top of page
  • Ann Yen

Nhà Tâm Lý Học Lâm Sàng, Gợi Ý 5 Yếu Tố Khi Ứng Dụng Sơ Cứu Tâm Lý Sau Khủng Hoảng


Đây là chuỗi 03 bài đăng thuộc chủ đề Sơ Cứu Tâm Lý (PFA - Psychological First Aid). Gồm 03 bài bài đăng, nhằm trợ giúp mọi người tìm hiểu về kỹ năng Sơ Cứu Tâm Lý để có thể trợ giúp chính mình, người khác khi gặp các khó khăn về tinh thần. Bạn có thể đọc theo thứ tự sau để hiểu sâu hơn về chủ đề:

Bài 1: Sơ Cứu Tâm Lý Cơ Bản: https://www.compassion.vn/post/fulfill-s%C6%A1-c%E1%BB%A9u-t%C3%A2m-l%C3%BD
Bài 2: Sơ Cứu Tâm Lý Nâng Cao: https://www.compassion.vn/post/fulfill-s%C6%A1-c%E1%BB%A9u-t%C3%A2m-l%C3%BD-n%C3%A2ng-cao-pfa
Bài 3: Lời Khuyên Của Chuyên Gia: https://www.compassion.vn/post/fulfill-ch%C3%BAng-ta-ho%C3%A0n-to%C3%A0n-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-s%C6%A1-c%E1%BB%A9u-t%C3%A2m-l%C3%BD

Khi thảm hoạ xảy ra, chúng ta thường vội vàng đáp ứng nhu cầu về nước, nơi ở và chăm sóc y tế cho mọi người, nhưng lại bỏ quên nhu cầu về tâm lý của họ. Thật đáng tiếc vì thực tế sự căng thẳng quá mức có thể gây cản trở khả năng sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ mà họ nhận được. Hãy hình dung về một thợ lặn có bình dưỡng khí bị hỏng. Ngay cả khi họ có một kế hoạch dự phòng, họ cũng phải có đủ bình tĩnh để sử dụng nó. May mắn có thể tăng lên khi họ cũng làm như vậy, khi có người thợ lặn khác ở gần đó giúp họ.



Là một nhà tâm lý học lâm sàng, tôi tham gia tình nguyện viên với vai trò là Người Phản Hồi Sức Khỏe Tâm Thần trong Thảm Họa cho một tổ chức phi lợi nhuận Green Cross Academy of Traumatology (GCAT). GCAT được thành lập sau các vụ đánh bom ở Thành phố Oklahoma, các nhóm tình nguyện viên cử nhóm Chuyên gia Xử lý Căng thẳng Thảm họa đến hỗ trợ những người sống sót và ứng phó tại chỗ. Mặc dù các yếu tố xảy ra thiên tai là khác nhau, chúng ta biết rằng khi mọi người không còn lo sợ cho cuộc sống của mình, họ thấy mình đang đương đầu với những cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng và tuyệt vọng. Họ cũng có thể gặp khó khăn liên quan đến căng thẳng với trí nhớ và việc ra quyết định.


Giúp mọi người hiểu và ứng phó với nỗi đau của họ làm cho quá trình hồi phục bắt đầu dễ dàng hơn. Nhưng điều gì sẽ đến khi thảm họa xảy ra không giới hạn ở một thời gian hoặc địa điểm cụ thể, lan truyền một cách vô hình và không có dấu hiệu kết thúc? Đại dịch Coronavirus có tất cả những điều trên và cũng tập trung sự chú ý của chúng tôi về phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội một cách có hệ thống trong xã hội chúng ta.


May mắn thay, những kế hoạch linh động ngắn hạn mà chúng tôi sử dụng để giúp những người sống sót tìm cách vượt qua những trở ngại để có thể thích ứng trong đại dịch. Hậu quả trước mắt của các thảm hoạ, là cuộc sống không còn như ngày thường. Người phản hồi sức khỏe tâm thần không tiếp cận sâu nơi ở của nạn nhân, nơi họ có thể nói chuyện với mọi người một cách thường xuyên về kinh nghiệm sống và tình hình hiện tại của họ. Thay vào đó, chúng tôi nói chuyện với mọi người trên những chiếc ghế xếp trong góc của những mái ấm lớn, phía sau các trung tâm phân phối thực phẩm, hoặc trước những ngôi nhà bị hư hại của họ. Chúng tôi hiếm khi gặp một người nhiều hơn một lần và trọng tâm là giúp họ xác định và đối phó với những nhu cầu cấp bách nhất của họ.


Loại can thiệp này, đôi khi được gọi là Sơ cứu tâm lý (PFA), có thể được học và sử dụng bởi các chuyên gia cũng như người không chuyên. Giống như CPR (Cardiopulmonary resuscitation - hồi sức tim phổi, gồm hô hấp nhân tạo và ấn lồng ngực), PFA được thiết kế để trở thành một phương thức ngắn hạn giúp ổn định những người gặp nạn. Cả hai đều được thiết kế để giúp những người đang trong khủng hoảng, không phải để thay thế các phương pháp điều trị chính thống. Trong thời kỳ giãn cách xã hội, chúng tôi không gặp mặt trực tiếp, nhưng chúng tôi chắc chắn vẫn có thể tiếp cận với mọi người qua hình thức trực tuyến.



Có nhiều định nghĩa khác nhau về Sơ cứu tâm lý, nhưng có ít nhất năm nguyên tắc chính.

Đầu tiên là: Giúp mọi người cảm thấy an toàn. Điều này rất khó thực hiện trong đại dịch đang hoành hành, nhưng ngoài việc khuyến khích mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn, chúng ta cũng cung cấp những hỗ trợ hữu hình. Khi mọi người đói và lo lắng về các nhu cầu cơ bản của họ, họ không ứng phó tốt, vì vậy, việc chúng tôi phục vụ thức ăn từ xe tải của Hội Chữ thập đỏ hay tại địa điểm phân phối thực phẩm trong cuộc khủng hoảng hiện tại, chúng tôi đang giúp mọi người cảm thấy bớt dễ bị tổn thương. Cả việc hỗ trợ cho người khác và sự tự giúp bản thân đều có thể làm tăng cảm giác kiểm soát.


Nguyên tắc thứ hai của Sơ cứu tâm lý là tạo ra cảm giác bình tĩnh bằng cách giúp mọi người quản lý cảm xúc của chính họ. Điều này không có nghĩa là nói cho mọi người biết họ nên cảm thấy như thế nào hoặc bỏ qua những phản ứng của họ. Đúng nghĩa điều này là lắng nghe khi họ nói chuyện (hoặc khóc hoặc phàn nàn) và sau đó giúp họ điều chỉnh tâm trạng để có thể bắt đầu suy nghĩ về cách tiến lên phía trước. Đôi khi chỉ cần bộc lộ cảm xúc cũng làm tâm trạng tốt hơn để chúng ta có thể suy nghĩ rõ ràng hơn. Những lúc khác, nghỉ ngơi để giao lưu, tập thể dục, thực hành kỹ thuật thư giãn hoặc chỉ hít thở cũng có thể giúp chúng ta thiết lập lại phản ứng của bản thân. Cảm giác không phải lúc nào cũng chính xác, nhưng cũng giống như nỗi đau, chúng là một hệ thống cảnh báo sẽ không biến mất nếu chúng ta phớt lờ nó.


Một khía cạnh khác của PFA là giúp mọi người lấy lại cảm giác kiểm soát và hiệu quả của bản thân. Trong và sau một cuộc khủng hoảng, mọi người thường cảm thấy dày vò với cảm giác bất lực. Vì vậy, trao quyền kiểm soát và cho phép họ tham gia giải quyết vấn đề, để họ tự nhận ra cái họ cần để ứng phó. Tôi đã thấy những nạn nhân của thảm họa lấy lại được tinh thần sau khi giúp người khác dọn dẹp sân vườn, chia sẻ thức ăn của họ hoặc thậm chí chỉ là giúp người khác tìm nguồn lực. Chúng ta không ai muốn cảm thấy mình dễ bị tổn thương hoặc mất kiểm soát, vì vậy việc giúp mọi người nhận ra rằng họ vẫn có quyền tự quyết có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.


Chìa khóa thứ tư của PFA là nhu cầu kết nối xã hội. Trong những thảm họa về thể chất, con người thường cảm thấy bị cô lập và đơn độc. Việc huy động sự hỗ trợ của xã hội gặp khó khăn trong thời kỳ giãn cách xã hội. Việc tìm ra phương pháp mới để tiếp cận sẽ giúp ích. Sử dụng các nền tảng online cho phép chúng ta kết nối với nhau như tổ chức câu lạc bộ sách, cộng tác trong các dự án hoặc đơn giản là trò chuyện. Mục tiêu chính là tìm cách tương tác với người khác, chứ không đơn giản là chỉ quan sát hành động của họ trên mạng xã hội.


Mặc dù nó có vẻ là một khái niệm vô hình, tuy nhiênhy vọng cũng là chìa khóa để phục hồi tâm lý. Nếu quá khứ có dạy chúng ta điều gì, thì đó là tính kiên cường và khả năng chịu đựng của con người trong những thời điểm khó khăn. Sơ cứu tâm lý sẽ không giải quyết được đại dịch, nhưng nó có thể giúp chúng ta tạo ra và duy trì niềm hy vọng, giống như oxy, là điều cần thiết cho sức khỏe của chúng ta.


 

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).


Thông Tin Về Bài Đăng:

Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Ann Yen ; Người biên tập: Phạm Đại Bàng ; Người hiệu đính: (đang tìm kiếm chuyên gia trợ giúp hiệu đính/review chuyên môn)

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing. Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page