top of page

“TẠI SAO BẠN LẠI TỰ GIAM MÌNH KHI CÁNH CỬA NGOÀI KIA ĐANG MỞ RỘNG?” - BÙI CẨM VÂN

“Tại sao bạn lại tự giam mình khi cánh cửa ngoài kia đang mở rộng?” (nguyên văn: “Why do you stay in a prison, when the door is wide open?”) là một trích dẫn từ một trong những bài thơ của Rumi. Tôi không mấy hứng thú với thơ ca hay những điều mơ mộng và mang tính triết học. Và nếu bạn biết tôi ngoài đời thực, tôi thậm chí càng không như vậy.

Tuy nhiên, khi tôi tình cờ thấy câu trích dẫn này trong một quyển sách mà tôi mượn, nó khiến tôi ngạc nhiên, nó khiến tôi tự đặt câu hỏi cho bản thân mình, nó kẹt lại trong đầu tôi một cách vô thức. Chọn câu nói làm tiêu đề cho câu chuyện của tôi, tôi hy vọng rằng bài viết này cùng với những bài khác trên trang (1), sẽ làm bừng sáng lên ngọn lửa trong bạn và đem bạn gần hơn đến việc thấy rõ mục tiêu của bạn và bắt đầu thực hiện nó.


Một chút về thông tin cá nhân, tôi có hai năm làm việc với vai trò là Tư vấn quản trị của Deloitte London. Trước đó, tôi theo học Cử nhân ngành Quản trị tại London School of Economic and Political Science (LSE). Trước đó nữa, tôi theo học cấp 2 và chương trình A Level (2) tại Singapore. Tôi may mắn nhận được học bổng toàn phần những năm đó và được bổ nhiệm trong nhiều cộng đồng sinh viên. Gần đây tôi trở về Việt Nam để định cư và hiện tại (3) làm việc với vai trò là Tư vấn quản trị cho một công ty tư vấn chuyên sâu tại Sài Gòn.


Những tác giả khác trong chuỗi bài viết này, đã hoàn thành công việc một cách xuất sắc bằng việc mang đến bạn một bản hướng dẫn cụ thể về việc làm thế nào để có một công việc tại một nơi khác của thế giới. Vì thế tôi sẽ chỉ chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm, nguồn cảm hứng và quyết định trở về của tôi - hi vọng bài viết hữu ích cho bạn.

Phần 1 - So sánh giết chết niềm vui? Không đúng! So sánh (cùng với sự đố kị) mới giết chết niềm vuii! Người khác có thể nói với bạn rằng: “Tại sao lại quan tâm quá nhiều đến việc người khác đang làm gì? Tại sao bạn để chính mình bị ảnh hưởng bởi thành tựu của người khác? Bạn sống cuộc đời của mình cơ mà!” Tôi thường đáp lại: “Một con rùa không bao giờ biết nó là một trong những con vật chậm nhất cho tới khi nó bắt đầu chạy đua với con thỏ”.


So sánh xã hội là một xu hướng bẩm sinh của con người. Thậm chí con khỉ đánh giá những cái mà nó có qua việc nhìn trộm con khỉ kế bên đang có gì. Bạn và bạn của bạn tốt nghiệp cùng trường, tuy vậy anh ấy có mức lương gấp đôi bạn. Bạn có thể phủ nhận càng nhiều như bạn muốn nhưng thật lòng, bạn có tự hỏi chính mình tại sao lại như vậy không? Đó chính là sự so sánh.


Cho nên, nếu sự so sánh là không thể tránh khỏi, bạn phải học cách tốt nhất để đối đầu với nó. Biến đổi sự đố kị thành động lực.

Hãy nhìn những người xung quanh mình, những người lớn/nhỏ tuổi hơn bạn, những người cùng tuổi với bạn, những người cùng/khác xuất thân với bạn, những người đã/chưa đạt được một số thứ nhất định. Bắt đầu với những người trong vòng quan hệ của bạn. Hãy chủ động. Gửi họ tin nhắn, hẹn họ một buổi cà phê. Liên lạc với họ với một chủ đề cụ thể để xin lời khuyên của họ. Tôi thường nói tôi gia nhập Deloitte do may mắn. Vào thời điểm đó, tôi có đủ may mắn để có can đảm liên hệ đúng người. Anh ấy tham gia Deloitte một năm trước tôi, tôi có danh thiếp kinh doanh của anh ấy tại một trong những hội thảo nghề nghiệp. Tôi gửi email cho anh ấy khi tôi nhận được thông tin từ Deloitte. Anh ấy hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nộp đơn.


Nếu bạn gửi email cho ai và không nhận được lời hồi âm, đừng nghĩ rằng họ không muốn trả lời bạn. Họ bận, mỗi người bạn gặp đều có cuộc chiến của họ mà bạn không biết gì về nó, đúng không?


Tóm lại: Tìm sự so sánh bạn thích nếu bạn muốn vui hơn, tìm sự so sánh bạn không thích nếu bạn muốn thúc đẩy bản thân mình. Tôi không nghĩ bạn có thể thoát khỏi sự so sánh của xã hội, vì vậy mà học cách đương đầu với nó.


Phần 2 - Đừng để bụng Hay nói một cách khác - cởi mở với những lời phê bình và thêm chút khiếu hài hước vào đó!


Tôi thường nhớ những điều mà người khác nói với tôi, khiến tôi tự hỏi tôi đã làm gì khiến họ nghi ngờ về khả năng của tôi. Tôi không làm điều đó để ghi nhớ lại những người mà tôi sẽ trả thù một ngày nào đó (lol). Tôi làm điều đó để cho bản thân tôi một động lực về tinh thần.


Đầu tiên - quay lại những năm tháng cấp hai của tôi khi tiếng Anh là một trong những môn tôi học tệ nhất. Trong một trong các kì thi, tôi hỏi cô gái ngồi kế tôi làm thế nào để đánh vần từ “bicycle”, và cô ấy trả lời “Học sinh lớp 7 rồi mà thậm chí không đánh vần được từ bicycle?”

Thứ hai - một người bạn từ trường A Level từng nói: “Tôi không hiểu nổi tại sao họ lại trả tiền học cho bạn để học ở đây” khi nhìn thấy kết quả học kì đầu của tôi.

Thứ ba - từ một trong những người bạn thân của tôi: “Vào được vị trí tư vấn tại Deloitte rất khó, mình đã thử, có lẽ bạn nên chọn cách an toàn hơn và nộp đơn vào chỗ nào với cơ hội đậu cao hơn.”

Không một ai thích nhận sự phê bình. Nhưng nó là cơ hội để bạn thể hiện một trong những khả năng hiếm có: Tiếp nhận những lời phên bình tiêu cực một cách tích cực. Thật lòng mà nói, tôi khá khó chịu nhưng tôi cố gắng giữ bình tĩnh. Dần dà tôi học được cách chuyển những tâm trạng không mấy dễ chịu đó thành động lực. Điều đó khiến tôi thức đêm, khiến tôi có năng lượng để ở trong thư viện nhiều ngày, luyện tập những bài kiểm tra online về số học và ngôn từ. Tôi không làm như vậy để chứng minh là họ sai, tôi làm vậy để vững lòng mình rằng “TÔI CÓ THỂ”. Việc bạn để bụng sự phê bình có thể dẫn đến sự ghen ghét, căng thẳng, sự nản chí và những cảm xúc tiêu cực khác, cho nên đừng làm như thế.


Tóm lại: Đừng để bụng những gì người ta nói. Lắng nghe những lời phê bình. Chuyển chúng thành năng lượng. Chúng là những sự may mắn giấu mặt.


Phần 3 - Sao Bắc Đẩu

Có một chủ đề cốt lõi cho câu chuyện cuộc đời bạn! Nó có thể là gia đình, tình yêu, tiền bạc, bạn bè, sự nghiệp, hoặc bất cứ điều gì nhưng bạn phải chọn một. Nếu bạn không biết, hoặc chưa thể quyết định được, hãy hỏi bản thân những câu hỏi để đào sâu hơn. Bắt đầu với câu hỏi đầu tiên: “Tại sao bạn muốn có một công việc ở Mỹ/nơi khác trên thế giới?” Sau khoảng 5 câu hỏi “tại sao” theo sau câu hỏi trên, bạn sẽ biết được câu trả lời của mình. Một số người làm nó vì sự công nhận, vì tiền, vì cơ hội để leo lên nấc thang nghề nghiệp tại các tập đoàn, vì những trải nghiệm. Đối với tôi, đó là vì tôi muốn làm cho ba mẹ tôi tự hào.


"Khi bạn biết điều cốt lõi của câu chuyện cuộc đời bạn, bạn sẽ có thể lấy đó làm nền tảng cho hầu hết các quyết định trong đời".


Khoảng thời gian tôi viết bài viết này năm ngoái (4), định mệnh đã mang người đàn ông mà tôi yêu nhất đến một thế giới khác. Điều đó xảy ra quá đột ngột, không một dấu hiệu hay lời cảnh báo. Bay chuyến bay sớm nhất của ngày hôm ấy, tôi vẫn quá muộn… Đó là hai tuần trước Tết. Tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác tôi ngồi trong phòng khách, nhìn những người hàng xóm bận rộn chuẩn bị cho bữa cơm đoàn viên cuối năm và không thể nhớ nổi lần cuối cùng gia đình chúng tôi cùng nhau ăn bữa cơm cuối năm, hay lần cuối cùng tôi ôm ba thật chặt để nói rằng tôi yêu ông ấy nhiều đến mức nào, như tôi làm khi tôi còn nhỏ.


Cuộc sống cho tôi nhiều cơ hội để về thăm nhà dịp Tết, thế nhưng tôi lại không chọn nó. Hoặc vì vé máy bay mắc quá hay vì có kế hoạch khác hay vì lí do “Thể nào tôi cũng sẽ về nhà vài tháng vào mùa hè…”. Tôi không chỉ bỏ qua những dịp Tết, mà còn những dịp quan trọng khác khi gia đình cần tôi ở đó nhưng tôi lại ở nơi khác. Tuy vậy không ai phàn nàn về sự vắng mặt của tôi. Họ quá bao dung và quá cảm thông… Ngồi trong căn phòng đó ngày hôm ấy với những suy nghĩ, từ “hối hận” thậm chí không miêu tả hết những gì mà tôi cảm thấy.


Vì vậy mà khi tôi chọn chuyển về Việt Nam để sống, bạn bè khuyên tôi hãy suy nghĩ lại, về nhà thời điểm đó đồng nghĩa tôi sẽ bỏ lại tất cả, không chỉ một công việc mơ ước mà còn một tương lai khác, một cuộc sống khác. Tôi không cần phải suy xét lại hay nghĩ tới lần thứ hai vì tôi biết tôi quay về vì điều gì.


Tóm lại: Hãy chọn ngôi sao Bắc Đẩu của riêng mình để theo đuổi, để bạn không bị lạc trong đại dương.

---------------- Phần cuối cùng Làm sao để ba chủ đề không liên quan trên bổ sung vào quá trình bạn “tìm một công việc tại Mỹ?”

Bạn cần phải so sánh một cách không mấy thích thú mình với những người xung quanh và học từ họ, sau đó nói chuyện với người khác, để họ phê phán bạn với một cái đầu cởi mở để phát hiện ra những thiếu sót của bạn, và cuối cùng, bạn biết bạn làm tất cả những điều này vì điều gì, để giữ chân mình chạm đất.

"Tôi vẫn chưa giỏi tất cả mọi thứ, nhưng tôi vẫn tiếp tục học tập từ chính mình. Một lần nữa, tôi hi vọng câu chuyện của tôi sẽ thắp sáng/nhen lên điều gì đó từ bên trong bạn và những điều tốt đẹp nhất trên những chặng đường bạn đi."


Viết bởi Bùi Cẩm Vân - 2016

---------------- Các ghi chú trong bài:

Ghi chú (1): Trang web howigotmyjobintheus.com Ghi chú (2): Viết tắt của cụm từ “General Certificate of Education Advanced Level”: Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Bậc Cao. Tham khảo thêm tại: http://bit.ly/2Gv5myg Ghi chú (3) & (4): Bài viết được đăng tải vào ngày 27/01/2016 trên trang “How I Got My Job In The US”


Về tác giả: Bùi Cẩm Vân, tốt nghiệp trường London School of Economic and Political Science, BSc’ khóa 13, từng đảm nhiệm vai trò Tư vấn quản trị tại Deloitte London.

Về trang howigotmyjobintheus.com: Xin mời độc giả xem thêm tại https://howigotmyjobintheus.com/about

Về tình nguyện viên dịch bài: Lynda Trang Le - Blogger tại https://lyndatrangle.wordpress.com.

Tổ chức dịch và xuất bản: Đây là một hoạt động nhỏ của dự án Compassion.vn, xuất phát từ https://phamdaibang.com/crowdsourcing.

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page