top of page

Cường Đinh - Phát huy thế mạnh, dẫn lối sự nghiệp

Đã cập nhật: 13 thg 8, 2018

Cường Đinh đến Mỹ để học bằng MBA sau 6 năm làm kỹ sư ngành hàng không tại Việt Nam. Nhớ lại hành trình đó, Cường thú nhận rằng không hề dễ dàng gì đối với anh để kiếm được việc làm ở Mỹ. Hiện anh đang là Giám Đốc Sản Phẩm cho một công ty khởi nghiệp tại Nashville, Tennessee.

Kể về hành trình đến Mỹ để học về MBA, tôi nhận được công việc thực tập mùa hè ở vị trí phân tích dữ liệu trong một công ty khởi nghiệp công nghệ trên nền tảng web và sau đó nhận công việc toàn thời gian là Giám Đốc Sản Phẩm tại cùng công ty. Công việc duy nhất trước khi học MBA của tôi là Kỹ sư ngành hàng không tại Vietnam Airlines trong vòng 6 năm. Tôi đã từng nằm trong lớp chuyên Lý ở trường cấp 2, cấp 3 và đã từng theo học ở Đại học Bách Khoa Hà Nội. Dưới đây là những gì đưa tôi đến được với công việc hiện tại:


1. Nói chuyện với thật nhiều người về những phương án khả thi và điều tôi muốn làm: Hai mối quan hệ đặc biệt đã quyết định công việc hiện tại của tôi. Đầu tiên là một cựu sinh viên quốc tế với lời khuyên rằng hãy tập trung vào khả năng làm việc với các con số của mình. Tôi hoàn toàn không có ý tưởng về việc sẽ làm gì vào thời điểm đó và cân nhắc đến gần như tất cả những phương án thông thường: HR, tài chính, marketing, vận hành. Cựu sinh viên này đã gợi ý rằng thế mạnh về định lượng của tôi sẽ phù hợp nhất với công việc vận hành và đã cho tôi cơ hội tốt nhất để có một công việc. Người thứ hai là giáo sư toán kinh tế của tôi, thời điểm đó ông ấy vô cùng hứng thú với việc giúp đỡ các sinh viên quốc tế - Tôi đã từng nghe rằng ông ấy rất hung hăng và không được thân thiện lắm với những lớp trước đó và những lớp sau này. Tôi thường đến chỗ ông ấy để hỏi xin lời khuyên về việc làm thế nào để có được công việc. Ông ấy đã bảo tôi rằng, trước nhất hãy cải thiện tiếng anh của mình và sau đó, ông ấy đã giới thiệu tôi với vị sếp hiện tại của mình. Ngẫm lại, tôi nghĩ rằng lời khuyên của ông ấy về việc cải thiện khả năng tiếng anh là cực kì có giá trị và ông ấy thực sự là người đã đem lại công việc cho tôi. Vào cái tuần mà tôi nhận được lời đề nghị thực tập, tôi đã đến văn phòng của ông ấy vào thứ Hai. Ông ấy bay khỏi thành phố vào thứ tư để gặp sếp, và kể về tôi trên máy bay. Tôi có một cuộc hẹn phỏng vấn vào thứ năm và nhận được lời đề nghị làm việc ngay sau đó.


2. Làm những điều mà mình thấy hứng thú, đừng giới hạn bản thân mình. Tôi đã từng và vẫn luôn hứng thú với việc thành lập một doanh nghiệp của riêng mình. Ở trường học tôi đã tham gia tình nguyện cho chương trình vườn ươm khởi nghiệp được dẫn dắt bởi một trong những giáo sư của trường. Tôi đã tự dạy mình về VBA trong Excel khi đi tình nguyện, cái mà hóa ra về sau cực kì hữu dụng trong công việc hiện tại của tôi. Tôi không nghĩ rằng họ sẽ thuê tôi nếu như tôi không biết về VBA.


3. Hãy kiên định. Tôi có được công việc thực tập khá muộn, một tháng trong kì nghỉ hè của mình. Tôi có nên từ bỏ không, tôi sẽ không có công việc thực tập hay thứ gì đó khác, hoặc sẽ không có một công việc toàn thời gian. Có những thăng trầm trong công việc thực tập của tôi và công việc bán thời gian ở công ty. Sự kiên định đã giúp tôi vượt qua thời gian khó khăn để có được công việc toàn thời gian.. Ngẫm lại về tấm bằng MBA/ những kinh nghiệm tìm kiếm việc làm, có một câu hỏi thường xuyên nảy lên trong đầu tôi:. Tôi nên học gì từ tấm bằng MBA? Bởi vì tôi khó có thể nhớ rằng mình đã học được gì trong 2 năm,ngoại trừ lớp Excel của tôi và việc tìm kiếm việc làm. Tôi mong đợi sẽ trở thành "master" về cái gì? (chữ M trong MBA là viết tắt của “master”). Suy nghĩ về câu hỏi này, tôi đã nhận ra rằng sinh viên có những cơ hội việc làm nổi trội sẽ là những ai bắt chuyện với rất nhiều người và biết gần như mọi điều về các lĩnh vực, các công ty và các công việc hiện có trong những công ty mà họ ưa thích, và cả việc những công việc đó cần những gì. Cho nên, đối với tôi: Kiến thức quan trọng nhất cần học trong chương trình MBA là thông tin về các công ty và công việc mà bạn có hứng thú. Kỹ năng quan trọng nhất cần đạt được là khả năng giao tiếp với những người thích hợp về những điều mà bạn có thể đưa ra đề nghị, cái mà bạn muốn làm. Và công cụ có ích nhất bạn cần thành thạo là Excel.


Với tất cả những điều kiện đó, dưới đây là một vài lời khuyên tôi muốn dành cho bản thân vào thời điểm bắt đầu học về MBA. Đáng tiếc là tôi đã không có cơ hội được hỗ trợ chính mình lúc còn trẻ. Cho nên tôi hy vọng rằng chúng có thể hữu ích với những ai nhìn thấy hình ảnh của mình trong các kinh nghiệm/ việc học tập của tôi:






1. Học tiếng anh, cả viết và nói, 2 tiếng mỗi ngày. Không cần phải luyện tập việc đọc và nghe bởi vì chúng đã có rất nhiều trong các lớp học của bạn.


2. Một lần một tuần, nói chuyện về công việc với một người làm việc trong các ngành, công việc mà bạn yêu thích, bất cứ cựu sinh viên nào chia sẻ một vài thông tin cơ bản với bạn (ví dụ: sinh viên quốc tế). Nếu bạn không biết mình muốn làm gì thì hãy giới hạn 2 điều: (1) công việc của họ, công ty của họ, việc họ làm và yêu cầu: các kĩ năng/ kiến thức. (2) Họ có thể giới thiệu ai để nói chuyện tiếp sau đó. Hãy nhớ rằng là hãy NÓI CHUYỆN với mọi người, đừng gửi email, không xã giao. Email không thể chứa đựng được nhiều thông tin và cuộc nói chuyện xã giao, mặc dầu là tốt nhất cho bạn, lại là việc mất thời gian của những người bạn nói chuyện cùng và giới hạn đáng kể phạm vi tiếp cận của bạn.


3. Tham gia lớp học Excel.Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng bất kể ai có thể làm được cả 3 điều trên sẽ tìm thấy được những công việc rất tốt. Vì vậy tôi hy vọng rằng, chúng sẽ hữu ích với những bạn đang đọc câu chuyện của tôi.


-------

Ghi chú cho bản dịch:

(1) MBA: Master of Business Administration – bằng Thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh

(2) Quản lý sản xuất( Product Manager) : Phụ trách toàn bộ phần sản phẩm của một startup công nghệ.

(3) Nashville, Tennesse : là thủ phủ và thành phố đông dân nhất của hạt Davidson, thuộc tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ.

(4) Kỹ sư ngành hàng không: Aircraft Engineer

(5) Cựu sinh viên(alum) : viết tắt của “alumni”

(6) HR(Human Resources): ngành nhân sự, ngành tạo ra lực lượng lao động của một tổ chức, một đặc khu kinh tế hoặc của ngành kinh tế.

(7) Giáo sư toán kinh tế(econ professor): viết tắt của “econometric professor”

(8) Vườn ươm khởi nghiệp( startup incubator) : là một chương trình cộng tác được thiết kế để giúp những nhà khởi nghiệp mới thành công.


-------

Thông tin về bài viết

Tổ chức dịch và xuất bản: www.compassion.vn/about

Bài gốc tiếng Anh:

https://howigotmyjobintheus.com/2015/08/02/cuong-dinh-focus-on-your-strengths/

Người dịch: Nhi Trần




0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page