top of page

Môi trường làm việc nào giúp “người hướng nội giả vờ hướng ngoại” phát huy tốt nhất?

Đã cập nhật: 19 thg 2, 2019

Thuật ngữ “người hướng nội giả vờ hướng ngoại” (an introvert disguised as an extrovert) được đặt ra bởi một người đồng nghiệp cũ đáng kính của tôi, người hay cùng tôi chia sẻ về tính cách hướng nội. Sự khiêm nhường của người hướng nội vừa có lợi nhưng cũng không tránh khỏi có hại: họ sẽ khó mà bù đắp, trau dồi chuyên môn của mình khi làm việc độc lập. Một tổ chức hiệu quả cần có cả người hướng nội lẫn hướng ngoại, một nhà lãnh đạo giỏi cần trung hoà và tạo điều kiện cho cả hai nhóm tính cách cùng phát triển.




Hướng nội hay hướng ngoại là hai thái cực định nghĩa phần lớn con người bạn. Trong xã hội của chúng ta, đặc biệt là văn hoá phương Tây,hướng ngoại được xem là tiêu chuẩn vàng: những cá nhân năng nổ và hoạt ngôn thường được đánh giá cao. Mặt khác, người hướng nội thường được cho là nhút nhát, đi ngược lại so với chuẩn mực xã hội.


Những người hướng nội lặng lẽ không phù hợp với hình mẫu lý tưởng của một nhà lãnh đạo hay quản lý xuất chúng. Xã hội có xu hướng xem những nhân viên trầm tính, ít nói  là kỳ dị và vô hình dung ta thường đánh đồng những cá nhân năng nổ nhất mới là hiệu suất nhất.


Ở một khía cạnh khác, người hướng nội là những người rất kiên định và quyết đoán. Không thể nghi ngờ, họ là những nhân tố không thể thiếu trong mọi cộng đồng. Hay nói cách khác, hướng nội không có nghĩa là họ thiếu nhiệt huyết hay đam mê.




Môi trường nào giúp người hướng nội “nở rộ” ?

Người hướng nội yêu thích được hoạt động độc lập và không bị tác động bởi những gì mà thế giới người hướng ngoại gọi là “tương tác xã hội”. Người hướng nội thật sự quan tâm đến kết quả và họ muốn tập trung toàn lực vào việc mình đang làm. Đặt ra thời hạn công việc rõ ràng cũng là một cách thúc đẩy công việc, bởi vì, đối với người hướng nội, thành công tương đương với việc hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn hay thậm chí là trước đó.


Người hướng nội không thực sự cảm thấy thoải mái  trong những giờ giải lao tại công sở hay ở những cuộc hội họp bàn chuyện phiếm với đồng nghiệp, khi họ cảm thấy có việc nên thực sự phải làm hơn. Vì thế, để khuyến khích sự tự do và tập trung của người hường nội, nên tổ chức các cuộc họp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.


Ở các trường hợp khác, người hướng nội hoàn toàn có thể yêu thích việc kết nối với xã hội khi họ cảm thấy hứng thú. Khi đó, họ thật sự “nhập vai” một người hướng ngoại đúng nghĩa.




Nhiều lúc người hướng nội có thể rất sôi nổi và hòa nhập như người hướng ngoại, nhưng để cân bằng lại năng lượng, họ cần có thời gian được một mình. Trái với người hướng ngoại tiếp thêm năng lượng bằng các cuộc tụ tập, việc xã giao và bị vây quanh bởi đông người quả là một thách thức đối với người hướng nội.


Hiểu được những đặc điểm trên của người hướng nội, các tổ chức nên suy xét khi thiết kế môi trường làm việc và khi phân công nhiệm vụ công việc. Các cá nhân hướng nội thật sự cảm thấy thoải mái và tối đa hiệu suất công việc khi họ có không gian riêng để chìm đắm trong thế giới của chính mình.


Người hướng nội có thể trở thành nhà lãnh đạo?

Người hướng nội, hướng ngoại hay những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại đều hiện diện ở mọi cộng đồng, mọi tổ chức. Không có bằng chứng nào về việc liệu người hướng nội làm việc tốt hơn hay kém hơn người hướng ngoại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hướng nội có những tố chất lãnh đạo không kém gì so với hướng ngoại.


Điểm mạnh của hướng đáng nói đến gồm sự tận tâm, tham vọng, động lực, sức sáng tạo và đam mê. Những đặc điểm tính cách trên thường giúp ích hơn nhiều so với việc mạnh về giao tiếp xã hội. Những nhà lãnh đạo hướng nội khiến mọi người kính trọng bởi thành quả và hiệu suất công việc hơn là những bài diễn thuyết truyền cảm hứng.


Khi đề cập đến vấn đề phân công công việc, người hướng nội thật sự cần một người chỉ đường dẫn lối. Bởi luôn mưu cầu hoàn hảo, hướng nội thường ôm đồm hết công việc về phía mình mà ngại nhờ vả người khác. Hành động ấy tuy rất mẫu mực nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả, khi đứng dưới góc nhìn của tập thể.


Người hướng nội hoàn toàn có thể là một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Hãy nhìn lại về quá khứ, nơi các nhân vật lịch sử như Martin Luther King hay Mahatma Gandhi - cả hai đều là người hướng nội - và là các nhà lãnh đạo thành công.

 

Thông tin về bài viết: Nguồn bài viết gốc: https://www.sympa.com/blog/what-kind-of-a-work-environment-brings-out-the-best-from-an-introvert-disguised-as-an-extrovert/ Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page