện mang tính khai sáng. Là một chàng trai như bao gã đàn ông trên đời khác (hay ít nhất tôi nghĩ tôi là một trong số đó), tôi là một gã mặc định sẽ “mặc áo giáp tự vệ”. Đẹp đẽ và nịch chặt. Tôi được thử thách phơi bày cảm xúc của mình ra. Tôi có xu hướng mang một bộ mặt vui vẻ, ngay cả khi nỗi buồn cho tôi mấy vố đau. Tôi mặc định nghĩ theo lối cũ - kiểu châm ngôn "Đừng bao giờ để họ thấy bạn toát mồ hôi". Tuy nhiên, tôi vẫn đang xoay xở với thử thách này, và tôi đang tiến bộ dần lên.

Sự tiến bộ của tôi

Thật sự ra, chẳng phải là tôi sẽ không bao giờ nỗ lực hết mình. Tôi bắt đầu một trang blog vào năm 2009 về chủ đề năng suất làm việc và phát triển cá nhân. Đã rất khó để tôi có thể thông suốt. Một số câu hỏi nổi lên (như mấy câu trên đầu bài này). Mọi người sẽ nghĩ gì về tôi? Tại sao tôi đủ điều kiện tư cách để nói về chủ đề này? Cuối cùng tôi tự nhủ mặc kệ nó và xông vào làm.


Đó là một cuộc đấu tranh hằng ngày của tôi. Tôi sẽ bắt đầu viết một bài đăng, chỉ để tống khứ nó ra như cái cách tôi để nỗi sợ này len vào. Tôi thề tôi có hàng trăm bản nháp ở khắp nơi (và rất nhiều trong thùng rác nữa). Mặc dù tôi đã thách thức bản thân mình bằng cách viết ra (cuối cùng tôi cũng đăng cái gì đó lên), thật ra tôi chưa bao giờ kiên trì thách thức bản thân mình mọi lúc. Đó như kiểu một bước tiến, ba bước lùi.


Tôi nghe nhiều người nói về tầm quan trọng của việc hãy cứ "đăng lên đi" để vượt qua nỗi sợ phán xét. Tính mong manh dễ tổn thương là bản chất của vấn đề. Tôi để nỗi sợ hãi chiến thắng trong một thời gian dài. Đó là một quá trình; luôn luôn là vậy. Bước đầu tiên để chinh phục nỗi sợ hãi chỉ đơn giản là hãy nhận biết sự hiện diện của nó. Tuy nhiên, biết là một chuyện, đánh bại được nó là một chuyện khác.


Tôi có tiến bộ nào trong việc viết lách của mình không? Chắc chắn rồi. Dù nó tiến triển rất ít ỏi. Sự tiến bộ của tôi kéo theo những điểm rò rỉ trong bộ áo giáp của tôi. Và rồi, tôi đã gặp may mắn. Tôi bắt đầu nghe từ những người không hề quen biết nói rằng tôi đã tạo nên một sự khác biệt trong cuộc đời họ. Thật không thể tin được vào tai mình. Tôi không thể nào diễn tả được cái cảm giác khi bạn biết rằng việc mình đang làm giúp ích được cho người khác. Không quan trọng dù đó chỉ là một người đi chăng nữa. Đó là một sự chuyển đổi với tôi. Một sự công nhận.


Tính dễ tổn thương không còn làm chùn bước chân tôi. Nỗi sợ hãi của tôi đã tan biến hoàn toàn. Nó sẽ không bao giờ lại là nỗi sợ hãi, nhưng đó là một điều tuyệt vời. Khi bạn cảm thấy dễ tổn thương hay đầy sợ hãi, điều đó có nghĩa là bạn có quan tâm. Hãy nghĩ về điều đó lần tới khi bạn cảm thấy như vậy. Bạn có quan tâm - đơn giản là như vậy thôi. Một khi tôi chấp nhận điều đó và nhận được những phản hồi tích cực, tức là nó bắt đầu hiệu quả.


May mắn thay, điều này lây lan qua nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của tôi. Ví dụ, tôi đã có thể chinh phục nỗi sợ nói trước công chúng thông qua thực hành thực tế khi tôi tham gia Toastmasters vài năm trước. Một lần nữa, buông tay là chìa khóa thành công của tôi ở đó. Nó vẫn là một công trình dang dở, nhưng thật kỳ diệu làm sao với những điều xảy ra tiếp theo khi bạn buông bỏ. Có những lĩnh vực trong cuộc sống mà tôi cần phải làm việc với nó không? Dĩ nhiên.


Thành công nối tiếp thành công. Đó là hiệu ứng quả cầu tuyết. Một khi bạn sẵn sàng chịu tổn thương trước một điều gì đó (và chỉ đơn thuần chấp nhận nó và vượt qua) thì sẽ dễ dàng hơn nhiều ở thử thách tiếp theo của bạn.


Làm thế nào để ôm ấp tính dễ tổn thương? Sau đây là các bước quan trọng để khởi đầu:

Hãy tỉnh thức

Hãy mở lòng. Hãy hiện diện. Thấu hiểu điều gì khiến bạn trải nghiệm nỗi sợ này. Như tôi đã nói ở trên, cho đến khi tôi nhận ra nỗi sợ hãi của mình là nền tảng của mức độ quan tâm của tôi, tôi đã bị bắt làm con tin. Đây là bước đầu tiên. Nếu như bạn chưa hiểu thấu, thì bạn không có cách nào chấp nhận bao dung hay vượt qua nó.

Hãy thành thật

Đừng tự đánh lừa mình. Không phải chỉ bởi vì bạn thách thức bản thân mình trong một số khả năng, không có nghĩa là bạn để nỗi sợ chiếm lấy 95% thời gian còn lại của bạn. Hãy tìm một việc để tập trung vào. Hãy bắt lấy chiến công đầu tiên, và rồi đi tiếp từ đây.

Hãy cảm thấy ổn thỏa với tính dễ tổn thương

Tôi biết, rất khó để nói rằng bạn sợ hãi hay dễ tổn thương. Điều này cực kỳ siêu siêu khó. Việc này là bình thường. Khả năng cảm thấy yên ổn với tính dễ tổn thương sẽ mang lại kết quả theo cấp số nhân khi nó xuất hiện mà khiến bạn trải nghiệm niềm vui. Tôi cược rằng nếu bạn hỏi những người cận kề rằng họ có trải nghiệm nỗi sợ không, bạn sẽ nhận được 80% câu trả lời là có. Số 20% còn lại đang nói dối.

Cứ “nhảy” đi

Bạn cần phải giải phóng bản thân. Cởi bỏ chiếc khiên. Hãy đi mà viết cái bức thư mà bạn đã bận tâm suy nghĩ về nó suốt 5 năm qua. Hãy nói lời xin lỗi đến một ai đó, kể cả khi bạn cho rằng họ mới phải là người bước đi bước đầu tiên. Hãy viết cuốn tiểu thuyết đang chết dần trong bạn. Chỉ cần nhảy thôi. Tôi hứa rằng nó sẽ không diễn biến tệ như bạn nghĩ đâu.


Có một nguồn năng lượng vô hạn từ việc bao dung chấp nhận tính dễ tổn thương của bạn. Nó có nghĩa là buông bỏ - buông bỏ những mối quan hệ sai lầm, dự án sai lầm, và bất cứ thứ gì trong quá khứ của bạn có vẻ như là thất bại - và đặt bản thân trở lại vào hiện tại. Niềm vui chỉ là một huyền thoại xa vời cho đến khi bạn buông bỏ và tập trung vào hiện tại. Đừng chần chừ. Hãy cởi bỏ áp giáp. Ôm ấp lấy tính dễ tổn thương của chính mình.


Tôi muốn trao cho bạn một trong những trích dẫn yêu thích từ Marianne Williamson:

"Nỗi sợ lớn nhất cần phải đối mặt không phải là sự thiếu thốn. Mà chính là việc chúng ta trở nên mạnh mẽ ngoài mong đợi. Ánh sáng của chúng ta, chứ không phải bóng tối, là mối đe dọa khủng khiếp nhất với chúng ta. Tỏ ra nhỏ bé không đem lại lợi ích gì cho tất cả. Không có gì hay ho khi cứ co cụm người lại để những người khác không cảm thấy mất an toàn khi gần bạn. Chúng ta đều sinh ra để tỏa sáng, như cách những đứa trẻ làm... Và khi chúng ta tự do tỏa sáng, một cách vô thức chúng ta đã trao quyền tương tự cho những người xung quanh mình. Khi chúng ta giải phóng bản thân khỏi nỗi sợ hãi, sự hiện diện của chúng ta tự động giải phóng cho những người khác."


Bài viết được viết bởi tác giả Jon Giganti - trên trang tinybuddha.com

 

Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

Sẽ đến lúc nào đó trong đời chúng ta sẽ chạm tới ngưỡng khủng hoảng bản sắc cá nhân. Bạn sẽ đứng trước câu hỏi lớn của cuộc đời:

  • Bây giờ tôi có phải là tôi không?

  • Nếu tôi không phải là tôi thì tôi là ai?

Nếu có lúc nào đó bạn thấy mình KHÔNG-LÀ-AI-CẢ thì hãy nhìn vào những dấu vân tay trên đôi bàn tay mình, và cả những đường chỉ tay trong lòng bàn tay. Nơi đây đã ghi dấu ấn rành rành, không thể chối cãi về bản sắc riêng biệt của bạn mà không bất cứ ai trên đời này sở hữu giống y chang bạn. Hãy tự tin giơ tay khẳng định “Tôi là chính tôi!”

Hãy đến cùng Compassion làm nên dấu ấn của riêng mình trong chương trình “Becoming Me - Hành Trình Trở Thành Chính Mình“



 

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).

 

Thông Tin Về Bài Đăng:

Nguồn bài dịch từ trang gốc (Bài gốc tiếng Anh): https://tinybuddha.com/blog/embracing-vulnerability-and-putting-yourself-out-there/

Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Hải Yến ; Người biên tập: Anh Đào Lê

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tạiwww.compassion.vn/crowdsourcing. Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.


0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Opmerkingen

Beoordeeld met 0 uit 5 sterren.
Nog geen beoordelingen

Voeg een beoordeling toe

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page