top of page

Tâm Trí Dính Mắc Là Gì?

Bạn có dễ bị ngập lụt những suy nghĩ thảm khốc hay những lo lắng không nguôi?

Xin chào! Chúng tôi là Tiến sĩ Marty Seif và Tiến sĩ Sally Winston, hai nhà tâm lý học chuyên về rối loạn lo âu và OCD (Obsessive-Compulsive Disorde - Rối loạn ám ảnh cưỡng chế) trong hơn bốn thập kỷ. Chúng tôi đã bắt đầu trước khi chứng rối loạn hoảng sợ (panic disorder) được in trong DSM (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần) và mọi người đều nghĩ rằng OCD là hiếm gặp và kháng trị. Trong nhiều năm, chứng rối loạn hoảng sợ, các loại ám ảnh và OCD, được phân loại là rối loạn gián đoạn mãn tính, gây ra đau khổ và sự bất lực không cần thiết, bởi vì thực tế hóa ra chúng thực sự có khả năng điều trị cao nếu áp dụng đúng phương pháp. Trong tương lai, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn suy nghĩ hiện đại về những gì gây ra các triệu chứng lo âu, tại sao một số nỗ lực để điều trị các chứng ám ảnh sợ hãi, hoảng loạn, lo lắng không ngừng (cái mà chúng ta gọi là lo lắng độc hại), những nỗi ám ảnh và cưỡng chế lại không thực sự có hiệu quả, và chúng ta sẽ trình bày những quan điểm đương đại nhất về những gì mang lại hiệu quả. Chúng tôi sẽ xem xét các quy trình duy trì và thúc đẩy các triệu chứng và cách làm gián đoạn các quá trình này.


Sự dính mắc của tâm trí là một thuật ngữ được dùng để mô tả đặc điểm dựa trên sinh học, trải nghiệm của nó giống như những suy nghĩ lặp đi lặp lại, cảm giác ngập ngụa trong lo lắng, một hành vi trốn chạy khỏi những trạng thái và suy nghĩ thảm khốc, xu hướng để cho dòng suy nghĩ không đâu chảy qua tâm trí một cách mạnh mẽ và yên vị tại đó thay vì nhẹ nhàng cho nó qua đi. Điều này có tính di truyền cao, vậy nên nó có xu hướng xảy ra trong gia đình, stress trở nên dễ mắc phải với những biểu hiện như mệt mỏi, đau nhức, xung đột kéo dài không dứt. Và cũng đồng thời có những biểu hiện stress mang tính tích cực hơn như sự hào hứng. Sự dính mắc không phải là một dấu hiệu của tâm bệnh: nó là một sự đặc biệt mà một khi chúng ta thấu hiểu được, nó trở thành thành tố tạo ra một cuộc sống đủ đầy và ý nghĩa.


Một phần thú vị của suy nghĩ dây dưa dính mắc là nó không phản ứng lại với những nỗ lực loại bỏ chúng. Trên thực tế, chống lại những suy nghĩ này bằng cách tranh luận với chúng, đánh lạc hướng chúng, cố gắng thay thế những suy nghĩ khác, tìm cách trấn an chúng, hồi phục trong nỗi kinh hoàng, hoặc khuyên nhủ chính mình chỉ đơn giản là dẫn đến sự trở lại của chúng hoặc sự xâm nhập của những suy nghĩ thậm chí còn đau khổ hơn. Đôi khi, không chỉ những suy nghĩ đó tiếp tục lặp lại, mà bạn còn thêm vào sự lo lắng và xấu hổ và tức giận về sự thật rằng bạn bất lực để thoát khỏi chúng và sau đó bạn lo lắng về chính mình. Cuộc đấu tranh không có kết quả với sự dính mắc này được gọi là nỗ lực nghịch lý. Những nỗ lực bình tĩnh lại của bạn mang hiệu ứng ngược. Đó là một cuộc đấu tranh ngày càng leo thang.


Bởi vì sự dính mắc có xu hướng làm cho những suy nghĩ có vẻ quan trọng và cấp bách ngay cả khi thật sự thì không phải vậy, những suy nghĩ này dường như đòi hỏi một phản ứng mạnh mẽ. Điều có vẻ kỳ lạ là, cách thức hiệu quả để sống cùng tâm trí dính mắc đó là không chống lại nó, mà là thay đổi mối quan hệ giữa bạn và nó. Điều này có nghĩa là đòi hỏi một cái nhìn rộng hơn, một bước lùi lại, có một thái độ tò mò và hài hước thay vì phán xét, kích động và giận dữ. Quan trọng là bạn cần học hỏi cách nhận diện và gắn nhãn cho những suy nghĩ dính mắc: dù cho cảm thấy như thế nào, thì những suy nghĩ dính mắc không khẩn cấp, gây cảnh báo hay ra tín hiệu. Những suy nghĩ quá dính mắc nghiêm trọng tạo ra sự miễn cưỡng chấp nhận bất kỳ rủi ro nào, và để tránh kích hoạt sự lo lắng hoặc trải nghiệm lo âu, dẫn đến những hạn chế trong cuộc sống và cảm giác nguy hiểm, yếu đuối, bất lực và đau khổ sâu sắc.



Nếu bạn đang sống với một tâm trí dính mắc, một cách tiếp cận rất khác biệt hiển nhiên là cần thiết, một cách tiếp cận mà chúng ta gọi là “sự đầu hàng trị liệu”. “Đầu hàng trị liệu” bắt đầu bằng một sự thay đổi trong thái độ diễn ra gián tiếp để giảm bớt đau khổ và những giới hạn liên quan đến việc có một tâm trí dính mắc. Nó giúp ta nhìn thấy những suy nghĩ chính như những gì chúng thực sự là - chỉ là những suy nghĩ mà thôi - bất kể chúng có nói gì và nội dung của chúng có tệ hại khốc liệt đến mức nào. Nó dựa trên việc thực hành gỡ bỏ đầu dây mối nhợ rối rắm chằng chịt, học cách không bị cuốn vào mạng nhện của một tâm trí dính mắc bằng cách gán quá nhiều ý nghĩa cho các báo động sai, phản ứng có điều kiện và các liên tưởng tự động.


Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ giải quyết một loạt các vấn đề lo âu và ám ảnh cưỡng chế. Cách tiếp cận của chúng tôi nghe có vẻ phản trực giác: nó không phải là về thư giãn, hoặc làm dịu hoặc quản lý căng thẳng. Nó cũng không phải là về việc trả lời các câu hỏi “tại sao?” hay thậm chí không phải là về việc tranh luận hợp lý với những suy nghĩ phi lý. Đó là một cách tiếp cận siêu nhận thức đối với các cơ chế và tiến trình để nắm lấy tâm trí dính mắc và lấy đi sức mạnh mà nó đã dẫn bạn lạc lối và cướp đi của bạn một cuộc sống trọn vẹn.


 

Người dịch: Hải Yến ; Người biên tập: Anh Đào Lê

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentários

Avaliado com 0 de 5 estrelas.
Ainda sem avaliações

Adicione uma avaliação

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page