Chúng ta, tất cả chúng ta, có vấn đề cá nhân hoặc, nói theo một cách nhẹ nhàng hơn, là sự lập dị hấp dẫn. Tuổi thơ của chúng ta, ngay cả những người có tâm tính tốt, không còn sự lựa chọn nào khác là trở thành một thứ gì đó khác.
Trải qua tuổi thơ như vậy dẫn đến những hậu quả mà chúng ta có xu hướng gặp phải tại hầu hết mọi vấn đề, có thể được liệt kê như - một chiếc du thuyền gặp gió lớn - đi quá xa theo một hướng này hoặc hướng khác. Chúng ta quá rụt rè, hoặc quá quyết đoán; quá cứng nhắc hoặc quá dễ thích nghi; quá tập trung vào thành công về vật chất hoặc quá thiếu quyết đoán. Chúng ta háo hức xung quanh tình dục hoặc cảnh giác và lo lắng một cách đau đớn khi đối mặt với những kích thích mang tính dục tự thân. Chúng ta mơ màng ngây thơ hoặc thực tế chua chát; chúng ta chùn bước trước rủi ro hoặc bất chấp đón nhận; chúng ta xuất hiện trong cuộc sống trưởng thành quyết tâm không bao giờ dựa dẫm vào ai hay tuyệt vọng vì người khác để hoàn thiện mình; chúng ta quá thông thái hoặc quá bảo thủ. Kiến thức chung về chứng mất cân bằng cảm xúc là một tập không có hồi kết. Điều chắc chắn là sự mất cân bằng này phải trả giá rất đắt, khiến chúng ta ít có khả năng khai thác năng lực và cơ hội của mình, ít có khả năng sống một cuộc sống thỏa mãn và có rất ít niềm vui xung quanh.
Tuy nhiên, bởi vì chúng ta là những nhà sử học bất đắc dĩ thiên về quá khứ đầy cảm xúc, chúng ta dễ dàng cho rằng sự mất cân bằng này không phải là những điều chúng ta có thể thay đổi; về cơ bản chúng là bẩm sinh. Chúng chỉ là những gì chúng ta được tạo ra. Chúng ta, từ bên trong lẫn chính chúng ta, đơn giản là người quản lý vi mô hoặc hoặc có thể không nhận được nhiều niềm vui từ tình dục, la hét nhiều khi có ai đó mâu thuẫn với chúng ta hoặc chạy trốn khỏi những người yêu quá tử tế với mình. Có thể không dễ dàng nhưng cũng không dễ sửa đổi hoặc thể theo yêu cầu.
Sự thật có thể có nhiều hy vọng hơn - mặc dù, trong một thỡi gian ngắn, nhiều thách thức hơn. Việc chúng ta mất cân bằng là những phản ứng không ngừng trước những gì đã xảy ra trong quá khứ. Chúng ta là một thể chắc chắn bởi vì chúng ta đã bị đánh bật khỏi một quỹ đạo hoàn chỉnh cách đây vài năm do bởi một vết thương nguyên thủy. Đối mặt với cha mẹ ganh đua khắc nghiệt, chúng ta đã phải dùng đến cách làm không được tốt như mong đợi để lẩn tránh. Phải sống cùng cha mẹ chán ghét thân thể, vấn đề sinh lý đã trở nên khủng khiếp. Khi bị bao quanh bởi sự bất ổn về vật chất, chúng ta đã phải vượt qua tiền bạc và uy tín xã hội. Tổn thương khi bị cha mẹ xua đuổi, chúng ta rơi vào khuôn mẫu tránh né cảm xúc. Cha mẹ không kiên định đã đẩy chúng ta hướng tới tính nhu mì và không có khả năng cáu kỉnh như hiện tại. Việc bảo vệ quá mức cần thiết từ sớm đã vô tình dẫn lối cho tính rụt rè nhút nhát và, giữa bất kỳ tình huống phức tạp nào, tình trạng hoảng hốt sợ hãi sẽ tấn công. Cha mẹ bận rộn liên tục, thiếu tập trung là chất xúc tác cho một tính cách có hành vi luôn tìm kiếm sự chú ý.
Luôn luôn có tính logic và luôn luôn có một quá trình.
Chúng ta có thể nói rằng việc mất cân bằng của mình đã có từ quá khứ bởi vì chúng phản ánh cách nghĩ và bản năng của chúng ta, khi đã từng là những đứa trẻ. Không có bất cứ điều gì có ý nghĩa như vậy, việc chúng ta mất cân bằng dẫn đến một sự non nớt cơ bản, mang dấu tích của việc một người trẻ tuổi cố gắng vật lộn với thứ gì đó vượt quá khả năng của họ.
Ví dụ, khi phải chịu đựng dưới bàn tay của người trưởng thành, những đứa trẻ hầu như luôn luôn lấy những gì xảy ra với chúng như một cách chúng phản ánh sự việc ắt hẳn là phải rất sai. Nếu ai đó làm nhục, phớt lờ hoặc làm tổn thương họ, thì ắt hẳn - vì vậy dường như - là bởi vì họ, trong và thuộc về bản thân họ, dại dột, đáng ghét, và đáng thờ ơ, bỏ mặc. Có thể mất nhiều năm, và rất nhiều cuộc thăm dò nội tâm kiên nhẫn, để đi đến một kết luận sơ khởi có vẻ ít hợp lý hơn: rằng tổn thương về cơ bản là không xứng đáng và chắc chắn có rất nhiều điều khác xảy ra, bí mật, trong cuộc sống nội tâm của một người trưởng thành đang nổi điên mà đứa trẻ hoàn toàn không khiển trách được.
Tương tự như vậy, bởi vì trẻ em không thể dễ dàng rời khỏi môt tình huống làm điều lầm lỗi, chúng là nạn nhân của những khát khao vô hạn và đầy quyền lực nhẳm sửa đổi con người buồn chán má chúng hoàn toàn phụ thuộc vào. Điều này trở nên, trong trí tưởng tượng của trẻ sơ sinh, trách nhiệm của đứa trẻ là hàn gắn tất cả mọi tức giận, nghiện ngập hoặc buồn bã của người lớn mà chúng ngưỡng mộ. Đó có thể là công việc của nhiều thập kỷ để phát triển một sức mạnh trưởng thành có thể cảm thấy buồn về điều đó, thay vì chịu trách nhiệm vĩnh viễn đối với những điều chúng ta không thể thay đổi.
Các mô hình truyền thông được bao quanh bởi các di sản thời thời thơ ấu để so sánh. Khi một điều gì đó rất sai, trẻ em không có khả năng bẩm sinh để giải thích nguyên nhân của chúng. Chúng thiếu tự tin, đĩnh đạc tự chủ và hoạt ngôn để bày tỏ quan điểm của chúng trước sự bình tĩnh và uy quyền cần có. Thay vào đó, chúng có xu hướng phản ứng đầy kịch tính, khăng khăng, cằn nhằn, nổ tung, la hét. Hoặc phản ứng thái quá như: hờn dỗi, im lặng, và tránh né. Chúng ta có thể bước vào độ tuổi trung niên trước khi chúng ta có thể trút bỏ những xung động đầu tiên để bùng nổ hoặc chạy trốn khỏi những ai hiểu sai nhu cầu của mình và thay vào đó cố gắng giải thích cho chúng một cách cẩn thận và bình tĩnh hơn.
Một đặc điểm khác của vết thương tình cảm thời thơ ấu thể hiện ở việc chúng có xu hướng kích động những gì có hiệu lực trong việc khái quát hóa quy mô lớn. Những vết thương của chúng ta có thể xảy ra trong những bối cảnh rất riêng biệt: cụ thể khi có một người trưởng thành đánh người bạn đời của mình giữa đêm khuya tại một ngôi nhà mái bằng có sân hiên ở một thị trấn phía Bắc. Hoặc vết thương có thể được gây ra bởi một phụ huynh phản ứng đáp trả khinh miệt sau khi mất việc làm tại một nhà máy. Nhưng những hoàn cảnh này thúc đẩy rộng hơn sự trông đợi ở người khác và cuộc sống. Chúng ta nuôi dưỡng hy vọng rằng mọi người sẽ biến chuyển bạo lực, rằng mọi kết nối có thể thức tỉnh chúng ta và mọi vấn đề về tiền bạc sẽ giải phóng thảm họa. Những đặc điểm tính cách và tinh thần được hình thành là kết quả của một hoặc hai diễn viên chính thời thơ ấu trở thành khuôn mẫu thói quen của chúng ta, giúp diễn giải khá nhiều bất kỳ ai khác. Ví dụ, việc chúng ta luôn vui vẻ và hơi vui buồn thất thường nhằm đẩy hình ảnh người mẹ chán nản, bơ phờ đã gắn liền với chúng ta thành bản chất thứ hai của mình. Ngay cả khi bà ấy đã đi xa, chúng ta vẫn là những người cần tỏa sáng trong mọi cuộc họp, những người yêu cầu đối tác phải liên tục tập trung vào chúng ta vá không lắng nghe bất kỳ những thông tin tiêu cực hoặc phân tán nào.
Tương tự như vậy, một thời thơ ấu khao khát sự bình yên và không bao giờ làm phiền đến hai cha mẹ không hạnh phúc hay cãi vã có thể đưa sự hiện diện thực tại của chúng ta vượt ra xa khỏi vòng tay của họ. Chúng ta sau nhiều thập kỷ có thể vẫn nuôi dưỡng một khát vọng mạnh mẽ trong việc trốn tránh mọi cuộc đối đầu, mặc dù cội nguồn của việc khiến chúng ta do dự đã biến mất từ lâu và chúng ta phải trả giá đắt cho việc tránh né như vậy.
Chúng ta đang sống trong hiện tại thoáng hơn từ thảm kịch bó hẹp của quá khứ. Chúng ta chịu đựng bởi vì chúng ta hiện hữu, với cái giá quá đắt, quá thủy chung với những tháng ngày khó nhọc. Chúng ta hãy nên, nơi mà chúng ta có thể làm, lá dám rời khỏi nhà.
--------------------
Nguồn bài dịch: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/how-a-messed-up-childhood-affects-you-in-adulthood/
Người dịch: Diệu Khanh ; Người biên tập: Hải Yến
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
Comentarios