top of page

Làm Thế Nào Để Có Sự Tự Phản Chiếu (Self-reflection) & Hướng Dẫn Chi Tiết

Nhiều vận động viên vô địch thế giới, những doanh nhân, hay những giảng viên tâm lý đều nhắc về sự tự phản chiếu (Self-reflection) như là một chìa khóa vàng dẫn đến thành công. Điều này cũng hoàn toàn đúng, với những người bình thường - những người mà họ thỏa mãn và hạnh phúc với cuộc sống của chính họ.

Vậy thì tại sao sự tự phản chiếu (self-reflection) lại quan trọng đến thế. Tôi sẽ nói với bạn lí do và cách bạn có thể dùng nó để đạt được một cuộc sống toàn vẹn và thành công hơn.

Bài viết bao gồm 2 nội dung chính

1. Tự phản chiếu bằng cách nào? (kèm hướng dẫn chi tiết)

a. Quy trình tự phản chiếu

b. Chúng ta phản chiếu lên điều gì

c. Những câu tự vấn trong tự phản chiếu

d. Thời điểm nên tự phản chiếu

e. Những "mẹo nhỏ" trong tự phản chiếu

2. Một vài thông tin liên quan

 


1. Tự phản chiếu bằng cách nào (kèm hướng dẫn chi tiết)

Đến đây thì bạn đã hiểu về những lợi ích của sự tự phản chiếu và bạn đã sẵn sàng để bắt đầu học nó chưa? Cách thức được trình bày sau đây:


a. Quy trình của sự tự phản chiếu: Đây là một hướng dẫn đơn giản cho quá trình tự phản chiếu - chúng ta có thể lấy một số chữ cái đầu của 5 từ này tạo thành một "quy trình": Quy Trình STILLA - Tĩnh Lặng.

  1. ST - Stop - Dừng lại: Lùi một bước trước cuộc sống hoặc một tình huống cụ thể.

  2. I - Inner Self - Trở về bên trong: Quay về với bên trong chính mình, trở về với nội tâm của mình

  3. L - Look - Nhìn: Xác định và tạo quan điểm về những gì bạn nhận thấy và nhìn thấy.

  4. L - Listen - Nghe: Lắng nghe những lời khuyên từ bên trong của bạn, trí tuệ bẩm sinh nổi lên khi bạn cho nó thời gian và không gian.

  5. A - Act - Hành động: Xác định các bước bạn cần làm tiếp theo để điều chỉnh, thay đổi hoặc cải thiện.


Vậy chúng ta phản chiếu lên điều gì? Có hai thành phần quan trọng để tự phản chiếu:

  • Điều đầu tiên cần phản chiếu là: chính bạn.

Điều này bao gồm việc bạn là ai và bạn muốn điều gì trong cuộc sống. Đây là một phần của sự tự nhận thức mà chúng ta đã bàn ở trên. Nhiều nhà triết học cổ đại từ Aristotle đến Socrates và Pythagoras đã đề cao những lợi ích của việc nhận biết bản thân mình (self-awareness). Dưới đây là một số câu hỏi cần suy ngẫm khi bạn phản chiếu bản thân:

- Giá trị cốt lõi (core values) của tôi là gì? Những niềm tin, nguyên tắc dẫn dắt hoặc ý tưởng quan trọng đối với tôi là gì? Ưu tiên quan trọng của tôi là gì?

- Món quà độc đáo (siêu năng lực) của riêng tôi, kỹ năng, điểm mạnh hoặc tài năng của tôi là gì?

- Những điểm yếu hoặc điểm mù của bản thân, mà tôi cần phải đề phòng là gì?

- Tôi muốn trở thành ai?

- Năng lượng nào tôi muốn mang đến trong mọi thứ tôi làm?

- Tác động hoặc sự khác biệt tôi muốn tạo ra là gì? Tôi muốn phục vụ, đóng góp hoặc tạo ra những giá trị như thế nào?

- Đam mê của tôi là gì? Tôi yêu cái gì? Điều gì khiến tôi gắn kết, có động lực và hứng thú?

- Có niềm tin nào mà tôi đang giới hạn tôi không?

- Tôi muốn gì cho cuộc sống của tôi? (sau tất cả, nếu bạn còn không biết bạn muốn gì, thì sao mà bạn có được nó?)

- Khi nào tôi là bản thể tốt nhất?



  • Thứ hai là: phản chiếu những lĩnh vực quan trọng đối với bạn, trong cuộc sống.

Điều này có thể bao gồm các mối quan hệ của bạn, gia đình, sự nghiệp, sức khỏe. Hay hạnh phúc, tài chính, mục tiêu sự nghiệp, sự phát triển tâm linh hay con người, hay niềm vui hay là giải trí?


Một công cụ tuyệt vời mà nhiều huấn luyện viên (coach) và những người trong lĩnh vực phát triển cá nhân đã sử dụng trong nhiều năm được gọi là Bánh Xe Cuộc Đời (The Wheel of Life). Trong khi Bánh Xe Cuộc Đời ban đầu bắt nguồn từ Phật giáo (Đại Thừa - Tiểu Thừa, hay "bánh xe lớn" - "bánh xe nhỏ"), thì mô hình Bánh Xe Cuộc Đời hiện đại được tạo ra bởi Paul Meyer, người tiên phong trong ngành huấn luyện và cải thiện cuộc sống.

Mục đích của Bánh Xe Cuộc Đời là tìm ra các lĩnh vực trong cuộc sống của bạn (như hình, gồm các lĩnh vực khác nhau như công việc, gia đình, xã hội, sức khỏe, đời sống tâm linh...), những điều quan trọng đối với bạn. Ở mỗi lĩnh vực đó, bạn tự đánh giá theo thang điểm từ 1-10. Điều này cung cấp cho bạn một ý tưởng về thời điểm hiện tại của bạn là cân bằng - hay mất cân bằng - và những lĩnh vực bạn cần nhiều chú ý hơn. Nó cung cấp cho bạn góc nhìn về toàn bộ cuộc sống của bạn.


Nếu bạn Google từ ‘Bánh Xe Cuộc Đời (The Wheel of Life)", bạn sẽ nhận được hàng trăm tùy chọn khác nhau để lựa chọn. Nhưng ở đây tôi khuyên bạn nên làm ví dụ ở hình bên dưới (hình có nhiều màu). Tôi thích sử dụng những biểu mẫu mà có BẠN hoặc một không gian cho BẠN trong đó, ở trung tâm của "Bánh Xe".

Kèm theo đó, tôi cũng đã bao gồm một mẫu để trống (hình trắng) để bạn có thể điền các lĩnh vực quan trọng nhất đối với bạn ngay bây giờ.



b. Những câu "tự vấn" trong tự phản chiếu - Dưới đây là một số câu hỏi để bạn tự hỏi mình trong quá trình tự phản chiếu (sử dụng kèm với công cụ trên), hãy xét theo từng lĩnh vực bên trên:

- Tôi cảm thấy như thế nào một cách tổng thể về lĩnh vực này trong cuộc sống của tôi? Trên thang điểm từ 1-10, tôi sẽ đánh giá mức độ hài lòng và thành công của mình như thế nào (với lĩnh vực đó)?

- Những gì hiệu quả? Những gì không hiệu quả?

- Tôi muốn gì nhiều hơn - hoặc ít đi?

- Thành tích / chiến thắng / thành công của tôi là gì? (Mọi người thường quá chú tâm vào những gì bất ổn hoặc không hiệu quả - nhưng cũng quan trọng không kém khi tập trung vào những gì đang tốt & tích cực)

- Tôi muốn điều gì? Hy vọng hay mục tiêu của tôi là gì?

- Tôi biết ơn điều gì?

- Làm thế nào tôi có thể cải thiện lĩnh vực này của cuộc sống của tôi? Hành động nào tôi có thể làm được?


c. Khi nào nên tự phản chiếu - Bạn càng biến việc tự phản chiếu thành thói quen và trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, tác động của nó sẽ càng lớn. Dưới đây là một số ý tưởng để bạn bắt đầu: (Xem thử cái nào phù hợp với bạn. Sau đó lấy lịch hoặc điện thoại của bạn và lên lịch nhắc nhở để thực hiện nó liền nhé).

- Dịp năm mới - Có một lý do khiến sự chuyển mình của năm cũ sang năm mới, trở thành một truyền thống. Đó là một thời điểm tuyệt vời để phản chiếu lại một năm trôi qua và xác định những gì bạn muốn (ý định, mục tiêu, mong muốn của bạn) trong năm tới.

- Các cột mốc đáng nhớ - Tôi có một người bạn sử dụng sinh nhật của cô ấy mỗi năm như một thời điểm để tự phản chiếu. Bạn cũng có thể chọn một ngày kỷ niệm nào đó, ngày lập xuân, một ngày lễ tôn giáo hoặc bất kỳ ngày nào có ý nghĩa hoặc tầm quan trọng đối với bạn.

- Hàng tháng hoặc hàng tuần - Có thể bạn thích sắp xếp thời gian vào đầu tháng hoặc chọn một ngày trong tuần, như Chủ nhật để phản chiếu lại tuần trước.

- Hàng ngày - Sự thực hành phản chiếu hằng ngày có lẽ là một trong những cách tốt nhất để tạo nên thói quen. Tôi có nhiều khách hàng muốn dậy sớm và phản chiếu lại ngày hôm trước và ngày sắp tới. Một số thì thích viết nhật ký vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Sau một "sự kiện" - Vừa có một cuộc họp khủng khiếp? Một cuộc cãi vã với con cái hoặc vợ / chồng của bạn? Dành một phút để ngồi lại và phản chiếu về những gì đã xảy ra. Làm điều này lúc này sẽ giúp bạn hiểu được những gì đã xảy ra và ngăn ngừa các sự cố tương tự trong tương lai.

- Khi bạn lạc lối - Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình lạc lối, không hạnh phúc, căng thẳng hoặc mất động lực, đó là lúc bạn cần ngồi lại, thực hành phản chiếu và nhìn ra hơn.


d. Những mẹo trong tự phản chiếu - Dưới đây là một số "mẹo nhỏ" để bạn tự phản chiếu:

- Mua một quyển số nhật ký - Nếu bạn chưa có nó, hãy đến cửa hàng và tìm một cuốn mà bạn thích. Viết lách - đã được chứng minh là tạo điều kiện để nâng cao mức độ hiểu biết và giảm đáng kể mức độ căng thẳng. Hơn nữa, khi bạn nhìn thấy rõ ràng một cái gì đó, bạn có thể xử lý nó theo một cách khác. Và một khi nó trở nên rõ ràng, bạn sẽ có khả năng để giải quyết nó hoặc là bỏ qua nó. Đó là lợi ích khi mọi thứ được viết ra.

- Lên một lịch trình thời gian - Sắp lịch, một khoảng thời gian không bị gián đoạn, mà ở đó bạn có được không gian, cảm thấy yên tĩnh và có thể tập trung. Cho dù đó là 5 phút mỗi ngày hoặc nửa ngày mỗi quý. Nếu bạn chỉ ngồi đó và nghĩ rằng nó sẽ xảy ra thì nó sẽ không xảy ra. Bạn phải làm một cái gì đó để hiện thức hóa nó.

- Tính trách nhiệm - Tham gia một nhóm, có một huấn luyện viên, tìm một người bạn, hoặc người bạn đời - hãy tìm một người để cùng thực hiện. Tôi đã nói chuyện với một khách hàng của tôi tuần trước và cô ấy nói điều quan trọng nhất của việc thuê tôi là việc cô ấy có người để cô ấy báo cáo lại hàng tuần. Nó buộc cô ấy phải làm công việc mà cô ấy sẽ không tự mình làm nếu chỉ một mình.

- Hãy là một người quan sát - Khi bạn phản chiếu về một điều gì đó, đặc biệt là trong các mối quan hệ, sẽ rất hữu ích nếu bạn mang lập trường của một người quan sát trung lập. Khi bạn lùi lại trước một tình huống và xem mọi thứ như thể bạn là một người quan sát, nó sẽ trở nên rất sâu sắc. Hãy thử điều này với một điều gì đó trong cuộc sống của bạn mà bạn đang rất khó để giải quyết. Lùi lại một bước và xem tình huống như thể bạn là một người quan sát, hoặc như thể bạn đang xem toàn bộ cảnh trên màn hình bộ phim. Để ý những gì bạn thấy, nghe và cảm nhận những gì bạn ‘quan sát". Nó sẽ đem lại cho bạn một viễn cảnh mà bạn chưa từng thấy trước đây!

- Thiền - Có hàng trăm nghiên cứu cho thấy lợi ích của thiền. Đôi khi có một điều vô cùng mạnh mẽ xảy ra khi bạn "suy nghĩ" về một điều gì đó. Những thứ luôn lăn tăn trong đầu bạn. Bạn có trí tuệ bẩm sinh đáng kinh ngạc bên trong và thiền định cho phép nó được khơi dậy.


 

2. Một vài suy tư

Nếu tự phản chiếu chưa phải là một phần trong cuộc sống của bạn lúc này, thì bài viết này là lời "nhắc nhở mạnh mẽ" cho bạn. Đó là thời gian để bạn lùi lại một bước. Thời gian để nhảy ra khỏi guồng quay của cuộc sống. Thời gian để tự phản chiếu.


Nếu tôi có thể học được bất cứ điều gì từ việc làm việc với hàng ngàn khách hàng trong nhiều năm, những điều khác nhau sẽ phù hợp cho những người khác nhau. Không có một tiêu chuẩn nào phù hợp với tất cả các cách tiếp cận để tự phản chiếu, giống như việc không có một tiêu chuẩn nào phù hợp với tất cả các cách tiếp cận với cuộc sống.


Vậy thì, bạn sẽ chọn bắt đầu như thế nào?


 

Thông tin liên quan về bài viết:

  • Bài đã đăng tải:

  • Sự Kiện Liên Quan Từ Compassion:

 

Người dịch: Hải Yến

Nguồn bài: https://www.lifehack.org/696285/how-self-reflection-gives-you-a-happier-and-more-successful-life

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page