top of page
  • Ảnh của tác giảTrang

Bước Vào Bên Trong Tâm Trí Của Một Người Đang Phải Đối Mặt Với Trầm Cảm

Đã cập nhật: 7 thg 12, 2020

Đôi Lời Từ Ban Biên Tập Compassion.vn

Tâm trí của một người vốn dĩ là cả một mê cung đồ sộ để khám phá. Bước vào tâm trí của một người bình thường bạn sẽ thấy có những khoảng sáng tối, những con đường chắc chắn dưới chân. Tuy nhiên sẽ khó khăn khi bước vào tâm trí của người bị trầm cảm vì cảm giác như lạc vào khu rừng âm u, dưới màn sương mù dày đặc và trong bóng đêm mịt mù không lối thoát. Bạn hãy tỉnh táo nhanh chóng phát hiện mình đang lạc vào khu rừng ảm đạm này càng sớm càng tốt. Nếu đã lỡ sa chân vào mê cung rừng rậm này thì hãy luôn lấy mình làm la bàn để định hướng và lần tìm lại các sợi dây kết nối thực sự với thế giới.


Trầm cảm không gây đau đớn, vật vã, chết nhanh như các bệnh cấp tính khác. Nhưng trầm cảm là cái chết từ từ, gây đau đớn, suy sụp trong tâm trí mỗi khoảnh khắc. Nguy cơ tự tử do trầm cảm nặng lâu ngày là có thực. Chúng ta đừng xem thường vì không biết lúc nào là giọt nước làm tràn ly cả.


 
Đối phó với trầm cảm

Mặc dù mỗi người đều có trải nghiệm riêng về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần (mental health) của mình, nhưng khi bạn đi sâu vào tâm trí của một người đang phải đối phó với chứng trầm cảm, có một số điểm chung vẫn tồn tại phổ biến trên diện rộng. Điều quan trọng là phải xác định và hiểu được các giai đoạn trầm cảm có thể trông như thế nào đối với những người đang chiến đấu với chứng Rối loạn Trầm cảm chính (Major Depressive Disorder), cảm giác như thế nào bên trong tâm trí của một người đang đối phó với trầm cảm và cách đưa ra hoặc nhận sự giúp đỡ.


Triệu Chứng Của Một Giai Đoạn Trầm Cảm

Trầm cảm không chỉ có một biểu hiện khi bạn đi sâu vào bên trong tâm trí của một người đang đối mặt với chứng trầm cảm, họ thường trải qua một loạt các triệu chứng khi họ chìm vào trong và ngoài các đợt trầm cảm. Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn trầm cảm là:

  • Cảm thấy buồn hoặc suy sụp

  • Khó tập trung

  • Cảm thấy mơ hồ hoặc mất phương hướng

  • Cảm thấy lo âu

  • Nhịp điệu giấc ngủ không đều

  • Thiếu sự quan tâm, hứng thú

  • Mệt mỏi

  • Các nhịp điệu ăn uống thất thường

  • Có suy nghĩ tự tử

  • Cảm thấy lạc lõng, vô vọng, không định hướng


Bước Vào Bên Trong Suy Nghĩ Của Một Người Đang Phải Đối Phó Với Trầm Cảm

Những dấu hiệu và triệu chứng được liệt kê ở trên là một số trải nghiệm phổ biến nhất đối với một người đang đối mặt với một giai đoạn trầm cảm, nhưng danh sách không dừng lại ở đó. Một người đang đối mặt với chứng trầm cảm có thể gặp phải các biến thể của những dấu hiệu này biểu hiện về thể chất và cảm xúc.


Ví dụ, một người nào đó đang đối mặt với chứng trầm cảm, thiếu hứng thú với những thứ từng khiến họ phấn khích có thể biểu hiện là không còn yêu thích sở thích hoặc tài năng đó nữa, nhưng cũng có thể biểuhiện trong các mối liên hệ cảm xúc. Một người có thể cảm thấy không quan tâm đến bạn bè, gia đình hoặc những người thân yêu mà đã từng cảm thấy có mối liên hệ tình cảm gắn bó thân thiết. Biểu hiện thể chất của triệu chứng này có thể liên quan đến giảm ham muốn tình dục, cảm thấy không hứng thú với tình dục /sự thân mật đối với nửa kia hoặc nói chung với bất kỳ ai.


Khi ai đó đang đối mặt với chứng trầm cảm, một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất là người đó chìm trong những suy nghĩ đen tối và buồn bã. Mặc dù ai đó đang cố gắng xử lý chứng rối loạn trầm cảm nghiêm trọng có thể cảm thấy như vậy, nhưng các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm liên quan đến cảm giác mệt mỏi, không hứng thú, choáng ngợp và không có định hướng về tương lai.


Điều Gì Gây Ra Trầm Cảm?

Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng phức tạp không chỉ giới hạn ở một nguyên nhân hay một lý do. Nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến xu hướng hoặc tính nhạy cảm của một người dẫn tới Rối loạn Trầm cảm chính (Major Depressive Disorder). Lý do phổ biến nhất liên quan đến trầm cảm là có sự mất cân bằng hóa học bên trong tâm trí của một người đang phải đối phó với chứng trầm cảm. Có nghĩa là, một cá nhân thiếu một chất hóa học nhất định hoặc có thể có quá nhiều chất này, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và trải nghiệm của họ.


Mặc dù điều này đúng ở một mức độ nào đó, nhưng rất khó để xác định chi tiết nguyên nhân chính xác của rối loạn trầm cảm. Mỗi cá nhân khác nhau có những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm cũng như khuynh hướng diễn biến trầm cảm trong một giai đoạn khác nhau. Vẫn còn nhiều điều chưa rõ về cách thức hoạt động của bộ não và điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi sâu vào bên trong tâm trí của một người đang phải đối phó với chứng trầm cảm. Những gì chúng ta biết là một số tác động bên ngoài và bên trong tạo ra khả năng trải qua trầm cảm của một người. Một trong số những lý do phổ biến nhất khiến ai đó có thể bị trầm cảm là khuynh hướng di truyền hoặc trải qua một sự kiện lớn trong đời như mất đi người thân.


Tôi Nên Làm Gì Khi Nghĩ Rằng Mình Bị Trầm Cảm Hoặc Có Người Quen Mắc Chứng Trầm Cảm?

Điều quan trọng nhất cần nhớ nếu bạn nghĩ rằng bản thân hoặc ai đó mà bạn biết có thể bị trầm cảm đó là cảm giác cực kỳ cô lập hoặc phải tự mình tìm hiểu mọi thứ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, khi bạn đi sâu vào tâm trí của một người đang đối phó với chứng trầm cảm, cảm giác tuyệt vọng và sợ hãi có thể khiến người đó thực hiện các hành động cô lập như cắt đứt liên lạc với bạn bè và gia đình. Sự thật là, không ai phải trải qua giai đoạn trầm cảm một mình.


Nếu bạn hoặc người thân có thể đang trải qua giai đoạn trầm cảm, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe tâm thần. Với sự giúp đỡ của chuyên gia trị liệu, bạn hoặc người thân của bạn có thể bắt đầu hành động một cách tích cực kiểm soát và quản lý các triệu chứng khi đi sâu vào tâm trí của người đang đối phó với chứng trầm cảm.


 

Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

Sẽ đến lúc nào đó trong đời chúng ta sẽ chạm tới ngưỡng khủng hoảng bản sắc cá nhân. Bạn sẽ đứng trước câu hỏi lớn của cuộc đời:

  • Bây giờ tôi có phải là tôi không?

  • Nếu tôi không phải là tôi thì tôi là ai?

Nếu có lúc nào đó bạn thấy mình KHÔNG-LÀ-AI-CẢ thì hãy nhìn vào những dấu vân tay trên đôi bàn tay mình, và cả những đường chỉ tay trong lòng bàn tay. Nơi đây đã ghi dấu ấn rành rành, không thể chối cãi về bản sắc riêng biệt của bạn mà không bất cứ ai trên đời này sở hữu giống y chang bạn. Hãy tự tin giơ tay khẳng định “Tôi là chính tôi!”

Hãy đến cùng Compassion làm nên dấu ấn của riêng mình trong chương trình “Becoming Me - Hành Trình Trở Thành Chính Mình“





 

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây:www.compassion.vn/booking).


 

Thông Tin Về Bài Đăng:

Nguồn bài dịch từ trang gốc (Bài gốc tiếng Anh): https://www.goodtherapy.org/blog/Inside-the-Mind-Depression

Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Trang ; Người biên tập: Anh Đào Lê

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.


0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Commentaires

Noté 0 étoile sur 5.
Pas encore de note

Ajouter une note

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page