top of page

Làm Sao Để Trưởng Thành Đích Thực?

Điều này quá rõ ràng rồi, tất nhiên là vậy. Bây giờ chúng ta đều đã lớn rồi. Chúng ta đã trưởng thành về mặt thể chất, chúng ta có một công việc, có thể lái xe, sử dụng internet theo ý mình và thức đến tận khuya.


Nhưng các dấu ấn trưởng thành khách quan như thế tạo thành lề thói phản ánh sai lầm các thực tại tâm lý ẩn sâu bên trong của chúng ta. Sự phát triển tiến lên phiên bản người trưởng thành đích thực của chúng ta có thể trì trệ lại hằng nhiều thập kỷ sau bất kỳ cột mốc trưởng thành theo tiêu chuẩn xã hội định đặt.


Ví dụ như, khi ở cạnh những nhân vật trông có vẻ quyền lực hay có địa vị cao hơn, chúng ta có thể theo quán tính trở nên bị động và cực kỳ nhút nhát. Chúng ta có thể phủ lên họ quyền lực cao cả và kỳ vọng họ biết mọi câu trả lời. Cái ý tưởng nói ngược lại với họ gần như hoàn toàn không có trong tâm tưởng của ta.


Hoặc có lẽ là trong những hoàn cảnh khác, chúng ta có thể trải nghiệm cảm giác tội lỗi khủng khiếp về tình dục của bản thân, cảm thấy một nhu cầu thái quá muốn biểu hiện mình thuần khiết và cao cả tốt đẹp - như thể bản thân cơ thể trần trụi của chúng ta nhất thiết sẽ mang đến sự ghê tởm và đáng thất vọng.

Hay là, thay vì giải thích rõ về điều gây phiền nhiễu cho mình, chúng ta có thể sa đà trong cơn thịnh nộ hoặc hờn dỗi, đó là hai động thái mà những người có tính trẻ con hay làm.



Có thể mất một khoảng thời gian vô cùng dài để nhìn nhận bằng cảm xúc hơn là chỉ bằng lý trí, đó là những kịch bản khuôn sáo mà chúng ta đã “diễn” đi diễn lại suốt bao năm mà những hoàn cảnh đó đã không còn phù hợp nữa; góc khuất nhỏ trong thế giới chúng ta lớn lên khi còn là những đứa trẻ không còn phản ánh cách thế giới rộng lớn hơn đang trải ra trước mắt ta hay điều thế giới thật sự cần - và chiêu trò ăn vạ mà chúng ta học được khi còn bé để đòi hỏi, yêu sách các nhân vật có thẩm quyền không còn là cách hữu hiệu khi chúng ta giao tiếp quan hệ với những người khác ngoài xã hội. Chúng ta có lẽ đã bị gán nhãn là “kẻ im thin thít”, “đứa bướng bỉnh, nổi loạn” hay “nạn nhân yếu đuối” hoặc “đứa nhóc mạnh mẽ” nhưng những cái nhãn dán như thế không quyết định bản sắc riêng của chính ta.


Có thể mất thời gian rất lâu để chúng ta nhận ra mình tự do. Chúng ta đợi chờ hằng năm trời để được phép từ bỏ một công việc không làm chúng ta hài lòng mà thậm chí chẳng ai thèm quan tâm nếu ta bỏ việc vào sáng mai; chúng ta sống trong sợ hãi mình sẽ không đạt được “kỳ vọng của xã hội” mà nó phóng chiếu từ những kỳ vọng của cha mẹ đã không còn hiện diện trên đời của chúng ta. Chúng ta đợi chờ để được tán thưởng từ “những nhân vật biết tất tần tật mọi thứ”, dù cho không thật sự có ai như vậy cả. Chúng ta khiếp hãi với ý nghĩ mình sẽ bùng phát cơn giận dữ mà ta bây giờ ta có thể mặc kệ nó rồi bỏ đi.


Trở thành một người trưởng thành về cảm xúc có nghĩa là học cách thức ứng xử khôn khéo, bao dung hơn hướng đến người khác. Một người có thẩm quyền nào đó có thể mắc sai lầm; chúng ta có thể gây phiền nhiễu cho ai đó và vẫn sống khỏe “chả chết ai cả”; tình dục không phải là thứ ghê tởm; chúng ta có thể điềm tĩnh chỉ thẳng ra điều làm ta tổn thương đau khổ và cảm thấy được lắng nghe.


Chúng ta bắt đầu trên con đường tiến lên thời kỳ trưởng thành đích thực khi ta ngừng bám chấp vào năng lực xúc cảm của mình và nhận thức được mức độ chúng ta trong nhiều lĩnh vực tâm lý dường như chỉ đang cố kéo lê tuổi tác sinh học của mình mà thôi. Một khi nhận ra trong những khía cạnh tinh tế chúng ta không “người lớn” gì cho cam chính là khởi đầu của việc trưởng thành đích thực.


 

Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).


 

Người dịch: Anh Đào Lê ; Người biên tập: Hải Yến

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page