top of page
Ảnh của tác giảCompassio

Self-Compassion - Phần 1: Tự chỉ trích bản thân có giúp chúng ta phát triển?

Có bao giờ bạn nghe thấy những lời thì thầm bên tai lấp đầy tâm trí bạn, với sự nghi ngờ vào chính bản thân? Có lẽ bạn nghe thấy những câu nói rằng “Bạn không đủ tốt”, “Bạn thật lười biếng”, hay thậm chí là “Bạn đúng là một thằng ngu”. Tiếng nói của sự tự chỉ trích, nói những điều mà bạn không bao giờ dám nói với một ai khác. Nhưng bạn đã quen với việc nó cố gắng thúc đẩy bạn tiến về phía trước hoặc giữ cho bạn an toàn đến nỗi bây giờ bạn sợ phải trò chuyện với nó và đánh bật nó. Tôi gọi nó là giọng nói “cô gái xấu tính” của tôi.



Khi bạn còn nhỏ, rất có thể là cha mẹ hoặc giáo viên của bạn đã sử dụng một số từ khắc nghiệt để cố gắng làm cho bạn thay đổi hành vi của mình và muốn bạn làm điều đúng. Và mặc cho chúng ta có làm theo hay không, thì những trải nghiệm từ buổi sớm dường như để lại một niềm tin sâu thẳm rằng nếu chúng ta khắc nghiệt với bản thân mình về những gì chúng ta làm và không làm, về chúng ta là ai và chúng ta nên trở nên như thế nào, thì chúng ta sẽ có thể trở thành kiểu người mà chúng ta mong muốn.


Nhưng, nó có thật sự hiệu quả?


Những nhà nghiên cứu cho rằng có thể câu trả lời là: không. Kelly McGonigal từ Đại học Stanford đã phát hiện ra rằng sự tự phê bình thực sự còn phá hoại nhiều hơn là hữu ích. Trong một nhóm nghiên cứu, theo dõi hàng trăm người cố gắng đạt được một loạt các mục tiêu - từ việc giảm cân đến theo đuổi mục tiêu học tập và cải thiện mối quan hệ xã hội hay hiệu quả công việc - các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng người càng chỉ trích bản thân họ, thì quá trình thực hiện càng chậm lại theo thời gian, và càng ít khả năng họ đạt được mục tiêu của mình.


Sự thật là, các nhà thần kinh học chỉ ra rằng việc tự phê phán thật sự chuyển não bộ vào trạng thái tự kiềm chế và tự trừng phạt - những thứ làm cho chúng ta vứt bỏ mục tiêu của mình. Để lại cho chúng ta cảm giác bị đe dọa và mất tinh thần, việc tự phán xét dường như đạp một chiếc phanh vào kế hoạch hành động của chúng ta, khiến chúng ta bị mắc kẹt trong sự trầm tư, trì hoãn và tự ghê tởm chính mình.


Để tôi làm rõ điều này: Không phải giọng nói của cô gái xấu tính trong tôi khiến cho tôi không đạt được mục tiêu của mình. Thường thì tôi sẽ gạt qua tất cả những âm thành ồn ào để chứng minh rằng cô ấy không đúng. Chỉ là “chất hóa học” của chúng làm tôi mất tập trung, khiến tôi bị chậm lại, khiến tôi cực kỳ mệt mỏi.


Tôi muốn tìm một cách mềm mỏng và hiệu quả hơn để đạt được những điều mình mong muốn.

Nhưng có cách nào khác không?


Kristen Neff và đồng nghiệp của cô ấy ở Đại học Texas cho thấy rằng kiểm soát việc tự thấu cảm bản thân - hay như tôi thích gọi là, tiếng nói của “cô gái tốt lành” của tôi - có thể giúp chúng ta phá vỡ mô hình tự phê bình cố thủ của chúng ta, trong khi vẫn cho phép chúng ta thành thật với nỗi sợ của mình.


Để tôi làm rõ hơn: ở đây không phải là việc cho phép bản thân bạn trốn tránh, né tránh tình huống hay đổ lỗi cho người khác. Mà là, nghĩ về tiếng nói tự cảm thông của bản thân như một người dẫn dắt đầy thông minh và sự hỗ trợ, hay một người bạn tử tế khuyến khích bạn nhìn nhận mọi thứ một cách rõ ràng, và công bằng hơn, để giúp bạn nhớ rằng không ai là hoàn hảo và trở nên tử tế, thấu hiểu, và có trách nhiệm với chính mình.


Neff giải thích rằng ba phẩm chất cốt lõi này: 1. Chánh niệm (mindfulness) 2. Sự kết nối với chính mình và 3. Tự tử tế với bản thân (self-kindness) - giúp chúng ta thấy rằng: giọng nói tự chỉ trích của chúng ta, không thực sự làm hại chúng ta, nhưng thường là không cần thiết phải khắc nghiệt đến mức đó, trong nỗ lực để tự bảo vệ chính chúng ta.


Thay vì làm xáo trộn, bôi xấu hoặc đổ lỗi cho những tiếng nói này, để làm suy yếu đi sự tự tin của mình. Sự thấu cảm của chúng ta giúp giảm mức độ căng thẳng, lo lắng và tự nghi ngờ của chính mình bằng cách cho phép ta nhìn thấy điều chúng thật sự là. Chỉ là những câu chuyện về những thứ khiến chúng ta sợ hãi, và đó không phải là sự thật về chúng ta là ai hay những gì chúng ta có khả năng làm.


Kết quả là, các nghiên cứu đã tìm thấy rằng tự trắc ẩn với bản thân, giúp chúng ta tạo ra những cảm xúc tích cực hơn để cân bằng nỗi sợ của chúng ta, cho phép chúng ta cảm thấy vui vẻ, bình tĩnh và tự tin hơn. Nó giúp chúng ta kích hoạt các hệ thống tự chăm sóc và tự nhận thức của bộ não, giúp dễ dàng tin rằng chúng ta có khả năng và chúng ta có giá trị. Nó làm cho chúng ta ít xét nét bản thân, ít so sánh bản thân với người khác, và ít cảm thấy bất an hơn.


Xa hơn việc nuông chiều bản thân hay “mềm mỏng” với bản thân, việc sử dụng có chủ ý lòng trắc ẩn với chính mình - đã được chứng minh là một phương tiện hiệu quả để tăng cường động lực, hiệu suất và khả năng phục hồi của chính chúng ta. Chúng ta cùng chờ "Phần 2: Cách Để Tự Trắc Ẩn Với Bản Thân" sẽ được Compasion.vn đăng tải tiếp sau nhé!


----

Quảng cáo: Tham gia Workshop: The Self - Chăm Sóc Chính Mình để có thêm cách "tự chăm sóc chính mình từ bên trong" nhé. Workshop vẫn mở đăng ký cho tới ngày thứ 5 - 29/11.


----

Bài gốc: https://www.psychologytoday.com/us/blog/functioning-flourishing/201604/3-ways-turn-self-criticism-self-compassion

Dịch bởi: Hải Yến & Phamdaibang.com

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentários

Avaliado com 0 de 5 estrelas.
Ainda sem avaliações

Adicione uma avaliação

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page