top of page

Ikigai Là Gì? Cùng Tìm Hiểu Về Ikigai

Đã cập nhật: 7 thg 12, 2020

Chúng tôi muốn bắt đầu bài viết này bằng việc cùng với bạn trả lời câu hỏi: "IKIGAI là gì?". Và như bạn biết đấy "Google biết mọi thứ", chúng ta thử tìm kiếm trên Google câu hỏi này nhé! Còn đây là kết quả: IKIGAI là... Chúng ta có thể tìm thấy hàng ngàn kết quả bằng tiếng Việt cho từ IKIGAI, có lẽ để nói về IKIGAI chúng ta phải... viết thành sách (mà sự thật là đã có cuốn sách về nó) hoặc phải sang tận Nhật Bản để tìm hiểu cho tường tận. Tuy nhiên, IKIGAI thì đã có từ lâu, nên chúng ta thật khó mà biết được nó thật sự đã được tạo ra và hình thành như thế nào. Trong phạm vi bài viết này, Compassion.vn sẽ phân tích và ứng dụng IKIGAI trong việc lựa chọn cho mình một mục đích sống - để mục đích ấy không chỉ giúp chúng ta sinh tồn, mà còn giúp chúng ta hạnh phúc nữa. Và nếu bạn thấy bài viết này vẫn chưa đủ, thì hãy an tâm, Compassion.vn sẽ tổ chức hẳn một buổi học cộng đồng, để chùng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về IKIGAI nhé, tại đây: https://www.facebook.com/events/717204625346524.

Vậy IKIGAI Là Thế Nào? Có thể hiểu một cách đơn giản, IKIGAI là một "concept" giúp mỗi người tìm ra mục đích để sống và theo đuổi trong cuộc đời. Nó là phần giao nối của bốn điều: - Điều mà bạn yêu thích

- Điều mà bạn giỏi

- Điều mà thế giới này cần (có ý nghĩa)

- Điều mà thế giới này sẵn sàng "trả công" cho bạn

Nguồn hình: https://studionorth.co.uk/wp-content/uploads/2018/02/IKIGAI-diagram.jpg

Trong đó, mỗi phần giao thoa của các phần khác nhau trong bốn điều này, lại cho chúng ta một chỉ dẫn khác khá thú vị: - Điều mà bạn yêu thích và bạn cũng giỏi, đó chính là "passion - đam mê"

- Điều mà bạn yêu thích, và thế giới thì đang cần điều đó, chính là "mission - sứ mệnh"

- Điều mà bạn giỏi, và thế giới thì sẵn sàng chi trả công cho bạn, đó chính là "profession - chuyên môn"

- Điều mà thế giới cần và sẵn sàng chi trả cho bạn, chính là "vocation - cơ hội nghề nghiệp" Có được phần giao thoa giữa cả bốn điều này chính là điều khiến bạn có một mục đích sống để cảm thấy hạnh phúc và đủ đầy ở nhiều mặt.


Có lẽ, để hiểu cặn kẽ xem vì sao IKIGAI lại là một "concept" khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và đủ đầy thì chúng ta có thể đi phân tích và tìm hiểu một số tình huống cụ thể. Xem vì sao theo như IKIGAI, kể cả chúng ta có theo đuổi đam mê, tìm được sứ mệnh, có được cơ hội nghề nghiệp hay theo đuổi được chuyên môn thì IKIGAI vẫn là một thứ đáng để theo đuổi và hướng tới trong cuộc đời nhé. Tuy nhiên, theo như Compassion.vn tìm hiểu thì IKIGAI là thứ mà chúng ta cập nhật ngày qua ngày, và có khi chặng đường để tìm thấy IKIGAI của chính mình là chặng đường cả đời. Chúng ta cùng đi nhé. Dưới đây là 8 trường hợp từ mô hình IKIGAI, với mỗi trường hợp, hãy đối chiếu ở hình bên dưới để làm rõ:

01 - CHỈ THEO ĐUỔI THỨ BẠN YÊU THÍCH

Làm điều mình yêu thích sẽ khiến bạn vui vẻ, nhưng có thể bạn lại không giỏi điều đó khiến bạn không phát triển được chuyên môn, có thể bạn cũng không kiếm được tiền, vì thứ ấy xã hội không trả tiền cho bạn. Mà đó có thể cũng chẳng phải thứ mà thế giới này đang cần kíp.


Cùng xem thử ví dụ này nhé: Bạn thích vẽ, nhưng lại không có tố chất hội họa, thời điểm ấy thu nhập của các lĩnh vực liên quan đến hội họa lại thấp, và hội họa cũng chưa phải là thứ mà xã hội ấy cần (ví như khi đang ở thời khó khăn nghèo đói). Khi ấy bạn sẽ thấy vui vì được làm thứ mình thích, nhưng cuộc sống quá chật vật, nghề nghiệp chẳng tiến xa được và cũng chẳng thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa nữa.


02 - THEO ĐUỔI THỨ ĐANG "NÓNG BỎNG" TRONG XÃ HỘI

Bạn nhận thấy xã hội đang có vấn đề nào đó quan trọng cần giải quyết, bạn chọn nó để làm, thậm chí hi sinh nhiều điều vì nó, nhưng bạn lại không giỏi trong việc này, cũng chẳng kiếm ra tiền và cũng không yêu thích nó luôn. Khi ấy bạn sẽ thấy việc mình làm thật ý nghĩa, đầy đông lực, nhưng cuộc sống lại rất chật vật, bạn còn cảm thấy chẳng yêu thích nó và cũng không tiến xa được về mặt chuyên môn.


Khi xã hội đang nóng lên về vấn đề thực phẩm bẩn. Bạn chọn làm về nông nghiệp sạch, nhưng bạn lại không giỏi về nông nghiệp, bạn không yêu thích cây cối thiên nhiên và xã hội lúc bấy giờ cũng chưa sẵn sàng trả một mức giá cao cho các loại thực phẩm sạch. Đấy chính là ví dụ cho trường hợp này.





03 - THEO ĐUỔI THỨ KIẾM ĐƯỢC NHIỀU TIỀN

Bạn lựa chọn một công việc có thể cho bạn thu nhập cao, nhưng lại không yêu thích nó, cũng không giỏi mà việc đó lại chẳng có ý nghĩa lắm với xã hội. Điều đó, có thể khiến bạn giàu có về vật chất nhưng lại cảm thấy chán công việc mình làm, không phát triển được chuyên môn và thấy mình chẳng có ý nghĩa lắm với cuộc sống.


Giả sử để dễ hiểu nhé: Bạn thấy "Bitcoin" đang hot và có thể kiếm được tiền. Bạn đầu tư vào Bitcoin nhưng thứ bạn yêu thích lại là thứ khác, bạn cũng chẳng giỏi tài chính, công nghệ, còn xã hội thì đang rối ren vì thứ nào đó mà bạn chẳng làm được gì.


04 - THEO ĐUỔI THỨ BẠN GIỎI

Bạn lựa chọn thứ bạn giỏi nhất để làm. Nhưng thứ đó lại không giúp bạn kiếm được tiền để sống, bạn cũng không yêu thích nó và thấy việc mình làm không có nhiều ý nghĩa cho cuộc đời. Có thể lấy ví dụ thế này: Bạn có một biệt tài rất hay ví dụ như là ảo thuật nhưng thứ đó chưa kiếm được tiền, mà thứ bạn yêu thích lại là âm nhạc và ảo thuật cũng không phải là thứ đang có ý nghĩa với xã hội khi này.


05 - CHỈ THEO ĐUỔI ĐAM MÊ (ĐIỀU BẠN GIỎI VÀ ĐIỀU BẠN THÍCH)

Làm thứ bạn yêu thích và cũng là điều bạn giỏi, đấy chính là đam mê. Tuy nhiên đam mê chưa đủ, bởi vì điều đó lại chưa hẳn kiếm ra tiền và việc đó cũng không mấy ý nghĩa với xã hội. Khiến bạn yêu thích thứ mình làm, phát triển được chuyên môn nhưng lại không kiếm được tiền và không thấy cuộc sống có ý nghĩa.





Ví dụ nhé: Bạn yêu thích nhạc cổ điển, bạn chơi rất giỏi thể loại nhạc này, nhưng ở xã hội hiện tại nhạc cổ điển rất kén người nghe và âm nhạc lúc đó cũng chưa hẳn thứ mà xã hội cần (ví dụ khi xã hội đang rơi vào tình trạng khó khăn về kinh tế).


06 - THEO ĐUỔI SỨ MỆNH (ĐIỀU BẠN THÍCH VÀ CUỘC ĐỜI CẦN)

Điểm hay khi theo đuổi sứ mệnh của mình là sẽ giúp bạn cảm thấy việc mình làm thật ý nghĩa, và bạn cũng yêu thích nó. Nhưng chưa chắc bạn đã giỏi điều này, và nó cũng không chắc chắn cho bạn về một cuộc sống đủ đầy về vật chất. Tới đây, các ví dụ bắt đầu khác: Bạn thích hát, và bạn thấy xã hội còn quá nhiều người nghèo khó. Bạn chọn làm ca sĩ để theo đuổi sứ mệnh đi hát kiếm tiền hỗ trợ những cảnh đời khó khăn. Khi ấy có thể bạn sẽ thấy được làm thứ mình thích, và cảm thấy sứ mệnh của mình thật ý nghĩa, nhưng có thể bạn sẽ không tiến xa được trong chuyên môn vì bạn không giỏi hát và bạn có thể sẽ sống khá chật vật vì chẳng kiếm đủ tiền.


07 - THEO ĐUỔI CHUYÊN MÔN (ĐIỀU BẠN GIỎI VÀ THẾ GIỚI SẴN SÀNG CHI TRẢ)

Thứ mà bạn giỏi và thế giới sẵn sàng trả tiền cho bạn đấy chính là chuyên môn mà bạn có thể tiến xa. Điểm hay khi theo đuổi chuyên môn của mình là khiến bạn làm rất tốt việc đó, và có cuộc sống vật chất ổn. Tuy nhiên, đôi khi bạn cảm thấy không yêu công việc đó lắm và cũng có thể đó chưa hẳn thứ mà thế giới đang cần.


Thử ví dụ này xem, bạn rất giỏi về tài chính, bạn đi làm trong những lĩnh vực có thu nhập hàng đầu tại thời điểm ấy, khiến bạn phát triển được sự nghiệp, kiếm được tiền nhưng bạn lại cảm thấy không yêu nó và bạn cũng thấy lĩnh vực mình đang theo đuổi có vẻ như đang chẳng làm cho thế giới này tốt đẹp lên, khiến bạn cảm thấy chán nản công việc và thấy cuộc sống ít ý nghĩa.


08 - THEO ĐUỔI "CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP" (ĐIỀU THẾ GIỚI CẦN VÀ THẾ GỚI CHI TRẢ TIỀN)

Làm điều có ý nghĩa với xã hội mà lại kiếm ra tiền là nghề nghiệp mà bạn có thể thấy ý nghĩa và sống sung túc với nó. Tuy nhiên bạn lại không yêu thích nó và cũng không giỏi nó. Khiến bạn không phát triển được chuyên môn mà bạn cũng không cảm thấy yêu thích. Cùng thử ví dụ sau đây:


Bạn làm việc trong một tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGO) hướng tới mục đích tốt đẹp, bạn có được thu nhập cao với việc này. Nhưng bạn lại thích vẽ và vẽ rất giỏi. Lúc này sẽ khiến bạn cảm thấy có một cuộc sống sung túc, công việc ý nghĩa nhưng lại không theo đuổi được đam mê.

 

Tương tự như vậy cho các trường hợp còn lại, bạn hãy thử bỏ đi một phần trong bốn phần của mô hình IKIGAI, bạn sẽ có được những phân tích và ví dụ tương tự, để cùng khám phá nhé.


Và theo như "mô hình" này, thì Ikigai là tổng thể của đam mê, sứ mệnh, chuyên môn và nghề nghiệp hay nói cách khác là tổng thể của "thứ bạn yêu thích", "thứ bạn giỏi", "thứ thế giới cần" và thứ "bạn kiếm được tiền". Khi đạt được tất cả những thứ này chính là đạt được Ikigai.


Vậy các bạn, các bạn đang lựa chọn theo đuổi gì?


 

Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề:


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

Sẽ đến lúc nào đó trong đời chúng ta sẽ chạm tới ngưỡng khủng hoảng bản sắc cá nhân. Bạn sẽ đứng trước câu hỏi lớn của cuộc đời:

  • Bây giờ tôi có phải là tôi không?

  • Nếu tôi không phải là tôi thì tôi là ai?

Nếu bạn đang ở ngay chính giai đoạn bị thách thức bởi những câu hỏi này thì xin chúc mừng bạn: Bạn đã khởi động hành trình chuyển hóa bản thân. Bạn đang khát khao tìm hiểu mình, muốn thay đổi phát triển bản thân, quyết tâm trở thành phiên bản mới phát tốt đẹp hơn của chính mình.

Bạn không lẻ loi đơn độc trong thách thức này vì đây là khát vọng cháy bỏng của tất cả mọi người - BECOMING ME. Hãy đến cùng Compassion và những bạn đồng hành cùng chung mục đích này trong chương trình workshop “Becoming Me - Hành Trình Trở Thành Chính Mình“



 

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trênCompassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại:www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây:www.compassion.vn/booking).

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page