top of page

ĐIỀU TRỊ CHỨNG ĂN-ÓI (BULIMIA) VỚI PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC-HÀNH VI VÀ LIỆU PHÁP TIẾP XÚC CÁ NHÂN

Đã cập nhật: 28 thg 6, 2019

Chứng ăn - ói (bulimia) là một trong những nguyên nhân tiêu biểu cho bệnh tật và tử vong ở phụ nữ trẻ. Căn cứ theo ấn bản lần thứ 4 của Chẩn đoán và Ghi chép thống kê về các chứng Rối loạn tâm thần, chỉ số chẩn đoán của Chứng ăn-ói bao gồm số lần tái phát của việc ăn quá độ, xảy ra khi một người tiêu thụ một khối lượng lớn thức ăn nói chung do bị ảnh hưởng bởi sự mất kiểm soát trong việc ăn uống.


Việc một cá nhân trải qua những hành vi bù đắp bất thường hết lần này đến lần khác để ngăn việc tăng cân như tự gây nôn mửa, sử dụng sai mục đích các loại thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc thải độc đường ruột (enemas), hay một số loại thuốc khác; tập luyện quá nhanh hoặc quá nhiều. Hơn thế nữa, việc ăn uống quá độ và các hành vi bù đắp bất thường xảy ra trung bình 2 lần 1 tuần trong vòng 3 tháng, và việc tự đánh giá bản thân bị ảnh hưởng trầm trọng bởi thân hình và cân nặng (DSM-1V; American Psychiatric Association, 1994).




Cơ sở lý thuyết cho rằng có đến 90% người được chẩn đoán mắc Chứng ăn - ói là phụ nữ. Thực tế, sự phổ biến của Chứng ăn - ói trong đời sống của phụ nữ trưởng thành được dự đoán từ 1,1% - 2,8% dựa trên những cuộc khảo sát đã được thực hiện ở New Zealand (Bushnell et al., 1990), Mỹ (Kendler et al., 1991), và Canada (Garfinkel et al., 1995).


Việc chẩn đoán và điều trị Chứng ăn - ói ở phụ nữ trẻ là rất quan trọng. Bệnh trạng này có thể coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu cho tần suất mắc bệnh về thể chất và tâm thần của dân số hiện nay. Những biến chứng y khoa của Chứng ăn - ói không hề hiếm gặp, và bệnh nhân có thể mắc phải sự ăn mòn men răng, phình tuyến nước bọt, tổn thương ở vùng miệng và tay, sự kích ứng đường tiêu hóa và mất cân bằng điện giải ( đặc biệt là kali, canxi, natri và hydro clorua). (Mitchell & Crow, 2006)


Bên cạnh các biến chứng về thể chất, bệnh nhân có thể phải trải qua một loạt vấn đề tiêu cực về mặt tâm lý và chất lượng cuộc sống thuyên giảm một cách đáng kể. Ngoài ra, Chứng ăn - ói thường đi kèm với các biến chứng khác như lạm dụng chất, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và trầm cảm. Chúng đều là những biến chứng có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của việc chẩn đoán vả điều trị (O’Brien & Vincent, 2003).


Hiện tại đã có một vài phương thức điều trị Chứng ăn - ói như Dược liệu (Zu & Walsh, 2002), Liệu pháp tiếp xúc cá nhân (Fairburn & Jones, 1993), Phương pháp trị liệu hành vi biện chứng (Chen et al., 2008), và Trị liệu nhận thức-hành vi (Wilson & Fairburn, 1998). Tài liệu nghiên cứu này sẽ chú trọng vào 2 phương thức điều trị đó là Trị liệu nhận thức hành vi (Cognitive-Behavioral Therapy - CBT) và Liệu pháp tiếp xúc cá nhân (Interpersonal Psychotherapy - IPT) trong điều trị Chứng ăn - ói ở phụ nữ trẻ. Mặc dù phương pháp nhận thức-hành vi được chọn là cách điều trị phù hợp cho Chứng ăn - ói, nghiên cứu cho thấy rằng Liệu pháp tiếp xúc cá nhân có thể là phương pháp điều trị thay thế cho CBT, đặc biệt đáng nói là nó mang lại kết quả lâu dài.


Cách Thức Điều Trị Của Phương Pháp Nhận Thức - Hành Vi Đối Với Chứng Ăn - Ói


Việc điều trị dựa trên nguyên lý nhận thức - hành vi nhấn mạnh vai trò quan trọng của yếu tố nhận thức lẫn hành vi trong thời gian phát tán của chứng rối loạn ăn uống. Nguyên lý trên đưa ra rằng, thái độ và tiêu chuẩn mà phái nữ đặt ra cho hình dáng và cân nặng giữ một tầm quan trọng tất yếu trong sự phát tác của căn bệnh. Do đó, những người mắc Chứng ăn - ói trở nên nhạy cảm với cách ăn uống, cân nặng và thân hình của họ, dẫn đến việc những người này chủ động theo đuổi chế độ giảm cân và ăn kiêng nghiêm ngặt trong khi thực hiện các phương thức hạn chế tăng cân khắc nghiệt. Việc ăn uống mất kiểm soát là kết quả xảy ra sau những nỗ lực thực hành chế độ ăn uống cứng nhắc.


Những hành vi bù đắp không lành mạnh lặp đi lặp lại như dùng thuốc xổ ruột, nhịn đói và luyện tập quá mức được dùng để ngăn ngừa sự tăng cân. Ngoài ra, tẩy ruột còn duy trì việc ăn uống quá độ bằng cách giảm đi nỗi lo lắng của bệnh nhân và khả năng tăng cân. Không những thế, ăn uống quá độ và tẩy ruột khiến sự muộn phiền thêm trầm trọng và khiến bệnh nhân thêm tự ti về bản thân, khiến cho vòng tuần hoàn này không khỏi dẫn tới việc ăn kiêng nghiêm ngặt và ăn uống quá ngày càng tệ hơn.


Dựa theo khuôn mẫu nhận thức này, việc điều trị cho Chứng ăn - ói không chỉ đơn thuần tập trung vào hành vi biểu hiện của việc ăn quá độ và ói mửa mà còn chỉ ra những yếu tố kéo dài tình trạng bệnh. Bởi do đó, việc điều trị áp dụng sự kết hợp giữa quy trình nhận thức và hành vi giúp bệnh nhân thay đổi hành vi và những nhận thức sai lệch của họ về cân nặng và hình dáng, cùng lúc đó, thay thế chế độ ăn kiêng khốc liệt của họ bằng chế độ ăn uống thông thường và lành mạnh hơn (Fairburn, Marcus & Wilson, 1993). Việc điều trị còn được thiết lập để nhận biết mức độ hạ thấp giá trị bản thân của người bệnh, điểm đen trong chủ nghĩa cầu toàn và tư duy phân cực, cũng như khả năng chịu ảnh hưởng tiêu cực.


Liệu pháp nhận thức - hành vi để điều trị Chứng ăn - ói gồm 3 giai đoạn đan xen nhau. Ở giai đoạn đầu, mục đích chủ yếu là giáo dục bệnh nhân về Chứng ăn - ói và những tác nhân của chứng rối loạn ăn uống. Ví dụ như, các bệnh nhân được khuyến khích thực hiện chế độ ăn uống thông thường và lờ đi ham muốn ăn uống vô độ và nôn xổ. Bác sĩ điều trị và bệnh nhân sử dụng những ghi chép chi tiết về lượng thức ăn hấp thụ, số lần ăn quá độ và nôn mửa cũng như các nhận thức và cảm xúc đi kèm.


Ở giai đoạn 2, các kĩ thuật làm giảm việc ăn kiêng nghiêm ngặt được dùng đến nhiều hơn như mở rộng các lựa chọn thực phẩm có sẵn. Chẳng hạn, chuyên gia và bệnh nhân sẽ tiếp cận thực nghiệm để thay đổi những niềm tin sai lệch, những hành vi trốn tránh và những mối quan tâm liên quan về việc ăn uống, cân nặng và thân hình. Giai đoạn thứ 3 chú trọng vào việc duy trì sự thay đổi sau khi kết thúc quá trình điều trị. Ở giai đoạn này, những biện pháp ngăn ngừa tái phát bệnh được chuẩn trị cho những thoái lui tiềm ẩn trong quá trình điều trị.




Bằng Chứng Cho Thấy Sự Hiệu Quả Của Liệu Pháp Nhận Thức-Hành Vi Trong Việc Điều Trị Chứng Ăn Ói Ở Phụ Nữ Trẻ.


Liệu pháp nhận thức-hành vi được dùng để điều trị Chứng ăn - ói đã được nghiên cứu rộng rãi. Các kết quả nghiên cứu đã phân dạng theo như sau:


a. Phương pháp nhận thức - hành vi mang lại nhiều lợi ích ảnh hưởng đến mọi khía cạnh về tâm lý học của Căn bệnh Ăn - ói


Một số nghiên cứu đã chứng minh có sự giảm thiểu đáng kể tình trạng ăn uống quá độ và ói mửa của bệnh nhân, việc ăn kiêng bớt khốc liệt cũng như sự cải thiện thái độ khi nói về cân nặng và thân hình. Những thành công chủ yếu này gắn liền với sự giảm mức độ các dấu hiệu tâm lý, sự phục hồi sự tự tôn và các chức năng xã hội.


Một nghiên cứu được thực hiện bởi Craighead và Agras (1991) dựa trên 10 thử nghiệm có kiểm soát cho thấy rằng có sự giảm thiểu lớn trong 79% số lần ói mửa trên 57% bệnh nhân theo chế độ ăn uống điều độ (Craighead và Agras, 1991). Nghiên cứu về các kết quả kiểm soát của Wilson và Fairburn (2002) chỉ ra có gần 30-50% bệnh nhân cho thấy sự kiềm hãm việc ăn quá độ và ói mửa khi quá trình điều trị kết thúc và sự giảm sút tổng quan của chúng là 80% trở lên (Wilson & Fairburn, 2002).


b. Các nghiên cứu về sau cho thấy sự cải thiện của bệnh nhân điều trị bằng Phương pháp nhận thức - hành vi vẫn luôn duy trì tốt.


Nghiên cứu chỉ ra rằng Phương pháp nhận thức - hành vi có hiệu quả khá tốt về sau. Cơ sở lý thuyết chỉ ra những biến đổi từ trị liệu hiệu quả kéo dài từ hơn 6 tháng đến 12 tháng sau quá trình điều trị. Ca điều trị bằng nhận thức- hành vi có hiệu quả lâu nhất (hiệu quả kéo dài đến 5 năm 8 tháng), xác minh rằng gần khoảng 2/3 bệnh nhân không cho thấy dấu hiệu nào của việc ăn uống vô độ và ói mửa và đa phần có tiến bộ khả quan trong vấn đề về các biểu hiện tâm lý và chức năng xã hội (Fairburn et al., 1995).


Các kết quả nghiên cứu này cơ bản cho thấy rằng thời gian điều trị của nghiên cứu này khá là ngắn (19 giai đoạn trong hơn 18 tuần), cũng như bản chất mãn tính của căn bệnh ngay từ lúc bắt đầu điều trị (căn bệnh trung bình kéo dài gần 7 năm).


c. Trị liệu nhận thức - hành vi được khẳng đinh cùng chất lượng và vượt trội hơn hẳn tất cả phương thức điều trị được đem ra so sánh.


Thuốc chống trầm cảm là một cách khác để điều trị Chứng ăn - ói, đã được hỗ trợ thực nghiệm trong những nghiên cứu so sánh chúng với thuốc giả dược. Phương pháp nhận thức - hành vi vượt trội hơn hẳn so với thuốc chống trầm cảm, và nếu dùng kết hợp cả 2 sẽ mang lại một vài lợi ích nhỏ trong việc làm giảm những triệu chứng chính của Chứng ăn - ói (Whittal, Agras & Gould, 1999).


Ngoài ra, Phương pháp nhận thức - hành vi còn cho thấy hiệu quả hơn một vài phương pháp trị liệu tâm lý khác, bao gồm Trị liệu tâm lý hỗ trợ, Trị liệu hỗ trợ-biểu hiện, Liệu pháp kiểm soát căng thẳng (Wilson & Fairburn, 2002). Tuy nhiên, Liệu pháp tiếp xúc cá nhân (IPT) được cho là mang lại những ảnh hưởng tương tự Phương pháp nhận thức - hành vi (Fairburn et al., 1993; Agras et al., 2000).


Liệu Pháp Tiếp Xúc Cá Nhân Cho Việc Điều Trị Chứng Ăn - Ói


Liệu pháp tiếp xúc cá nhân là một liệu pháp “cự ly gần” nhắm vào mục tiêu chính giúp bệnh nhân nhận dạng và khắc phục vấn đề của bản thân. Được phát triển vào năm 1940 như một liệu pháp cho chứng trầm cảm lâm sàng, tuy nhiên, IPT (liệu pháp tiếp xúc cá nhân) được biến đổi thành liệu pháp chữa trị Chứng ăn - ói.


Lý do của việc dùng IPT để chữa trị Chứng ăn - ói là vì việc mất kiểm soát ăn uống và nôn mửa có thể bắt nguồn từ những vấn đề cá nhân như tranh chấp vai trò, hoán đổi vai trò và các loại khuyết thiếu. Thêm nữa, hoàn cảnh của cá nhân có thể dùng để hỗ trợ duy trì và kéo dài chu trình nhằm nhận diện và xử lý các khó khăn ở tầng sâu hơn trong công tác điều trị.


Liệu pháp tiếp xúc cá nhân có 3 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, mục đích chính là tìm hiểu những bất ổn gần nhất của người bệnh và quyết định xem cái nào sẽ được giải quyết trong phần còn lại của quá trình điều trị. Chuyên gia sẽ xác định vấn đề bằng cách phân tích các vấn đề cá nhân, xem ở trường hợp nào chứng rối loạn ăn uống đã phát triển cũng như các tình trạng làm duy trì chứng bệnh. Tần suất xuất hiện của chứng ăn-ói cũng sẽ được kiểm tra. Vào giai đoạn 2, khi những vấ đề là căn guyên của chứng ăn - ói đã được xác định, bệnh nhân cần phải thay đổi, cải thiện vấn đề.


Giai đoạn cuối cùng đánh giá sự tiến bộ của bệnh nhân và thảo luận xoay quanh việc ứng biến như thế nào đối với vấn đề xảy ra trong tương lai. Một điều quan trọng cần lưu ý trong IPT là không tập trung tực tiếp vào thói quen ăn uống hay biểu hiện của bệnh nhân trước cân nặng và thân hình. Các yếu tố giáo dục, nhận thức và hành vi có trong Liệu pháp nhận thức - hành vi cũng không được áp dụng.


So Sánh Liệu Pháp Nhận Thức - Hành ViLiệu Pháp Tiếp Xúc Cá Nhân Đối Với Chứng Ăn - Ói Ở Phụ Nữ Trẻ.


Nghiên cứu cho rằng CBT là liệu pháp hiệu quả nhất trong điều trị Chứng ăn - ói ở phụ nữ trẻ. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng Liệu pháp tiếp xúc cá nhân cũng hiệu quả không kém, mặc dù sự cải thiện ở bệnh nhân diễn ra chậm hơn (Fairburn et al., 1993; Agras et al., 2000).




Một thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên bởi Fairburn ..v..v (1993) so sánh hiệu quả của Liệu pháp tiếp xúc cá nhân, Liệu pháp hành vi và Liệu pháp nhận thức - hành vi giữa các nhóm phụ nữ trẻ được chẩn đoán mắc Chứng ăn - ói (Fairburn et al., 1993). Thành công của nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù IPT kém hơn CBT vào khoảng cuối quá trình điều trị, thì những điểm khác biệt này sẽ biến mất trong khoảng thời gian 12 tháng sau đó. Cả CBT và IPT đều đem lại kết quả vượt trội: sự giảm sút tình trạng ăn uống mất kiểm soát và ói mửa. Những bước tiến bộ này được duy trì suốt giai đoạn kế tiếp. Hơn thế, cả hai liệu pháp điều trị đều ảnh hưởng đáng kể đến chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, dù cho hai nhóm tham gia điều trị thử nghiệm đều có những đặc tính giống nhau


Tác giả kết luận rằng CBT VÀ IPT cho ra hiệu quả tương đương nhau thông qua hoạt động của các cơ chế khác nhau. Dựa trên điều đó, thì CBT sẽ hoạt động bằng cách xác minh trực tiếp chế độ ăn uống và thái độ của bệnh nhân về cân nặng và hình dáng. Ngược lại, IPT sẽ hoạt động gián tiếp (các thói quen ăn uống và thái độ về cân nặng và thân hình không được chú trọng). Một số lý giải về cơ chế hoạt động của IPT đã được đưa ra (Fairburn, 1997). Trong số đó có lý giải về việc IPT có thể mang lại cho bệnh nhân cảm giác họ có khả năng tác động đến cuộc sống của mình, và điều đó có thể giúp làm giảm đi nhu cầu kiểm soát việc ăn uống, cân nặng và thân hình của họ. Cơ chế hoạt động khác nhau của 2 phương pháp trị liệu giải thích sự khác biệt trong hiêu quả. CBT mang lại những cải thiện trong các triệu chứng hành vi thiết yếu nhanh hơn bởi nó hoạt động trực tiếp trong việc thay đổi thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc Chứng ăn - ói.


Những nghiên cứu này quan trọng bởi vì chúng là bước đầu mang đến hỗ trợ thực nghiệm cho một quá trình điều trị Chứng ăn - ói mang đến những hiệu quả nhất định tương đương với CBT. Thêm vào đó, do IPT tập trung vào việc nhận dạng và giải quyết vấn đề cá nhân khi có dấu hiệu của Chứng ăn - ói, các nghiên cứu này cho rằng chứng bệnh có thể được chữa trị và đạt được một số thành quả mà không cần phải xác định trực diện các thói quen ăn uống khác thường và thái độ hành xử. Tuy nhiên, nói đi phải nói lại, thì kích cỡ mẫu thử được sử dụng trong nghiên cứu này khá khiêm tốn ( N=75). Thêm vào đó là nghiên cứu chỉ dựa trên một nguồn điều trị duy nhất. Trong bối cảnh của những giới hạn này, mức độ đáng tin cậy và bao quát của nghiên cứu này cần phải cân nhắc thêm.


Phần tiếp theo của nghiên cứu Fairburn, một thực nghiêm được thực hiện ở Agras (2000) so sánh CBT với IPT giữa tầng lớp phụ nữ trẻ có khuôn mẫu lớn hơn (N=220) ở 2 nguồn điều trị khác biệt (Agras, 2000). Theo như kết quả nghiên cứu, CBT hiệu quả hơn hẳn IPT ở giai đoạn cuối quá trình điều trị. Có 8% trong số các bệnh nhân hoàn thành việc điều trị bằng IPT đã dừng ăn uống vô độ và nôn mữa, trong khi đó tỉ lệ khi điều trị bằng CBT là 45%. Tuy nhiên, về sau thì không có khác biệt nào giữa kết quả điều trị của hai phương pháp trên. Có một vấn đề ở đây là những người phụ nữ đã được điều trị bằng CBT giữ nguyên trạng thái hồi phục sau khi điều trị ( điều này đã được chứng minh bởi nghiên cứu gần đây) trong khi những người điều trị bằng IPT thì dần dần tiếp tục hồi phục bởi cơ chế hoạt động khác nhau của hai phương pháp.


Tác giả kết luận rằng “CBT nhanh hơn một cách đáng kể trong việc đem lại những sự cải thiện ở bệnh nhân mắc Chứng ăn - ói hơn là IPT và nó nên được cân nhắc là phương pháp tiêu biểu trong việc điều trị Chứng ăn - ói.” (Agras et al, 2000, p.465). Sự hiểu biết hạn hẹp về cơ chế chính xác mà CBT và IPT hoạt động để thu lại những hiệu quả trị liệu và vai trò của tính cách bệnh nhân đối với sự suy giảm kết quả điều trị nên được xem xét kỹ lưỡng khi biên dịch những nghiên cứu gần đây. Một sự hạn chế nói chung của đa số các nghiên cứu đã phát hiện ra tính hiệu quả của CBT so với IPT trong điều trị bệnh nhân Chứng ăn - ói là những tiêu chí loại trừ cần thiết trong các thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên.


Lấy ví dụ, các nghiên cứu thường loại bỏ các bệnh nhân có nhiều triệu chứng bệnh như lạm dụng chất, trầm cảm nặng, hay những bệnh nhân sử dụng nhiều loại dược liệu. Tuy vậy, trong thiết lập lâm sàng thực tế thì họ đề cao việc cho bệnh nhân trải qua nhiều dạng trị liệu tâm lý khác nhau. Vì vậy, thiết kế kiểm soát ngẫu nhiên có tính thuận lợi cao, thì những nghiên cứu có lẽ không phản ánh được tình huống thực tế.


Kết Luận Và Trích Dẫn Cho Các Nghiên Cứu Tương Lai


Nghiên cứu đưa ra rằng liệu pháp tiếp xúc cá nhân hiệu quả tương tự trị liệu bằng nhận thức - hành vi cho Chứng ăn - ói ở phụ nữ trẻ. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát chuyên sâu là cần thiết để khai thác liệu rằng một số nhóm bệnh nhân nhất định có phản hồi tích cực với IPT hơn là CBT hay không. Vai trò của các đặc tính ở bệnh nhân như sự tự tôn, động lực để thay đổi, và kì vọng sự thay đổi trong kết quả điều trị suy giảm cần phải được khai thác. Điều này quan trọng trong việc tăng cường tính hiệu quả và hiệu suất của mỗi phương pháp bằng cách đo lường sao cho phù hợp với từng cá nhân, từng đặc tính.


Hơn thế, cho dù CBT đã được công nhận là phương pháp điều trị dẫn đầu và IPT đã cho thấy có hiệu năng tương tự ( chỉ là mang lại tiến bộ chậm hơn), thì cả hai phương pháp đều có những hạn chế chủ yếu. Trong vài trường hợp, chỉ có gần 50% bệnh nhân tránh khỏi việc mất kiểm soát ăn uống và nôn mửa. Vì thế, cần có những nghiên cứu bổ sung để nâng cao hai phương pháp cũng như khai thác các chiến lược điều trị khác nhau cho những bệnh nhân chỉ tiếp nhận được một chút hay không hề bị tác động bởi CBT hay IPT.


Không dừng lại ở đó, kết luận cho rằng IPT mang lại hiệu quả chậm hơn CBT mặc dù cho ra sự thay đổi vững vàng trong một khoảng thời gian dài thúc đẩy việc nghiên cứu sâu hơn việc làm tăng sự hữu ích của nó. Cho ví dụ, việc điều trị được thực hiện như thế nào có thể là lý do làm IPT mang lại hiệu quả chậm hơn CBT. Cụ thể như IPT được thực hiện theo phương diện tránh đan xen các phương thức áp dụng của CBT ( ví dụ IPT không kèm theo sự tương tác giữa những vấn đề cá nhân với các triệu chứng ăn ói).



Đậy là một sự chệch lướng đáng lưu ý từ phương thức áp dụng gốc của IPT trong điều trị trầm cảm, cái đã mang lại một dấu ấn quan trọng trong sự tương tác giữa triệu chứng bệnh và vấn đề cá nhân (Klerman et al., 1984). Vì thế, những nghiên cứu về IPT trong tương lai nên tập trung kiểm định sự tương tác giữa vấn đề cá nhân và đặc tính cốt lõi của Chứng ăn - ói (ví như tác phong ăn uống, và thái độ về cân nặng và thân hình). Những sự thích ứng trong công tác thực hiện và nội dung của IPT có thể vô tình nâng cao hiệu quả và hiệu suất trong điều trị Chứng ăn - ói ở phụ nữ trẻ.




 

Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).


 

Người dịch: Hồng Hạnh Người biên tập: Trang Nhung

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentarios

Obtuvo 0 de 5 estrellas.
Aún no hay calificaciones

Agrega una calificación

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page