Nhiều người trong chúng ta, khát khao mãnh liệt nhất đồng thời cũng mơ hồ nhất đó là trở nên sáng tạo hơn. Và khi chúng ta nghĩ về việc trở nên sáng tạo có nghĩa là gì, chúng ta nghĩ đến một loạt các công việc cố định nhàm chán.
Chúng ta có thể có khả năng sáng tạo về mặt hình ảnh: và thế là chúng ta tự định hình mình muốn trở thành một họa sỹ, một nhiếp ảnh gia, một nhà làm phim, một nhà thiết kế hay là một kiến trúc sư.
Chúng ta có thể có khả năng sáng tạo trong việc vận dụng trí não: và thế là chúng ta nghĩ đến việc mình muốn trở thành tiểu thuyết gia, nhà báo hay học giả.
Chúng ta có thể có khả năng sáng tạo về mặt âm nhạc: và thế là chúng ta nghĩ đến việc mình muốn thành lập một ban nhạc.
Hoặc chúng ta có thể có khả năng sáng tạo trong việc cảm nhận: và thế là chúng ta nghĩ đến việc mình muốn mở một nhà hàng.
Vấn đề là việc buộc chặt mình vào bất kỳ công việc nào trong số những công việc trên thì - nói theo ngôn ngữ thống kê - gần như là bất khả thi. Chúng ta kết thúc trong tư duy bó hẹp, chắc chắn về điều chúng ta muốn trở thành, để rồi cũng chẳng xâm nhập được vào những lĩnh vực mà chúng ta đã chọn.
Chúng ta đi đến kết cục với điều chúng ta gọi là sự chắc chắn - hơn đơn giản đó là niềm yêu thích - thứ báo hiệu sự pha trộn hòa lẫn giữa sự chắc chắc bên trong và bất khả thi bên ngoài.
Giải pháp cho sự mặc định này nằm ở việc đạt được sự thấu hiểu sâu hơn với điều chúng ta thật sự hứng thú sáng tạo, bởi vì ta càng chính xác và tỉ mỉ tìm hiểu điều chúng ta thực sự quan tâm đến thì chúng ta càng kiên tâm để khám phá ra những mối quan tâm sáng tạo của mình. Và những "điểm chạm" kích thích sáng tạo của chúng ta thực sự xuất hiện trong một loạt nghề nghiệp trải rộng ra lớn hơn những thứ cho tới lúc này chúng ta chỉ dùng để giải trí.
Thiếu hiểu biết chắc chắn về điều chúng ta thật sự muốn theo đuổi - và do đó thiếu đi sự nhìn nhận rõ ràng và chuẩn xác về thị trường việc làm - đẩy chúng ta vào trong một đường hầm những lựa chọn hạn hẹp hơn là được bảo đảm.
Khi chúng ta hoàn toàn hiểu được điều gì dẫn chúng ta đến với một nghề nghiệp sáng tạo, chúng ta sẽ nhận ra được các phẩm chất cần thiết của nghề nghiệp đó ở cả những loại công việc khác nữa. Điều chúng ta thực sự yêu quý không phải là một công việc cụ thể nào đó mà là một loạt các chủ đề mà ban đầu chúng ta xác định ra cho ngành nghề đó, thông thường ta chọn công việc cụ thể đó vì công việc này này là một ví dụ dễ thấy nhất có các chủ đề đó - đây lại chính là nơi vấn đề phát sinh - vì những công việc quá dễ thấy có xu hướng thu hút rất nhiều sự chú ý, do đó có quá nhiều người đổ xô vào làm và sau cùng nó thành một vị trí công việc chỉ đưa ra được những mức lương tàm tạm.
Tuy nhiên, trong thực tế, những phẩm chất sáng tạo không thể chỉ xuất hiện ở đó. Những phẩm chất này cần thiết chung cho tất cả ngành nghề và sẽ xuất hiện dưới các hình thức khác ít rõ ràng hơn - một khi chúng ta biết cách nhìn ra chúng như thế nào.
Hãy tưởng tượng một người đã và đang đặt rất nhiều tâm huyết vào ý tưởng trở thành một nhà báo. Từ then chốt “nhà báo” trở thành một chiếc huy hiệu thể hiện tất cả những gì người đó cảm thấy và mong muốn. Từ khi còn nhỏ, công việc đó đã khơi lên trong họ sự mê hoặc và kích thích, hào hứng và năng động. Họ đã quen với việc được cha mẹ, cô dì chú bác coi mình là một nhà báo tương lai. Tuy nhiên, ngành này bây giờ đã đến giai đoạn sụt giảm và đáng tiếc thay lại có quá nhiều người đổ xô vào. Tạo nên sự dồn đọng kẹt cứng và một kết quả đáng lo lắng làm sao!
Động thái được khuyến nghị đó là hãy ngừng tìm kiếm công việc vô ích, thực tập không lương và hãy hỏi chính mình điều gì thực sự hấp dẫn, mang lại niềm phấn khởi nội tại của một người làm ngành báo chí. Niềm vui thích (pleasures) trong công việc mà một người thực sự tìm kiếm ở đây là gì - và có lẽ chúng cũng xuất hiện ở đâu đó khác, và nơi nào đó thuận lợi hơn trong thế giới công việc nói chung?
Chúng ta dễ bị rơi vào sự mơ hồ rất tự nhiên ở đây. Chúng ta thường chỉ thích cái danh xưng hào nhoáng của công việc có sẵn. Nhưng nếu chúng ta làm theo hướng phân tích "điểm chạm" kích thích sáng tạo, chúng ta bắt đầu cạy mở được cái nắp bật và nhìn rõ ràng hơn vào niềm vui thích (pleasures) mà công việc đó mang lại. Một khi đã xem xét kỹ lưỡng, chúng ta có thể nhận thấy ngành báo chí mang đến những niềm vui thích (pleasures) sau: khả năng dấn thân vào những vấn đề xã hội và chính trị nghiêm túc, để phân tích chính sách, để viết nên những suy nghĩ với sự nhã nhặn và để được tôn trọng vì quyền lực phê bình của báo chí.
Một khi các yếu tố như vậy được làm rõ, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn và ta không còn chỉ chăm chăm hướng tới lĩnh vực mà ta gọi là báo chí. Sự kết hợp trên không thể chỉ xuất hiện - và không chỉ cần thiết - trong mỗi lĩnh vực báo và tạp chí. Nó không thực sự bị bó hẹp trong bất cứ ngành nghề lĩnh vực cụ thể nào. Các tính chất sáng tạo có thể, và hiển nhiên xuất hiện trong nhiều ngành nghề khác nữa. Ví dụ như, một công ty đầu tư tài chính có thể có nhu cầu rất lớn về phân tích các thị trường mới nổi và giải thích được tiềm năng và điểm yếu có thể có của các thị trường đó cho khách hàng; một trường đại học có thể cần phân tích và hiểu rõ những thay đổi trong môi trường cạnh tranh của họ và giải thích những điều này một cách rõ ràng và rành mạch cho nhân viên của trường; một công ty dầu khí có thể cần phân tích xem tương lai có phù hợp với nhu cầu việc làm cần tuyển dụng hay không và chuyển giao phân tích này cho nhóm phụ trách tuyển dụng khắp thế giới. Những ngành công nghiệp này không nằm trong ngành báo chí - nhưng chúng đều có nhu cầu và cơ hội trên thực tế cung cấp chính xác cùng niềm vui thích (pleasures) mà vào lúc ban đầu ngành báo chí có vẻ như mang đến.
Cuộc xét duyệt làm rõ như chúng ta đã làm ở trên cho thấy niềm vui thích (pleasures) mà chúng ta đang tìm kiếm thì linh động và rộng mở hơn so với dự định ban đầu rất nhiều. Niềm vui thích (pleasures) đó không phải chỉ được ta theo đuổi trong mỗi thế giới truyền thông, nó có thể mang về tài chính, an toàn hơn, dễ tiếp cận hơn khi ta theo đuổi nó trong những lĩnh vực ngành nghề kinh tế khác.
Đây không phải là một bài tập khiến chúng ta từ bỏ điều chúng ta thực sự muốn làm. Bước chuyển biến mang tính giải phóng này nhằm để nhìn thấy điều chúng ta muốn làm có thể tồn tại ở những ngành nghề nằm ngoài những lĩnh vực mà chúng ta đã xác định từ trước.
Phân tích tương tự có thể tiến hành với nghề giảng dạy. Hóa ra việc dạy học không phải chỉ diễn ra trong mỗi trường tiểu học hay trung học; một người có thể là giáo viên trong cả một tập đoàn hàng không nữa (bạn cần phải dạy nhân viên mới về bản chất của ngành công nghiệp này) hoặc công ty quản lý tài sản (bạn cần phải giảng dạy cho các nhà điều hành về cách làm sao để đàm phán với khách hàng khó tính). Hoặc, một người nào đó say mê chính trị có thể nhận thấy niềm vui thích mà họ tìm kiếm (đó là ảnh hưởng đến các thành quả xã hội) thì có nhiều lựa chọn sẵn có hơn (và nhận được tưởng thưởng tốt hơn và có tầm quan trọng hơn) trong một công việc như ban điều hành tour du lịch hay một công ty khai thác dầu. Điều này có thể trông có vẻ như tự hạ mình xuống nếu như chúng ta không hiểu trọn vẹn điều mình thực sự tìm kiếm.
Ngạc nhiên là, khía cạnh khai phóng của việc phân tích "điểm chạm" kích thích sáng tạo chỉ ra rằng nó chưa bao giờ hướng tới một ngành nghề lĩnh vực cụ thể, mà nó chính là chìa khóa để tìm được một công việc chúng ta yêu thích. Bởi vì khi chúng ta hoàn toàn hiểu ra rằng niềm vui thích (pleasures) của mình là gì - cảm ơn trời - thì chúng ta có thể thực sự xuất hiện trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau mà không thể đoán trước được ngay từ đầu.
Hiểu biết tường tận về điều chúng ta yêu thích mở ra cho chúng ta chân trời tự do yêu thích bao la rộng lớn hơn.
Nguồn bài dịch: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-creative-itch/
Người dịch: Anh Đào Lê ; Người biên tập: Trang
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
コメント