top of page
Ảnh của tác giảSelena

Nếu Bạn Đã Nắm Được Các Nguyên Tắc Sơ Cứu Tâm Lý 'Cơ Bản', Hãy Tìm Hiểu Về Sơ Cứu Tâm Lý 'Nâng Cao'

Đây là chuỗi 03 bài đăng thuộc chủ đề Sơ Cứu Tâm Lý (PFA - Psychological First Aid). Gồm 03 bài bài đăng, nhằm trợ giúp mọi người tìm hiểu về kỹ năng Sơ Cứu Tâm Lý để có thể trợ giúp chính mình, người khác khi gặp các khó khăn về tinh thần. Bạn có thể đọc theo thứ tự sau để hiểu sâu hơn về chủ đề:

Bài 1: Sơ Cứu Tâm Lý Cơ Bản: https://www.compassion.vn/post/fulfill-s%C6%A1-c%E1%BB%A9u-t%C3%A2m-l%C3%BD
Bài 2: Sơ Cứu Tâm Lý Nâng Cao: https://www.compassion.vn/post/fulfill-s%C6%A1-c%E1%BB%A9u-t%C3%A2m-l%C3%BD-n%C3%A2ng-cao-pfa
Bài 3: Lời Khuyên Của Chuyên Gia: https://www.compassion.vn/post/fulfill-ch%C3%BAng-ta-ho%C3%A0n-to%C3%A0n-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-s%C6%A1-c%E1%BB%A9u-t%C3%A2m-l%C3%BD

Nhiều phương pháp kĩ thuật hơn trong sơ cấu tâm lý để giúp bạn hỗ trợ gia đình, bạn bè và những người khác đang bị căng thẳng.


Đây là bài viết thứ hai trong chuỗi ba bài thảo luận về sơ cứu tâm lý (PFA). Trong bài viết trước (đọc bài PFA: Khi Bạn Bè Và Gia Đình Gặp Khủng Hoảng, Sang Chấn Tâm Lý, Bạn Có Thể Sơ Cứu Tâm Lý Như Thế Nào?), tôi đã giới thiệu với độc giả về khái niệm sơ cứu tâm lý (PFA) như một cách thức để hỗ trợ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, và thậm chí là những người hoàn toàn xa lạ có thể đang trong tình trạng căng thẳng hoặc khủng hoảng gay gắt. Nó cũng có thể được coi là một cách để nuôi dưỡng khả năng hồi phục ở người khác.


Để nhắc lại, PFA có thể định nghĩa đơn giản là một sự diện diện hỗ trợ và cảm thông được thiết kế để thực hiện ba việc: 1 - ổn định (ngăn căng thẳng trở nên tồi tệ hơn). 2 - giảm thiểu (giảm việc leo thang và làm giảm bớt) tình trạng căng thẳng cấp tính. 3 - tạo điều kiện tiếp cận với dịch vụ chăm sóc hỗ trợ liên tục, nếu cần thiết.


Viện Y học - The Institute of Medicine có viết "Trong thập kỉ qua, trên thế giới phong trào phát triển một khái niệm tương tự với sơ cứu vật lý để đối phó với những sự kiện căng thẳng và chấn động trong cuộc sống ngày càng phát triển hơn. Chiến lược này được biết đến với một số tên gọi nhưng thường được gọi là sơ cứu tâm lý (PFA)" (IOM, 2003, p.4). Tương tự như vậy, theo một trong những tác giả đầu tiên trong lĩnh vực can thiệp khủng hoảng tâm lý, "một sự giúp đỡ nhỏ, được hướng dẫn hợp lý và tập trung có chủ đích vào một thời điểm chiến lược, sẽ hiệu quả hơn sự giúp đỡ rộng rãi được đưa vào thời điểm khó tiếp cận cảm xúc" (Rapoport 1965, p. 30).


Tin tốt là bạn bè, đồng nghiệp, giáo viên, huấn luyện viên, hay thành viên gia đình, đặc biệt là cha mẹ có thể giúp đỡ một cách có hiệu quả, nếu hướng dẫn "sơ cứu" cơ bản nhất định được tuân theo.


Trong bài thảo luận đầu tiên, tôi đã nói qua "những điều cơ bản" của PFA và tập trung vào mục tiêu đầu tiên trong quá trình PFA, "ổn định" (ngăn căng thẳng trở nên tệ hơn), bằng cách giải quyết ba giả thuyết mà cuộc trò chuyện trợ giúp có thể được bắt đầu và mô tả thêm 15 "việc nên và không nên làm" cụ thể. Những kiến nghị này phần lớn dựa trên mô hình của Johns Hopkin về sơ cứu tâm lý gọi là RAPID PFA (mô hình RAPID: Lắng nghe có phản hồi, đánh giá, xác định ưu tiên, can thiệp, sắp xếp) (Everly & Lating, 2017).


Nếu bạn tuân theo những hướng dẫn đơn giản đã được miêu tả, chúng tôi tin rằng những nỗ lực của bạn sẽ giúp ích cho hầu hết các tình huống khủng hoảng. Điều đó nói rằng, tôi muốn tiếp tục thảo luận bằng cách xem xét PFA "nâng cao", cụ thể hơn là, làm thế nào bạn có thể đạt được hiệu quả hơn bằng cách tập trung vào mục tiêu thứ hai của PFA: giảm thiểu (giảm việc leo thang và làm giảm bớt) căng thẳng cấp tính.


Giảm leo thang (giảm nhẹ) phản ứng căng thẳng - De-Escalating (Mitigating)


Vậy làm thế nào để bạn thật sự giảm căng thẳng cấp tính trong thời điểm này? Đa số các mô hình hiện có của PFA dựa trên mối liên hệ giữa các cá nhân với nhau như "thành phần tích cực" trong quá trình sơ cứu tâm lý. Một đặc điểm nổi bật của phương pháp tiếp cận PFA của Johns Hopkins là bao gồm các biệp pháp can thiệp tích cực hơn được thiết kế để đạt được mục tiêu giảm thiểu căng thẳng bên cạnh mục tiêu ban đầu là ổn định phản ứng căng thẳng của một người. Nghiên cứu đã cho thấy trong khi mối liên hệ với sự hiện diện thấu hiểu và cho phép người trong khủng hoảng tự ý "trút giận" có thể hữu ích, dường như có một số lợi ích bổ sung của việc can thiệp sử dụng "những thành phần tích cực" được thiết kế để giảm nhanh sự kích thích và căng thẳng cấp tính chẳng hạn như những việc được liệt kê bên dưới (đọc Everly & Lating, 2018, để đánh giá).


10 việc bạn có thể làm để giảm căng thẳng cấp tính ở người khác


Dưới đây là 10 biệp pháp can thiệp đã cho thấy hiệu quả của chúng thông qua nghiên cứu hoặc đã được liệt kê là có khả năng hữu ích bởi nhiều nguồn đáng tin cậy. Điều quan trọng cần lưu ý là tất cả những biện pháp can thiệp này căn cứ vào điều đầu tiên, thiết lập sự hiện diện hỗ trợ và cảm thông - nếu không, chúng có khả năng bị coi là bác bỏ, hung hăng, hoặc phản tác dụng, và thứ hai, hãy hỏi nếu xem liệu có điều gì cụ thể mà bạn có thể làm trong thời điểm đó để giúp đỡ.


1. Chọn quan điểm, là nỗ lực để nhìn thế giới qua con mắt của người khác, có thể có ích trong việc tạo ra mối liên hệ ban đầu và thúc đẩy việc mở lòng. Nó thậm chí có thể được dạy cho trẻ em. (xem Everly, Brelesky, and Everly, 2018).


2. Tạo ra cảm giác bình tĩnh. Nếu bạn có thể tạo ra cảm giác bình tĩnh và yên tâm hợp lý, điều đó có khả năng khiến người kia giảm bớt trạng thái kích thích. Tương tự vậy, nó giúp trấn an người kia rằng mọi thứ không tồi tệ như họ nghĩ.


3. Bình thường hóa, nếu thích hợp, phản ứng của người bị căng thẳng đang trải qua. Căng thẳng tâm lý và cảm thấy mất kiểm soát có thể rất đáng sợ. Chỉ riêng nỗi sợ hãi đó có thể tạo ra trạng thái khủng hoảng và gây ra khủng hoảng cấp tính. Cảm thấy trống rỗng sau một sự mất mát là "bình thường". Nó cũng bình thường khi bạn sợ hãi về những điều chưa biết sau khi ly hôn, mất việc, hay một chẩn đoán bệnh đáng sợ. Đôi khi chỉ nghe cũng có ích.


4. Hãy cố gắng cung cấp thông tin hoặc giải thích tốt nhất có thể về việc tại sao tình huống này lại xảy ra hoặc tại sao những phản ứng này lại xuất hiện. Nếu thích hợp, hãy đề nghị người đó tìm đến những cơ quan có thẩm quyền cao hơn về các vấn đề liên quan đến khủng hoảng. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, luật sư, chuyên gia tài chính, giáo sĩ, hoặc chuyên gia ở các lĩnh vực khác có thể hữu ích cho việc giảm căng thẳng cấp tính leo thang. Chỉ nguyên việc đề nghị liên hệ với những chuyên gia này cũng có thể giúp ích cho cuộc khủng hoảng tức thời vì nó báo hiệu cảm giác hy vọng.


5. Cho biết hoặc giải thích, nếu thích hợp, những điều người đó có thể dự đoán trong tương lai liên quan đến cuộc khủng hoảng trước mắt. Pasteur đã từng nói, "Cơ hội luôn ưu ái cho những người có sự chuẩn bị."


6. Đừng ngần ngại sửa chữa bất kỳ hiểu lầm hay thông tin sai nào mà người bị khủng hoảng có thể phản ứng.


7. Nếu có bất kỳ phương pháp quản lý căng thẳng đơn giản nào mà bạn nghĩ có thể hữu ích trong thời điểm đó hoặc sau này, hãy đề xuất chúng. Một cách sâu sắc nhất, chúng tôi biết rằng những bài tập hít thở có kiểm soát có thể giúp những người bị căng thẳng giảm nguy cơ lên cơn hoảng loạn, và lấy lại được sự kiểm soát. Các khuyến nghị về việc sử dụng cafêin, vệ sinh giấc ngủ, và tập thể dục có thể thích hợp trong một số trường hợp. Điều quan trọng là bạn phải tự làm quen với các phương pháp này trước khi đưa ra bất kỳ đề xuất nào như vậy.


8. "Thay đổi" vấn đề và/hay phản ứng với vấn đề. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là một biện pháp can thiệp mạnh mẽ. Đừng cố gắng "sửa chữa" vấn đề hay bác bỏ, hãy xác định xem có cách nào khác để a) diễn giải lại vấn đề, b) diễn giải lại hoặc phân bổ trách nhiệm đối với vấn đề hoặc c) diễn giải lại các phản ứng đối với vấn đề. Rất nhiều vấn đề thực chất tạo ra những cơ hội mới nhưng lại khó có thể nhìn thấy qua lăng kính của sự căng thẳng. Người bị mặc cảm tội lỗi thường không xem xét các yếu tố góp phần và chấp nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những việc họ hiếm khi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Biện pháp này gọi là gợi lên nghi ngờ hợp lý. Và hãy nhớ rằng, bản thân phản ứng với căng thẳng thực sự chuẩn bị tốt hơn cho cơ thể để đối phó với thử thách, miễn là nó có thể được khai thác một cách hữu ích.


9. Hầu hết các nhà chức trách đồng ý một trong những biện pháp can thiệp quan trọng nhất trong khủng hoảng là thiết lập định hướng tương lai và cảm giác hy vọng. Các phản ứng trầm cảm, lo âu, tự sát, và thậm chí là giết người thường dựa trên sự thiếu hy vọng vào tương lai.


10. Khi tất cả đều thất bại khi bạn cố gắng để giảm leo thang phản ứng căng thẳng cấp tính, hãy đề xuất trì hoãn mọi hành động nào liên quan đến tính mạng hoặc sự bốc đồng. Các biện pháp bốc đồng hiếm khi kết thúc một cách có ích. Cùng với thời gian, sự sáng suốt, và bình tĩnh, mức độ nghiêm trọng của vấn đề và hậu quả căng thẳng của chúng sẽ suy giảm.


© Bản quyền nội dung thuộc về George S. Everly., Jr., Ph.D.

 

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).


Thông Tin Về Bài Đăng:

Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Selena ; Người biên tập: Phạm Đại Bàng ; Người hiệu đính: (đang tìm kiếm chuyên gia trợ giúp hiệu đính/review về chuyên môn)

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing. Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentários

Avaliado com 0 de 5 estrelas.
Ainda sem avaliações

Adicione uma avaliação

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page