top of page

Bài thực hành: Thả trôi giận dữ, thù hận bằng lòng trắc ẩn, tử tế

Đã cập nhật: 20 thg 11, 2019

Để tăng cường khả năng phục hồi, hãy nghĩ về sự kiện gây tổn thương theo một cách khác.

Vì sao nên thực hành bài tập này

Khi chúng ta bị tổn thương hoặc bị phản bội bởi một ai đó, việc chúng ta cảm thấy giận dữ và trở nên căm ghét đối phương là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục ôm sự hằn học này trong thời gian lâu sẽ làm chúng ta mắc kẹt trong mối hận thù căng thẳng và có thể tàn phá sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của chúng ta. Một cách để nới lỏng sợi dây giận dữ và thù địch là thay đổi cách chúng ta nghĩ về người làm tổn thương chúng ta. Nghiên cứu cho thấy rằng khi mọi người coi những người có lỗi là những người dễ sai lầm, cư xử tồi tệ nhưng có khả năng thay đổi, chúng ta sẽ trải nghiệm những lợi ích về cảm xúc và sinh lý, như cảm xúc tích cực tăng lên và hệ thống tim mạch chống căng thẳng tốt hơn.

Thời gian cần thiết

5 phút. Bạn có thể lặp lại bài tập này mỗi khi bạn thấy mình đang suy nghĩ về một trải nghiệm mà ở đó ai đó làm tổn thương bạn.

Hướng dẫn thực hành

- Tìm một nơi yên tĩnh và ngồi xuống.

- Thư giãn trong 2 phút, hít vào và thở ra một cách tự nhiên. Trong mỗi lần thở ra, hãy đếm một. Hãy giữ cho cánh tay, đôi chân và toàn bộ cơ thể được cố định.

- Xác định khoảng thời gian trong quá khứ ở đó một người đã làm tổn thương hay xúc phạm bạn.

- Trong vòng 2 phút tới, hãy nghĩ về người đó như một con người bình thường với một hành vi tồi tệ. Kể cả khi mối quan hệ không thể xây dựng lại, hãy chúc cho người này những điều tích cực hay chữa lành.

- Mặc dù có thể khó khăn, hãy tập trung suy nghĩ và tình cảm của bạn để trao gửi một món ân huệ hay một sự thấu hiểu. - Hãy ý thức về những suy nghĩ, cảm xúc, và những phản ứng của cơ thể bạn khi bạn đang nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, sự tử tế và yêu thương dành cho người này.


Cách thức thực hành

Thay vì chỉ cố gắng làm giảm những cảm xúc tiêu cực liên quan đến một sự kiện đau lòng, thả trôi Giận dữ bằng Lòng trắc ẩn cho phép chúng ta thay thế những cảm xúc tiêu cực bằng cảm xúc của sự trắc ẩn và của sự thứ tha. Hành động này cho phép chúng ta bày tỏ sự đồng cảm và sự quan tâm thật sự đối với người có lỗi, trong khi vẫn thừa nhận mức độ tổn thương của hành vi gây lỗi, nhu cầu được chữa lành và trưởng thành của người này. Thay vì kìm nén cảm xúc rồi tự làm bản thân mệt mỏi, để lòng trắc ẩn can thiệp có thể tạo ra thay đổi về cách nhìn sâu sắc và lâu dài hơn. Trong một vài trường hợp, cách nhìn mới này có thể giúp chúng ta hỗ trợ người có lỗi có những biến chuyển tốt hơn, hoặc cho chúng ta thêm sự mạnh mẽ để bước tiếp trong cuộc sống nếu việc hòa giải là không thành công.

Dẫn chứng

vanOyen Witvliet, C., DeYoung, N. J., Hofelich, A. J., & DeYoung, P. A. (2011). Compassionate reappraisal and emotion suppression as alternatives to offense-focused rumination: Implications for forgiveness and psychophysiological well-being. The Journal of Positive Psychology, 6(4), 286-299.

Những người tham gia được hướng dẫn suy nghĩ về một hành vi phạm lỗi trong quá khứ theo một cách có tình thương để tham gia vào những gì các nhà nghiên cứu gọi là tái xuất hiện tình thương của Hồi giáo thể hiện sự đồng cảm, tha thứ, cảm xúc tích cực và cảm giác kiểm soát tốt hơn so với những người tham gia được hướng dẫn để nhai lại hoặc kìm nén cảm xúc tiêu cực về hành vi phạm tội. So với nhóm tin đồn, nhóm đánh giá lại tình thương cũng giảm căng thẳng cơ mắt (có liên quan đến cảm xúc mãnh liệt) và nhịp tim thấp hơn.


Nguồn bài thực hành

 

Người dịch: Anh Đào Lê ; Người biên tập: Hải Yến

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page