top of page

Lời chỉ dẫn chiến đấu với vô sinh cho cặp vợ chồng hiếm muộn

Đã cập nhật: 2 thg 6, 2020

Nếu bạn và người bạn đời đã và đang cố gắng để có con trong khoảng thời gian một năm trở lại đây nhưng chưa thành công, có thể bạn đang phải đối mặt với vấn đề về khả năng sinh sản. Bạn nên sớm bắt đầu nghe tư vấn từ bác sĩ về những thách thức và cả những sự lựa chọn của bạn cho việc mang thai.


Chắc hẳn, bác sĩ vẫn đang theo dõi mọi khía cạnh về sức khỏe thể chất của bạn. Nhưng việc chăm sóc sức khỏe tâm lý và hạnh phúc cũng rất quan trọng. Các cặp vợ chồng muốn có em bé nhưng gặp khó khăn khi thụ thai có thể đối mặt với một loạt những cảm xúc như giận giữ, thất vọng, khổ tâm và xấu hổ. Nếu những cảm xúc này không được giải quyết triệt để, chúng có thể gây tổn thương và góp phần gây ra nỗi đau, sự bực bội hay những vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm.


Vô sinh không chỉ tác động riêng đến bạn và bạn đời mà còn đến cả các mối quan hệ của bạn nữa.

Sau đây, chúng ta sẽ thảo luận những tình huống mà bạn có thể gặp phải trong trường hợp là một cặp vợ chồng đang giải quyết vấn đề hiếm muộn và cách mà bạn có thể xử lý chúng. Khi các khó khăn được kiểm soát bằng những giải pháp lành mạnh, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ bên cạnh người bạn đồng hành để đối mặt với vấn đề hơn là việc giải quyết một mình.



Sự kỳ thị của xã hội quanh việc vô sinh


Việc nhận ra tình trạng vô sinh phổ biến như thế nào gây ngạc nhiên cho nhiều người. Theo như trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật, 12% phụ nữ Mỹ ở độ tuổi từ 15 đến 44 gặp bất lợi khi thụ thai hoặc khó khăn trong việc giữ thai cho đến ngày sinh khi có mang.

Một cặp đôi khi tiến đến hôn nhân thường thừa nhận rằng họ thường gặp áp lực để có một đứa con đầu lòng. Tất nhiên, việc mong muốn có con là không hoàn hảo theo nhiều nghĩa, nhưng vấn đề trọng tâm là sự kỳ thị xung quanh điều đó. Cha mẹ hay những người bạn của bạn có thể hỏi những câu hỏi mang tính hiếu kỳ. Môi trường xã hội cũng có thể trở nên bất tiện nếu những người bạn dường như không thấu hiểu những gì mà bạn đang trải qua. Mọi người có thể tránh mời bạn đến những dịp như các bữa tiệc mừng sinh nhật hay tiệc thôi nôi con họ. Thậm chí là những lời mời không chút thiện ý cũng khiến bạn cảm thấy lạc lõng cho đến cuối buổi tiệc.


Việc cố gắng thấu hiểu những cảm xúc mà bạn gặp phải khi mong muốn có con là điều quan trọng, nhưng cũng cần cẩn thận để tránh đổ lỗi cho bản thân hay người bạn đời. Trách móc, tự dày vò hay bất cứ cách gì đều có thể khiến bạn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn đau thương dẫn đến việc khốn khổ hơn

Trong quá khứ, phụ nữ đã phải nhận nhiều sự đổ lỗi xung quanh vấn đề vô sinh. Trong khi đó, ngày nay vô sinh được biết rằng có thể là kết quả từ các yếu tố của cả nam giới hoặc nữ giới, nhưng phụ nữ vẫn còn gặp khó khăn với những cảm xúc của sự thất bại hay xấu hổ. Người đàn ông có thể gặp nỗi đau tương tự nhưng thường khó để nhắc đến. Trong xã hội nói chung, một lời nhận xét chủ quan có thể làm nỗi đau buồn của việc vô sinh trở nên đau đớn hơn.

Trong những năm gần đây, nhiều cặp vợ chồng người nổi tiếng đã chia sẻ những trải nghiệm của họ với việc vô sinh, trong đó có Michelle và Barack Obama. Có lẽ bạn đã nên chia sẻ về việc vô sinh của mình với một người hiểu, yêu thương bạn và như thế bạn sẽ cảm thấy được trao quyền và hỗ trợ bởi sự quan tâm của họ.


Vấn đề vô sinh thường được xem là một cuộc chiến cá nhân. Nhưng việc giảm sự kỳ thị đã có thể giúp nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi nói về những khó khăn của chính họ trong việc mang thai. Nhiều người không cảm thấy sẵn sàng để cởi mở có thể vẫn thu hút sự ủng hộ từ việc biết rằng họ không đơn độc. Không quan trọng những yếu tố nào góp phần vào việc vô sinh, không phải bạn cũng chẳng phải người bạn đồng hành của bạn phải cảm thấy xấu hổ cả.


Tránh xa việc đổ lỗi và xấu hổ

Việc để cho bản thân trải nghiệm sự đau khổ là một phần quan trong của việc đối phó với vô sinh. Thậm chí nếu bạn đang cố gắng điều trị vô sinh, việc đối mặt thực tế rằng có mang là không thể thực hiện được có thể gây ra một tác động về cảm xúc mạnh mẽ. Đau khổ và buồn rầu có lẽ là phản ứng đầu tiên của bạn.

Đôi khi nguyên nhân gây ra vô sinh không thể xác định được. Nhưng việc tìm ra gốc rễ của vấn đề vô sinh nếu đến từ bạn thì việc đó có thể dẫn đến việc giảm lòng tự trọng, trầm cảm và lo âu. Nếu bạn đời của bạn là người bị vô sinh, bạn sẽ có thể cảm thấy tuyệt vọng. Bạn sẽ phải vật lộn với việc ngăn không cho mình la lên rằng đó là lỗi của nửa kia, không phải của bạn.

Việc cố gắng thấu hiểu những cảm xúc mà bạn gặp phải khi mong muốn có con là điều quan trọng, nhưng cũng cần cẩn thận để tránh đổ lỗi cho bản thân hay người bạn đời. Trách móc, tự dày vò hay bất cứ cách gì đều có thể khiến bạn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn đau thương dẫn đến việc khốn khổ hơn

Các nhà cố vấn làm việc với những cặp vợ chồng vô sinh khuyên rằng: nên nói chuyện với người bạn đồng hành của bạn về việc bạn cảm thấy như thế nào, bằng một cách cởi mở và thành thật. Điều này có thể khó khăn khi bạn tức giận, nhưng hãy nhớ rằng: Bạn và người bạn đời của mình là một đội và sự giao tiếp là điều cần thiết trong một đội nhóm tốt. Thậm chí khi bạn giận giữ, tổn thương hay ngượng ngùng, điều đó thường tốt hơn khi nói về những cảm xúc của bạn một cách điềm tĩnh, so với việc chờ cho đến khi chúng được thốt ra trong suốt một cuộc tranh luận hay những phút giây căng thẳng. Bạn có thể quyết định không chia sẻ khó khăn của mình với gia đình hay bạn bè, nhưng hãy cam kết là thành thật với nhau.


Lựa chọn những giải pháp thụ thai khác



Công nghệ sinh sản có hỗ trợ (ART) giúp cho nhiều cặp vợ chồng xử lý được vấn đề mang thai. Khi xem xét các lựa chọn của bạn, điều quan trọng là bạn và người bạn đời phải đồng thuận rằng bạn sẽ tuân theo việc điều trị trong bao lâu, bạn có thể dành ra số tiền bao nhiêu và những việc điều trị nào bạn sẽ thử.

 Bảo hiểm của bạn có thể không bao trọn (hay bất kì) chi phí nào cho việc điều trị vô sinh. Việc bắt đầu điều trị với một hạn mức tài chính có thể giúp bạn tránh đưa bản thân vào những khó khăn tài chính bởi việc phải duy trì điều trị trong thời gian dài.


Hãy cho phép có một cuộc hội ý thành thật với bạn đồng hành của mình về những phương pháp điều trị làm bạn cảm thấy không thoải mái trước khi lên kế hoạch cho bất cứ kế hoạch nào.

Một điều cũng rất cần thiết là quyết định quãng thời gian mà bạn sẽ điều trị. ART có thể cho bạn tia hy vọng, nhưng việc trị liệu không luôn đem lại hiệu quả. Đôi khi cũng không mang lại kết quả gì. Việc không kiên định cùng với căng thẳng kèm theo khi điều trị có thể gây ra tác động tiêu cực đến mối quan hệ của bạn. Mặc dù đôi khi bạn cảm thấy nỗi buồn được gợi nhắc khi bạn gần đến cuối giai đoạn điều trị và vẫn chưa thụ thai được, việc đặt ra một giới hạn về thời gian có thể giúp làm dịu đi sự không kiên định và cảm xúc đau buồn.


Tùy thuộc vào vấn đề mang thai cụ thể của bạn, hàng loạt việc trị liệu có thể được áp dụng. Những lựa chọn như dùng thuốc, thụ tinh trong ống nghiệm và thụ tinh trong tử cung (hay còn gọi là thụ tinh nhân tạo). Bạn cũng có thể chọn dùng trứng hoặc tinh trùng hiến tặng hoặc có một người làm mẹ thay thế mang trứng đã được thụ tinh trong tử cung.


Một vài những giải pháp này có thể không hiệu quả với bạn vì vấn đề tôn giáo, đạo đức hoặc những niềm tin cá nhân. Chẳng hạn như vài người xem xét việc đóng băng phôi thai là vô đạo đức. Hãy có một cuộc hội ý thành thật với bạn đồng hành của mình về những phép điều trị làm bạn không thoải mái trước khi lên kế hoạch cho bất cứ kế hoạch nào.


Chia sẻ với nhà tư vấn tình cảm về chuyện vô sinh


Mặc dù cặp vợ chồng có thể duy trì mối liên kết mạnh mẽ và tận tâm mặc cho có rắc rối từ chuyện vô sinh, thì những bước phòng tránh có thể giúp giữ cho mối quan hệ của bạn hạnh phúc hơn. 


Nghiên cứu gợi ý rằng việc vô sinh là một sự chịu đựng khó chịu và căng thẳng cao, và bất kì kiểu căng thẳng nào đều có thể tác động tiêu cực đến một mối quan hệ. Những nhà trị liệu tình cảm khuyên rằng tìm kiếm sự giúp đỡ sớm thay vì chờ cho đến khi cơn khủng hoảng mà bạn đang đối mặt bắt đầu tác động nghiêm trọng lên mối quan hệ của bạn.


Một nghiên cứu năm 2017 đã tìm được chứng cứ gợi ý rằng những cặp vợ chồng với những giải pháp đối phó để hòa hợp thường cởi mở hơn và hầu như vẫn phát triển một mối quan hệ mạnh mẽ mặc dù vô sinh. Nói cách khác, họ đồng hành như một đội, thậm chí cho dù bản năng của bạn là có thể giải quyết nỗi đau một mình. Việc trị liệu có thể giúp bạn và người bạn đời mở rộng những giải pháp đối phó và loại bỏ những hành vi thích nghi như là sự tránh né.


Việc trị liệu cũng cung cấp một không gian an toàn cho bạn để chia sẻ những cảm xúc khi phải đối mặt về việc vô sinh và những triệu chứng về sức khỏe tinh thần mà bạn đang chịu đựng. (Nói về những điều này trong việc trị liệu cá nhân cũng được khuyến khích). Nhà trị liệu của bạn có thể hỗ trợ bạn và người bạn đồng hành thông qua việc tìm kiếm những giải pháp hữu ích để cùng nhau chiến đấu, liên hệ và kết nối trong suốt những thách thức của việc vô sinh.


Nếu bạn chưa từng làm việc với một nhà trị liệu tình cảm nào, điều này có thể giúp bạn bắt đầu nhìn thấy một hoặc thậm chí là nhiều vấn đề mang thai mà không tác động đến bất kì mối quan hệ nào tại thời điểm hiện tại. Vài nhà tư vấn tình cảm có thể có những tư vấn đặc biệt trong việc cố vấn vô sinh. Bạn có thể bắt đầu việc tìm cho mình một nhà cố vấn tình cảm tại danh mục của GoodTherapy.


 

Tác giả: Crystal Raypole Người dịch: Trần Thị Thanh Huyền Người biên tập: Anh Thơ Nguyễn

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây


0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page