top of page
9ec88bc1-0a3b-4f77-9bfb-ad5954f3d827.png

Ngành Sức Khỏe Tinh Thần Việt Nam: Nhìn Tổng Thể-Những Lo Ngại-Hạ Tầng Dịch Vụ&Chuẩn Bị Để Gia Nhập?

  • Writer: Compassio
    Compassio
  • Feb 26, 2019
  • 10 min read

Updated: Dec 10, 2020

Lĩnh Vực Chăm Sóc Sức Khỏe Tinh Thần (Mental Healthcare Industry) (1) tại việt Nam là một lĩnh vực vẫn đang phát triển. Chính phủ Việt Nam đã thành lập Chương Trình Sức Khỏe Tinh Thần Quốc Gia (gọi tắt là NMHP), tuy nhiên các chuyên gia trong ngành đã lưu ý rằng Chương Trình (NMHP) này chỉ tiếp cận được khoảng 30% dân số, và chỉ tiếp cận tới một danh sách rất hạn hẹp các vấn đề tinh thần (thuộc sức khỏe tinh thần).


Trong khi chính phủ ước tính khoảng 15% dân số cần tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, thì các nghiên cứu độc lập khác lại chỉ ra rằng con số này lên tới 20-30%. Đây là một khoảng trống thị trường chính yếu dành cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và những nhà đầu tư nước ngoài.


Tuy nhiên, các NGOs quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn lấp khoảng trống thị trường này, và cung cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần, cần một cách tiếp cận thận trọng.


Cái Nhìn Tổng Thể Về Thị Trường Chăm Sóc Sức Khỏe Tinh Thần Tại Việt Nam


Ở đất nước này, những người gặp rối loạn tinh thần đôi khi bị đánh đồng với "xấu hổ" và "ô nhục". Điều này ngăn trở những người gặp khó khăn về tinh thần dám công khai về những tình cảnh của họ. Lấy ví dụ, "Bác Sĩ Tâm Thần" là từ tiếng Việt của "Psychiatrist", tuy nhiên, từ này lại được dịch trực tiếp từ tiếng Anh trở thành nghĩa "bác sĩ điều trị bệnh điên/tâm thần". Sự liên quan này đã ăn sâu vào với sự kỳ thị về văn hóa, ám chỉ rằng những người tìm kiếm sự hỗ trợ về tâm lý là đang điều trị cho sự lệch lạc của họ.


Duy trì một xã hội trong tầm kiểm soát bằng cách né tránh thảo luận công khai về các vấn đề như là sự lo âu hay chứng stress trong công việc là một điều thường thấy. Tuy nhiên, những gánh nặng tâm lý này lại có một sự ảnh hưởng lớn trong cách mà những cá nhân trong đó trải nghiệm tình cảnh của họ. (2)


Nhìn sơ qua, việc phát triển lĩnh vực sức khỏe tinh thần có thể không khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài hấp dẫn ngay lập tức, bởi điều đó yêu cầu việc trù bị cho một thị trường ngách ở phía này và đối mặt một hoàn cảnh với chi phí thấp ở phía kia. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng mau lẹ của đất nước này thúc đẩy mạnh mẽ sự phân chia về nhân khẩu học, và đã gia tăng nhu cầu cho tất cả các hình thức chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần.


Bất cập này về dịch vụ tham vấn có phí (vì mục tiêu lợi nhuận) dường như đã tạo ra thách thức cho những nhà đầu tư trong thị trường hiện tại. Với đa phần những người có thu nhập thấp và tầm trung, họ đi làm những công việc toàn thời gian, nên chưa sẵn sàng cho việc chịu những chi phí để dành thời gian nghỉ việc rồi tìm kiếm sự trợ giúp về tâm lý. Những điều đáng cân nhắc khác cần lưu tâm là: những yếu tố như sự kỳ thị xã hội và một nền tảng chưa phát triển của dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thu phí (tư nhân), điều ngăn cản những khách hàng giàu có tìm kiếm dịch vụ.

Tuy nhiên, việc nhắm tới tầng lớp trung lưu - tầng lớp đang ngày một tăng lên, với những ứng dụng (apps) internet và dịch vụ online có mức phí thấp có thể là một phương án khả thi, trong khi tầng lớp giàu có có thể trở nên sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ cao cấp hơn . Nó là điều quan trọng để lưu tâm về nhân khẩu học, về sự sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng dành cho dịch vụ chất lượng, điều sẽ thay đổi theo thời gian, như mức chi tiêu của người tiêu dùng đang tăng lên đáng kể.


Bất kể mô hình dịch vụ nào, tạo ra phương án dễ dàng tiếp cận với sự bảo mật, được ví như là xương sống của một dịch vụ mới - là điều quan trọng mà những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần lưu tâm. Tạo ra công nghệ hữu ích, như những ứng dụng internet, có thể giúp những người đang vật lộn với những sức ép dữ dội từ xã hội, có thể truy cập sự hỗ trợ một cách thoải mái ngay tại nhà của họ.


Những Mối Lo Ngại Về Thị Trường Sức Khỏe Tinh Thần


Vào năm 2014, Hội Tâm Thần Học Việt Nam (3) đã tiến hành một nghiên cứu để xác định danh sách 10 vấn đề tâm lý phổ biến nhất - có ảnh hưởng đến quốc gia này. Trong danh sách chính thức của các vấn đề tâm lý, 3 vấn đề được biết tới nhiều nhất là: Lạm dụng rượu, trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu hơn để xác thực những kết luận này và để xác định nguyên do của chúng là cần thiết.


Vượt ra ngoài điều này, những người sống ở khu vực nông thôn lại phải đối mặt với những thách thức đặc biệt khác - những người bị bỏ lại đằng sau bởi sự bùng nổ kinh tế của đất nước. Các khía cạnh truyền thống của cuộc sống gia đình trở nên suy yếu bởi nguyên do đất nước phát triển kinh tế một cách nhanh chóng; Mối kết nối liên thế hệ đang dần thay đổi khi cha mẹ chuyển đến các trung tâm đô thị để tìm việc làm, để lại con cái họ với gia đình họ hàng hoặc ở một mình trong thời gian dài.


Một nghiên cứu được tiến hành bởi một dự án từ nước Anh: The Young Lives, đã cho thấy yếu tố gây căng thẳng có liên quan đến sự nghèo đói, gây nguy hại cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em. Ở cả khu vực thành thị và nông thôn, nhóm thanh thiếu niên và phụ nữ dễ bị tổn thương, thiếu đi những nguồn lực cần thiết cho những vấn đề của họ. Chăm sóc sức khỏe tinh thần là điều đặc biệt thiếu cho những người sống ở khu vực nông thôn, nơi gặp khó khăn để tiếp cận việc di chuyển đến những thành phố lớn như Hà Nội hay Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, số lượng rất hạn chế các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần hiện đang làm việc trong lĩnh vực này, không thể cung cấp đủ các nhu cầu cho các đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi nguồn lực bị hạn chế.

Một nghiên cứu giữa UNICEF, Viện Phát Triển Nước Ngoài (ODI) và Bộ Lao động, Thương Binh & Xã Hội (MOLISA) đã khảo sát khu vực nông thôn của tỉnh Điện Biên, ở phía tây bắc Việt Nam, và phát hiện ra rằng, trong số 333 người cố gắng tự tử, có tới 140 người 19 tuổi hoặc trẻ hơn (năm 2015); 16 trong số 73 đã tự tử vẫn còn là trẻ em. Đáng báo động, cuộc khảo sát cho thấy xu hướng tự tử là một vấn đề cấp bách của thanh niên Việt Nam trong tỉnh. Hoặc, có lẽ, một vấn đề chưa bao giờ được quan tâm nhiều.


Sự tăng đột biến trong các vụ tự tử là một mối quan tâm mới được công nhận, và cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ các yếu tố gây ra tình trạng khó khăn này ở tuổi vị thành niên tại Việt Nam.


Hạ Tầng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Tinh Thần


Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã có một cuộc khảo sát quốc gia vào năm 2014 và cho thấy rằng chỉ có 0.91 bác sĩ tâm thần (psychiatrists) có sẵn cho mỗi 10 vạn người dân tại Việt Nam.


Tương quan về số lượng bác sĩ tâm thần, có sẵn trên mỗi 10 vạn người dân với các quốc gia cùng khu vực ASEAN như sau: Tại Malaysia có 0.76, tại Thailand có 0.87. Tuy nhiên, khoảng cách ấy còn quá xa so với những nền kinh tế phát triển, như tại Singapore - nơi có tới 3.48 bác sĩ tâm thần có sẵn cho mỗi 10 vạn người dân, hay tại Mỹ - con số này lên tới 12.40.


Điều này cho thấy rằng: Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài rất có thể sẽ phải chạm trán với những thách thức khi tuyển dụng các chuyên gia trong nước, để phục vụ người dân tại Việt Nam.


Bộ Môn Tâm Thần (4) tại Đại học Y Hà Nội và Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia là những nơi có cung cấp các chương trình đào tạo cho các bác sĩ tâm thần. Những sinh viên y khoa tổng quát có thể lựa chọn học chuyên ngành một năm về tâm thần học, mặc dù mối quan tâm của nó vẫn còn thấp so với các lĩnh vực y tế khác.


Để phát triển cơ sở hạ tầng về chăm sóc sức khỏe tinh thần, sẽ đòi hỏi các tổ chức giáo dục nước ngoài và các chương trình đào tạo chuyên nghiệp nhằm tăng cường năng lực và kỹ năng lâm sàng tại Việt Nam. Phối hợp với các tổ chức địa phương để cải thiện nền tảng giáo dục hiện tại hoặc thiết lập các dịch vụ đào tạo độc lập có thể giúp cải thiện tình hình hiện tại.


Mạng lưới sức khỏe tinh thần tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các chương trình điều trị ngoại trú và điều trị nội trú để chăm sóc tinh thần. Hệ thống bệnh viện tâm thần tại Việt Nam có 36 bệnh viện được thành lập trên cả nước. Các bệnh viện nội trú này phục vụ cho các bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng, hiện tại có khoảng 6.000 giường.


Hệ thống cung cấp dịch vụ thông qua một mạng lưới các bệnh viện quốc doanh; có hai bệnh viện tâm thần quốc gia: một ở phía bắc Hà Nội và một ở thành phố Biên Hòa, nằm ở phía nam, 34 bệnh viện tâm thần cấp tỉnh còn lại rải rắc trên cả nước.


Hiện tại, Việt Nam có 600 cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần ngoại trú dành cho người dân địa phương đang tìm kiếm những dịch vụ chăm sóc ngắn hạn. Điều trị ngoại trú cung cấp các dịch vụ tâm lý xã hội cho những người có nhu cầu, mà không cần phải nhập viện.


Thêm nữa, trong khi những dịch vụ có sẵn thông qua các cơ sở thuộc sở hữu nhà nước, các nghiên cứu quốc tế có sự đồng thuận rằng chưa có nhiều cơ sở dành riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên - nhóm mà theo nhân khẩu học nghiên cứu cho thấy rất dễ bị tổn thương.


Làm Thế Nào Để Chuẩn Bị Gia Nhập Thị Trường


Sự phát triển của một ngành chăm sóc sức khỏe tinh thần thành công sẽ đòi hỏi những nghiên cứu kỹ càng và sự thích ứng, với cái nhìn sâu sắc về sự vận động của nhu cầu về y tế.


Các doanh nhân đang tìm cách đầu tư vào ngành chăm sóc sức khỏe tinh thần nên làm quen với các yêu cầu hợp tác địa phương và các quy định của ngành. Ở Việt Nam, các quy định trong lĩnh vực y tế có nhiều hạn chế, vì vậy điều quan trọng là phải nhận thức được những hạn chế hiện có, cũng như những sự thiếu hụt về hành lang pháp lý cho ngành.


Đầu tư nước ngoài (lên tới 100%) về chăm sóc sức khỏe tinh thần là được phép tại Việt Nam, bao gồm các cơ sở chăm sóc sức khỏe và các đơn vị đào tạo y tế, miễn là họ có thể đáp ứng các yêu cầu về vốn do chính phủ đặt ra. Các doanh nghiệp có ý định cung cấp điều trị chăm sóc sức khỏe có yêu cầu vốn tương đối cao, trong khi các yêu cầu về vốn cho các nhà cung cấp đào tạo y tế lại dựa trên số lượng sinh viên.


Khám phá các cơ hội hợp tác giữa đơn vị công và tư nhân (PPP-public-private partnership) hoặc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (NGOs) địa phương có thể giúp các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường và nhanh chóng phù hợp bối cảnh với các phương pháp điều trị và dịch vụ quốc tế.

"Business Intelligence Manager" của Dezan Shira & Associates, Maxfield Brown cho biết: Những trở ngại chính sẽ thuộc về các vấn đề pháp lý - câu chuyện về thuế không phải là một rào cản. Sức khỏe tinh thần vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi ở nhiều xã hội và cách bạn giáo dục hay tiếp cận chủ đề này, là điều rất quan trọng. Ngay cả khi nó không phải là quy định, nó vẫn là một chủ đề nhạy cảm về văn hóa. Tuy nhiên, khi Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển, những góc nhìn và luật pháp của nước này có thể thay đổi sau 5 năm nữa, và điều đó sẽ thay đổi cách các công ty có thể hoạt động trên thị trường chăm sóc sức khỏe tinh thần này.


 

Nguồn bài: The Mental Healthcare Industry in Vietnam - vietnam-briefing.com

(Đồng thời được đăng tải một phần trên english.vietnamnet.vn & http://dtinews.vn)

Người dịch: Phạm Đại Bàng - Founder từ Compassion.vn

Bản dịch đăng tải tại: Compassion.vn

 

Chú thích trong bài (từ người dịch):

  1. Tất cả từ "Mental Healthcare" được dịch theo nghĩa: "Chăm Sóc Sức Khỏe Tinh Thần" vì mục đích phân biệt với vấn đề "Tâm Thần" (một nghĩa đã gây ra nhiều "bias" tại Việt Nam - Xem thêm chú thích (2))

  2. Đoạn "Ở đất nước này, ... trải nghiệm tình cảnh của họ" không được đăng tải trong các bài đăng ở english.vietnamnet.vn & http://dtinews.vn.

  3. Cần kiểm chứng thêm thông tin

  4. Theo thông tin tìm hiểu của người dịch thì Đại Học Y Hà Nội không có khoa tâm thần (như bài viết), chỉ có bộ môn tâm thần.


 
 
 

Comments


bottom of page