"[Cảm ơn] là một cụm từ rất mạnh mẽ đem chúng ta vươn ra khỏi bản thân mình và mang lại sự ấm áp cho những người xung quanh ta" - Jenny Marchal
Mối quan hệ của tôi và câu "Tôi xin lỗi" đã thay đổi một cách ngoạn mục vào năm ngoái tại một nhà hàng New York đông đúc.
Đó là một trong những nơi được trang trí với bức tường tối màu và những ly cocktail 15 đô la, và 6 người chúng tôi dồn ép nhau trên một chiếc bàn tận cuối nhà hàng. Khi chúng tôi đang dùng được nửa bữa thì người bạn tổ chức bữa tiệc tối nói rằng người bạn cũ của cô ấy sẽ góp mặt. Một mặt tôi thấy lo lắng, nhưng vẫn cố gắng kìm nén sự hoảng loạn của mình. Anh ấy sẽ ngồi ở đâu? Những người phục vụ có phát điên lên không? Nhưng hãy tỏ ra thật ngầu đã. 20 phút sau anh bạn ấy đến, chúng tôi tổ chức trò chơi hát nhanh chọn cho anh ta một chỗ ngồi, và rồi bài hát dừng lại ở tôi: "Haley bạn có phiền lòng nếu ngồi chỗ này không? Tôi rất xin lỗi". Bạn tôi ra hiệu về phía chiếc ghế - một chiếc ghế xấu cổ điển: vừa nhỏ vừa không có bàn, nó quay mặt vào nhà bếp (nhà bếp ư?). Cái vẻ gỗ buồn bã của nó làm gợi lên hình ảnh đứa trẻ cuối cùng bị bắt trong trò bóng né.
Tôi ngập ngừng chốc lát né tránh ánh mắt mọi người, nhưng thật ra là cả một thập kỷ những năm lo lắng, và rồi đành chịu. Dĩ nhiên tôi đã làm điều đó. Chỗ ngồi đó phải được để trống, đúng rồi, anh ấy không quen ai cả, vậy nên cô bạn tôi có ý muốn cho anh ấy ngồi gần cô ấy. Khi mà tôi chịu nhường ghế “vì cả nhóm”, cô ấy vội vàng xin lỗi. "Tôi rất xin lỗi, Haley, tôi xin lỗi, tôi xin lỗi!". Lời xin lỗi có chủ đích của cô ấy khiến tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải an ủi cô ấy thay vì đắm chìm trong lòng nhân từ của tôi, điều mà tôi thích hơn nhiều.
"Ổn mà thật đấy!" tôi nói tiếp với giọng cao hai quãng tám đầy sự chân thành. Chúng tôi lặp lại kiểu khách sáo này vài lần cho đến khi cô ấy cảm thấy ổn hơn, và rồi chúng tôi chuyển chỗ.
Vào ngày kế tiếp, khi tái hiện lại khoảnh khắc, tôi thấy rõ sự tương tác diễn ra lúc đó thiên về việc loại bỏ cảm giác tội lỗi của cô ấy thay vì thừa nhận sự ưu ái mà tôi đang làm cho cô ấy. Tôi tự hỏi sự tương tác có thể đã diễn ra như thế nào nếu cô ấy cảm ơn tôi thật lòng thay vào đó.
"Xin lỗi" và "Cảm ơn" có ý nghĩa rất khác biệt với nhau, nhưng thường được sử dụng thay thế nhau trong cuộc đối thoại đương thời. "Xin lỗi tôi đến muộn" có thể thay bằng "Cảm ơn vì đã đợi tôi". "Xin lỗi vì đã trút giận" có thể là "Cảm ơn vì đã lắng nghe". Trong những tình huống này, cả hai cách tiếp cận đều dùng để nỗ lực đưa ra quan điểm giống nhau - nhìn nhận đối phương; giao tiếp với mục đích tốt đẹp - nhưng chúng mang những giọng điệu khác biệt. Tôi đã từng không quan tâm đến ý nghĩa sâu xa việc mình nói lời xin lỗi quá nhiều - ý tôi là nó có hại gì đâu chứ - nhưng trò chơi giành ghế theo nhạc đã thay đổi tôi. Có một loại “nước cờ” thuộc về cảm xúc được đánh ra khi sử dụng những từ này, và nó thể hiện rất nhiều điều về người phát ngôn ra chúng.
Hãy thử phá vỡ những cụm từ này. Một lời xin lỗi, theo phong cách đơn giản nhất của nó, đề cập đến người nói lời xin lỗi và những gì mà họ làm sai. Một lời cảm ơn, thì ngược lại, nói về người nhận được lời cảm ơn và những gì mà họ làm đúng. Trong khi một người xin lỗi tìm kiếm sự tha thứ, một người cảm ơn tìm kiếm sự tán dương dành cho người khác. Cả hai đều thích hợp trong các tình huống khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng, trái ngược với dư vị ngọt ngào của nó, lời xin lỗi lặp đi lặp lại có thể trở thành một dấu hiệu cho thấy người nói chỉ quan tâm đến bản thân mình. Có lẽ nó giống như một phép ẩn dụ bảo rằng thuốc lá điện tử Juul “không có hại gì đâu”, cũng có thể không. Dù bằng cách nào thì tôi từng là một người nói xin lỗi rất nhiều, và chỉ trong năm ngoái tôi đã trải qua hành trình dài để đi đến chỗ từ bỏ nó. Hoặc khẩn cấp hơn, xem xét xem như thế nào mà tôi đã bắt đầu có thói quen này.
Câu trả lời đơn giản nhất, đặc biệt là đối với phụ nữ, là rất nhiều người trong chúng ta lớn lên để theo đuổi một tiêu chuẩn cao không tưởng. Điều này dẫn tới một kiểu ngượng ngùng về những thứ hiển nhiên như là: xin lỗi đã va vào bạn mặc dù tàu đông đúc; xin lỗi vì đang có một ngày không như ý; xin lỗi vì đã hắt hơi ba lần liên tiếp. Sự tự nhận thức liên tục có thể có những gốc rễ rộng lớn và gian trá, nhưng ảnh hưởng của nó ngày qua ngày thì chắc chắn sẽ giống như: một sự tập trung liên tục vào bản thân. Xin lỗi quá nhiều dường như chắp nối hoàn hảo với khung sườn tâm trí - nó bảo vệ hình tượng của bạn, hoặc là cố gắng bảo vệ. Nếu bạn theo logic đó, phá vỡ thói quen này có thể là một hình thức chấp nhận bản thân, hoặc trưởng thành.
Rất nhiều bài viết trên mạng nói về mặt tốt của việc thay thế từ "xin lỗi" bằng từ "cảm ơn", và hầu hết tập trung chính xác vào góc độ “trao quyền” - ý tưởng này cho rằng bỏ qua lời xin lỗi là cách thức cho phép bản thân được tự do. Nó đúng trong trải nghiệm của tôi, nhưng tôi thậm chí còn quan tâm nhiều hơn đến việc làm cách nào sự chuyển đổi này cũng thay đổi người nhận nó. Ví dụ, nếu tôi nói xin lỗi người bạn trai của mình về việc tỏ ra ủ rũ khi chúng tôi đang đi cùng nhau, một cách gián tiếp tôi yêu cầu anh ấy an ủi tôi nhiều hơn. Và nếu anh ấy đáp lại một cách tử tế bằng việc nói việc đó ổn thôi, anh ấy có thể phải che giấu cảm xúc thật của anh ấy (rằng thật ra nó không ổn, mặc dù anh ta hiểu). Nếu thay vì vậy tôi nói cảm ơn anh ấy - vì đã ở bên cạnh tôi, đã tỏ ra rất ủng hộ tôi, đã chăm sóc cho tôi ngày hôm nay - anh ấy được khen thưởng cho sự tử tế của mình qua lời đánh giá cao của tôi, không một chút dối trá. Lời "cảm ơn" được hoán đổi là về anh ấy, hay có thể là về chúng tôi; còn lời " xin lỗi" thì nói về tôi và nỗi u sầu của tôi. Tức nó chính là sự liên quan đến bản thân.
Nó chính là nguyên nhân cho việc vì sao tôi thích lời "cảm ơn" hơn là xin lỗi lúc ở nhà hàng hôm ấy. Tôi đáng ra phải nói câu "Dĩ nhiên rồi" và tỏ ra là một người tử tế, thay vì im lặng khó chịu với một người bạn thật sự không gây hại, nhưng lại tập trung vào việc giữ hình ảnh bản thân hơn là hòa bình chung. Theo những trải nghiệm của tôi với việc ưu tiên lòng biết ơn lên trên, tôi chưa bao giờ khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi quyền lực tinh tế đó. Như nhà văn Jenny Marchal đã viết cho trang Lifehack: "[Cảm ơn] là một cụm từ rất mạnh mẽ đem chúng ta vươn ra khỏi bản thân mình và mang lại sự ấm áp cho những người xung quanh ta".
Có những thời điểm quan trọng mà tông giọng và nơi chốn dĩ nhiên phù hợp cho việc xin lỗi, nhưng trong những điều thường thấy trong cuộc sống - trong công việc, tình bạn và tình yêu - những thách thức nhỏ nảy sinh liên tục, và bày tỏ lòng biết ơn khiến nó trở nên đáng giá. Quá nhiều lời xin lỗi, trong khi đó, lại trở thành một loại phiền nhiễu.
Nguồn bài dịch: https://www.manrepeller.com/2019/01/there-are-two-kinds-of-people-sorry-people-and-thank-you-people.html
Người dịch: Hải Yến ; Người biên tập: Anh Đào Lê
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
Comentários