top of page
Ảnh của tác giảDiệu Khanh

Positive Leadership - Lãnh Đạo Tích Cực Là Gì? Phong Cách, Đặc Điểm, Kỹ Năng Của Nó

Đã cập nhật: 23 thg 12, 2020


Nếu bạn là một nhà lãnh đạo theo bất kỳ ý nghĩa nào của từ này, bạn sẽ biết rằng đó là một công việc khó khăn. Lãnh đạo không chỉ là ra lệnh, quản lý thời gian của nhân viên và thiết lập lịch trình, hoặc cung cấp bản đánh giá thường niên về hiệu suất làm việc; mà đó là một nhiệm vụ đòi hỏi sự cống hiến và một loạt các kỹ năng.

Dẫn dắt người khác có thể trở nên lộn xộn và phức tạp, nhưng đó là một vai trò quan trọng và quan trọng là làm 'đúng việc'.

Đọc để tìm hiểu về cách bạn có thể tiếp cận vai trò lãnh đạo theo cách tích cực, hiệu quả và có tầm ảnh hưởng.

Bài viết này bao gồm:

  • Positive Leadership - Lãnh đạo tích cực là gì?

  • Những phong cách lãnh đạo tích cực

  • Những đặc điểm và kỹ năng chính của một nhà lãnh đạo tích cực

Positive Leadership - Lãnh đạo tích cực là gì?

Positive Leadership - Lãnh Đạo Tích Cực là một lĩnh vực nghiên cứu nằm trong Tâm Lý Học Tích Cực (positive psychology) liên quan đến phong cách lãnh đạo, các kỹ thuật và hành vi lãnh đạo. Có thể trải dài từ lãnh đạo 'chưa chuẩn' - đến 'chưa chuẩn theo hướng tích cực'.

Chưa chuẩn theo hướng tích cực có nghĩa là phong cách, kỹ thuật hoặc hành vi mà người lãnh đạo tham gia nằm ngoài phạm vi bình thường được quan sát thấy trong cách lãnh đạo nói chung. Hãy tưởng tượng đến một đồ thị đường cong hình chuông phân phối chuẩn mật độ hành vi lãnh đạo, với các hành vi tiêu cực ở phía bên trái và các hành vi tích cực ở phía bên phải. Hầu hết các hành vi lãnh đạo sẽ rơi vào đâu đó ở giữa, phần dày nhất của đường cong hình chuông. Những hành vi xấu sẽ rơi vào đuôi bên trái, trong khi những hành vi lãnh đạo tích cực rơi vào đuôi bên phải.




Chúng ta dành nhiều thời gian nói về cách lãnh đạo tệ hại, chỉ ra những gì không cần làm, và cố gắng hướng mọi người dịch chuyển hành vi từ bên trái sang giữa phải của đường cong hình chuông. Mục tiêu của việc lãnh đạo tích cực là để giúp những nhà lãnh đạo chuyển hướng hành vi từ bất cứ điểm nào trên đường cong này ra xa hơn theo hướng phải của đường cong.

Tổng quan về Lý Thuyết và Mô hình

Lãnh đạo tích cực là một thuật ngữ bao hàm tất cả (catch-all term), như một chiếc dù bao hàm nhiều lý thuyết lãnh đạo khác nhau.

Được biết đến nhiều nhất trong số đó bao gồm những thuyết sau:

  • Phát triển lãnh đạo đích thực (ALD - Authentic Leadership Development)

  • Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership)

  • Lãnh đạo lôi cuốn (Charismatic Leadership)

  • Lãnh đạo tận tụy (Servant Leadership)

  • Lãnh đạo tinh thần (Spiritual Leadership, theo: Avolio & Gardner, 2005)


Những mô hình được sử dụng bởi các lý thuyết này khác nhau dựa trên những giả định và mối quan hệ duy nhất có lý thuyết được đặt làm nền tảng, nhưng nhìn chung, tất cả chúng đều bao gồm những thành phần đã được thống nhất:

  • Lãnh đạo tích cực bao gồm trải nghiệm, mô hình hóa và chủ ý tăng cường cảm xúc tích cực.

  • Một nhà lãnh đạo tích cực quan tâm đến việc phát triển nhân viên cũng như kết quả kinh doanh sau thuế.

  • Tự nhận thức về bản thân cao, lạc quan và liêm chính cá nhân (Theo: Avolio & Gardner, 2005).

Môt góc nhìn về cách lãnh đạo tổ chức tích cực

Lãnh Đạo Tổ Chức Tích Cực (Positive organizational leadership) là một lĩnh vực tập trung trong POP - Tâm Lý Học Tích Cực Ở Tổ Chức (positive organizational psychology) có quan điểm rộng hơn về chủ đề này, xem xét cách các nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến chính tổ chức của họ.

Một phần nhỏ hơn, của lãnh đạo tích cực khám phá các chủ đề như sự thiếu tích cực ở cấp độ tổ chức, hành vi của thành viên thuộc tổ chức (hành vi thể hiện sự trung thành, cam kết và sẵn sàng vượt lên trên), quản lý sự thay đổi (quản lý thay đổi tập trung tích cực) và các mức độ cấp cao khác, những cách mà các nhà lãnh đạo tích cực có thể tác động đến một tổ chức.

Những phong cách lãnh đạo tích cực

Có rất nhiều phong cách lãnh đạo tích cực ngoài kia, và con số cũng như mô tả chính xác sẽ phụ thuộc vào người mà bạn hỏi.


Hãy hỏi các nhà nghiên cứu lãnh đạo Bruce Avolio hoặc William Gardner và bạn sẽ tìm hiểu về lý thuyết thông thường về việc phát triển lãnh đạo đúng chất. Một phong cách lãnh đạo đúng chất được biểu hiện theo bốn yếu tố: tự nhận thức, minh bạch trong mối quan hệ, quan điểm về đạo đức cá nhân (ý thức về đạo đức và liêm chính) và xử lý cân bằng (công bằng và cởi mở; Theo: Walumbwa, Avolio, Gardner, Wernsing, & Peterson , 2007).


Nếu bạn hỏi chuyên gia trí tuệ cảm xúc Daniel Goleman hoặc đồng nghiệp của ông ấy, những nhà nghiên cứu Richard Boyatzis và Annie McKee, bạn sẽ nghe về 4 điều sau:

  1. Visionary - Nhà lãnh đạo có tầm nhìn (hoặc có thẩm quyền) - họ có một tầm nhìn đầy tham vọng và họ truyền cảm hứng cho những người khác theo đuổi điều đó.

  2. Coaching LeadersNhà lãnh đạo huấn luyện - họ biết cách phát triển hơn nữa và khai thác tối đa những điều tốt nhất từ những người xung quanh, và họ thường làm như thế để phát triển đội ngũ.

  3. Affiliative Leaders - Nhà lãnh đạo liên kết - những nhà lãnh đạo này rất thành thạo trong việc áp dụng và nâng cao ảnh hưởng tích cực tại nơi làm việc và họ có thể mang lại sự hòa hợp và giải quyết xung đột cho một nhóm.

  4. Consensus (or Democratic) Leaders - Nhà lãnh đạo đồng thuận (hoặc Dân chủ) - họ phát triển mạnh nhờ sự hợp tác, tập hợp nhiều quan điểm khác nhau để thu thập thông tin và đưa ra quyết định (Goleman, Boyatzis, & McKee, 2002).

Còn nếu bạn nói chuyện với một số nhà lãnh đạo tổ chức và những người điều hành doanh nghiệp, họ sẽ cho bạn biết về phong cách Lãnh Đạo Chuyển Đổi - transformational leadership của Bass, với những đặc trưng sau:

  • Idealized influence - Sức ảnh hưởng lý tưởng: người lãnh đạo được tập thể yêu thích và tôn trọng, xem như một hình mẫu.

  • Inspirational motivation - Truyền động lực cảm hứng: người lãnh đạo thúc đẩy và truyền cảm hứng cho tập thể.

  • Intellectual stimulation - Thúc đẩy tri thức: nhà lãnh đạo thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới thông qua tư duy cởi mở và không đe dọa đặt câu hỏi về các ý tưởng.

  • Individualized consideration - Đề cao tính cá nhân: người lãnh đạo coi mỗi người trong tổ chức là một cá thể độc nhất với những điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu riêng (Bass & Riggio, 2006).

Bạn cũng có thể nghe nói về Lãnh Đạo Lôi Cuốn - charismatic leadership, một nhánh nhỏ của Lãnh Đạo Chuyển Đổi. Trong Lãnh Đạo Lôi Cuốn, nhà lãnh đạo hội tụ tất cả bốn yếu tố nêu trên nhưng họ cũng rất có kỹ năng giao tiếp với người khác, đặc biệt là ở cấp độ sâu hơn (Theo: Riggio, 2012).


Cuối cùng, một trong những phong cách lãnh đạo tích cực phổ biến khác mà bạn có thể nghe nói đến là Lãnh Đạo Tận Tụy - Servant leadership. Lãnh Đạo Tận Tụy được định nghĩa là một phong cách lãnh đạo thể hiện được ba yếu tố quan trọng:

  • Thể hiện được việc trao quyền và phát triển con người.

  • Thể hiện sự khiêm tốn, tính xác thực, việc chấp thuận giữa các cá nhân và khả năng quản lý.

  • Đề ra hướng đi (theo van Dierendonck, 2010)

Các nghiên cứu về chủ đề này nêu lên điều gì?

Mặc dù nghiên cứu vẫn chưa phải là kết quả đã hoàn tất, phong cách lãnh đạo tích cực nhìn chung có liên quan đến việc tạo ra những thành quả tốt hơn so với phong cách lãnh đạo tiêu cực hoặc những phong cách “lãnh đạo cũ kỹ”.


Ví dụ, Lãnh Đạo Chuyển Đổi đã được phát hiện là đóng góp đáng kể vào hiệu suất của các thành viên trong nhóm, sự hài lòng trong công việc và nỗ lực nhiều hơn (Theo Molero, Cuadrado, Navas và Morales, 2014). Hơn nữa, sự lãnh đạo của Lãnh Đạo Tận Tụy đã được chứng minh là giúp tăng cường sự phát triển của đội nhóm, sự hài lòng trong công việc, cả cá nhân và hiệu suất của nhóm (Theo van Dierendonck, 2010).

Chúng ta sẽ xem xét một số phát hiện từ nghiên cứu về Lãnh Đạo Tích Cực ở phần sau của bài viết này, bao gồm các cách triển khai những công cụ cùng những cách thức lãnh đạo tích cực.

6 Ví dụ về Lãnh đạo Tích cực trong thực tế

Vậy, lãnh đạo tích cực trông như thế nào trong thực tế? Trông có vẻ như hình ảnh các nhà lãnh đạo có tâm, trao quyền cho nhân viên và hỗ trợ nhân viên của mình.


Ví dụ, một nhà lãnh đạo có tâm sẽ đáp lại một sai lầm hiếm hoi từ nhân viên làm việc hiệu quả nhất của họ bằng sự quan tâm và lòng trắc ẩn hơn là lên án. Một nhà lãnh đạo có tâm sẽ hiểu rằng tất cả chúng ta đều là con người và mỗi người trong chúng ta đều sẽ mắc phải sai lầm tại một lúc nào đó. Một nhà lãnh đạo tích cực hiệu quả cũng sẽ hiểu rằng có thể có lý do đằng sau sai lầm ấy và họ sẽ nói chuyện với nhân viên để xem liệu họ có đang gặp trở ngại với điều gì đó không thất sự rõ ràng.


Một nhà lãnh đạo trao quyền cho nhân viên của mình là người trao cho họ nhiều quyền lực và quyền tự quyết nhất có thể. Một nhà lãnh đạo tích cực tốt không đưa ra mệnh lệnh hoặc câu trả lời mà cung cấp hướng dẫn và các nguồn lực cần thiết để nhân viên của mình làm việc tốt nhất hết sức có thể. Một nhà lãnh đạo trao quyền có thể giao các dự án và nhiệm vụ quy mô lớn cho nhân viên, nhưng cho phép họ chọn cách họ sẽ giải quyết chúng. Vị lãnh đạo này cũng có thể khuyến khích nhân viên chọn những cơ hội đào tạo và phát triển của riêng mình để đảm bảo nhân viên được đầu tư vào sự phát triển của chính mình.


Cuối cùng, một nhà lãnh đạo tích cực sẽ hỗ trợ nhân viên của cô/anh ấy. Điều này đòi hỏi nhiều hơn là chỉ có vẻ hỗ trợ; trở thành một nhà lãnh đạo thực sự tận tâm hỗ trợ đòi hỏi bạn phải đóng vai trò như một phương án dự phòng cho nhân viên của bạn và luôn ở bên họ khi họ cần nhất. Điều này có thể giống như việc hành động như một 'bộ đệm' giữa nhân viên của họ và một người quản lý cấp trung, hoặc nó có thể biểu hiện như là lên tiếng cho nhân viên trong cuộc họp khi họ đang gặp khó khăn.

Những đặc điểm và kỹ năng chính của một nhà lãnh đạo tích cực

Để trở thành một nhà lãnh đạo tích cực, bạn có thể phát triển hoặc cải thiện một số kỹ năng và đặc điểm quan trọng. Mặc dù đây không phải là danh sách toàn diện, nhưng một vài trong số những đặc điểm và kỹ năng quan trọng nhất bao gồm:

  • Positive affect - Ảnh hưởng tích cực

  • Mindfulness - Chánh niệm

  • Hope - Hy vọng

  • Confidence - Sự tự tin

  • Self-esteem - Lòng Tự Tôn

  • Self-efficacy - Tự hiệu nghiệm

  • Locus of control - Điểm kiểm soát tâm lý

  • Emotional stability - Sự ổn định về tâm lý (Theo Carleton, Barling, & Trivisonno, 2018; Hannah, Woolfolk, & Lord, 2009).


Vai trò của khả năng phục hồi trong lãnh đạo

Ngoài những đặc điểm và kỹ năng được liệt kê ở trên, khả năng phục hồi đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo.


Hãy nghĩ về tần suất xảy ra sự cố trong công việc hoặc một số vấn đề bất ngờ sắp xảy ra. Các nhà lãnh đạo phải đối phó với những vấn đề này (và đôi khi là thất bại lan rộng về những vấn đề như vậy) được giải quyết ổn thỏa bởi một nền tảng vững chắc về khả năng phục hồi; nếu không có nó, chúng sẽ sụp đổ ngay khi có dấu hiệu rắc rối đầu tiên.


Những nhà lãnh đạo kiên cường chỉ đơn giản là những nhà lãnh đạo luôn tốt hơn; họ không chỉ có thể xử lý khủng hoảng tốt hơn mà còn có năng lực xã hội cao hơn, có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn và có ý thức tốt hơn về mục đích và tầm nhìn (Luthans, 2002).


 

Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

Trong thế giới nghề nghiệp, kinh doanh ngày nay con người không chỉ lao động, kinh doanh nhằm mục đích duy nhất là kiếm tiền nữa. Đã có một bước nhảy lượng tử về nhận thức trong mỗi người, chúng ta như bị bản năng tự nhiên quan tâm những thứ quan trọng khác ngoài tiền bạc, thành công, danh tiếng, địa vị.


Những thứ mới mà ta quan tâm đó là ý nghĩa công việc mang lại, một cộng đồng thế giới lớn hơn, những mối quan hệ chất lượng, niềm hạnh phúc trọn vẹn trong mối quan hệ công việc và cuộc sống cá nhân.


Nếu bạn cũng có mối quan tâm và mục đích tạo ra môi trường làm việc hiệu suất cao, đầy ý nghĩa, hạnh phúc thì hãy cùng đến và chia sẻ với Compassion trong buổi chia sẻ Bupsyness - Mang Tâm Lý Học Vào Quản Trị Kinh Doanh



 


Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).


 

Thông Tin Về Bài Đăng:

Nguồn bài dịch từ trang gốc (Bài gốc tiếng Anh): https://positivepsychology.com/positive-leadership/

Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Diệu Khanh ; Người biên tập: Phạm Đại Bàng

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing. Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page