Bé Bin - khi đi học lớp 2, rất hay giành đồ chơi của bạn, và khi bạn không cho hoặc phản ứng lại, Bin sẽ dọa nạt hoặc đánh bạn. Cô giáo liền phản ánh về cho gia đình.
Mẹ Bin sau bữa ăn món mì Ý mà Bin thích, đang ngồi nghịch điện thoại, mẹ Bin gọi ra nhẹ nhàng khuyên răn: Lần sau con không được như thế nữa nghe không, Bin?
Bố Bin đang theo dõi tin tức bầu cử ở Mỹ Tho trên Smart TV, bỗng tắt cái rụp, lớn tiếng quát: Cô nói thế có mà nó nghe lời khối ấy. Phải nghiêm khắc vào.
Rồi quay sang phía Bin, trừng mắt nói: Lần sau con mà còn đánh bạn, bố sẽ đánh con. Nghe không Bin?
Cô của Bin, là em gái của ba Bin, đang làm việc tại Compassion.vn, một trang web đang nghiên cứu về giao tiếp quyết đoán và giao tiếp gây hấn. Thấy Bin đang thu mình sợ hãi trước sự to tiếng của bố. Nhẹ nhàng bước lại gần Bin, đặt tay vào sau lưng Bin, nói:
"Bin nè, lần sau con không nên lấy đồ chơi của bạn, vì đó là của bạn mà đúng không?"
Rồi cầm theo dĩa trái cây bước lại chỗ ba bin đưa cho ba Bin một miếng táo, bình tĩnh nói: Em biết là anh muốn Bin ngoan hơn, nhưng việc anh làm cho Bin sợ hãi như vậy, có thể sẽ làm cho nó phản ứng ngược, nó sẽ 'trút giận' lên bạn nó khi đi học chẳng hạn, hoặc không có sự kết nối với anh. Sẽ sinh ra nhiều vấn đề hơn nữa.
Ba Bin ăn hết miếng táo, bình tĩnh lại, bước đến cạnh Bin, lúc này vẫn còn cúi mặt, ôn tồn bảo: Con thích món đồ chơi của bạn hả? Món đó con có chưa? Nếu chưa có, con có thể xin ba mua cho, còn nếu có rồi, thì không nên dành của bạn nhé.
Rồi cả nhà xúm lại chơi trò boardgame cô Bin mới mua. Cười nói vui vẻ.
--
Trong tình huống bên trên:
- Cách giao tiếp của mẹ Bin là chưa quyết đoán và mơ hồ: "Lần sau con không nên làm như thế".
- Cách giao tiếp của ba Bin là gây hấn: Vì đạt được nhu cầu của mình, nhưng lại lấn át nhu cầu của người khác:
- Cách giao tiếp của cô Bin (nhờ có đọc bài viết dưới đây của Compassion, mà áp dụng được liền :p), là giao tiếp quyết đoán: Tôn trọng quyền, nhu cầu của người khác, và thể hiện được quyền, nhu cầu chính đáng của mình. Cũng như bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng của những người xung quanh.
Cùng xem hình dưới đây để thấy sự khác nhau giữa hình thức giao tiếp Quyết Đoán (hành vi quyết đoán) và giao tiếp Gây Hấn (hành vi tấn công) nhé.
Hoặc bạn có thể đọc bài đăng mới đây của Compassion (để giống cô của Bin) (và tham khảo các bài liên quan về chủ đề này của Compassion ở cuối bài):
Đọc bài chi tiết: Giao Tiếp Quyết Đoán, Giao Tiếp Gây Hấn
Và tham gia nhiều hoạt động khác của Compassion.vn tại: www.compassion.vn/event
Comments