Trước khi bắt đầu, mình xin được giải thích về loại visa mình đang sở hữu ở Mỹ. Visa của mình là loại J21, và mình được giấy phép làm việc2 ở Mỹ là 3 năm.
1. Xác định nghề nghiệp ‘mơ ước’ của bạn theo nhu cầu việc làm của thị trường. Chuyên ngành của mình là Quan hệ Công chúng trong Ngành hàng Tiêu dùng Đóng gói (CPG)3, và đối với mình thì nó đủ vững để giúp mình kiếm 1 công việc ở Mỹ. Với 4 năm làm việc ở Unilever và Nestle, 1 tấm bằng MBA ở đại học Willamette, Salem Oregon, nghe có vẻ mình sẽ kiếm được việc chỉ trong 3 tháng. Nhưng ngược lại, kiếm việc thực sự khó cho mình. Sau một vài cuộc gọi điện thoại và phỏng vấn trực tiếp, mình không nhận được đề nghị nào mặc dù công việc đều là Truyền thông Doanh nghiệp – ngành mình theo học tại Việt Nam. 8 tháng chờ đợi đã cho mình có 1 bài học. Đó là với những vị trí có tính cạnh tranh như vậy, công ty sẽ thường chọn những bạn giỏi nhất trong chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh4, và giới hạn ở công dân Mỹ hoặc những bạn có Thẻ xanh5 . Thế nên, mình đã thay đổi chiến lược tìm việc của bản thân vào những bài đăng tìm việc định hướng dữ liệu6, hoặc những vị trí định lượng ở Indiana (?)
2. Mạng lưới ở mọi thứ, mọi nơi. Cơ hội đến với mình khi mình tham gia vào 1 nhóm nhảy Swing tại Purdue ở đại học Urbana - Champaign. Trong suốt 2 tiếng, một người Mỹ đã chia sẻ anh ấy kiếm được việc toàn thời gian như thế nào, và anh ấy có nói đến Indianacarrerconnect7. Mình tiếp nhận lời khuyên đó một cách nghiêm túc và gửi một tá đơn xin việc vào 3 tháng tiếp theo, kể cả những bài đăng tìm Nhà Phân tích Truyền thông. Sau khi xem về trụ sở công ty, mình phát hiện địa điểm ở Fort Wayne, thành phố cách nơi mình sinh sống khoảng 2 giờ, nhưng mình vẫn gửi đơn vì yêu cầu khá đơn giản. Nếu bạn sinh sống ngoài khu vực Indiana, hãy cố tìm việc trên trang tuyển dụng việc làm của chính quyền liên bang như Caljobs8.
3. Luyện tập, luyện tập, và luyện tập cho buổi phỏng vấn. Sau đó một thời gian ngắn, cấp trên Essex gọi điện cho mình về buổi phỏng vấn và mình đã qua 2 vòng của đợt tuyển dụng, phỏng vấn qua điện thoại và trực tiếp. Phỏng vấn qua điện thoại cơ bản là lướt qua kĩ năng công việc cần thiết cho vị trí mình ứng tuyển, cuộc trò chuyện diễn ra trong hơn nửa tiếng với Quản lý Nhân sự và Quản lý Tuyển dụng. Buổi phỏng vấn trực tiếp diễn ra trong 1 buổi tham quan cơ quan và gặp gỡ cả ban Điều hành và ban Tuyển dụng. Và giữa những câu hỏi mình nhận được trong buổi phỏng vấn, mình đã cố liên kết chúng với những trải nghiệm thực tế dựa theo nguyên tắc STAR (Situation – Hoàn cảnh, Task – Nhiệm vụ, Action – Hành động, Result – Kết quả) để trả lời tốt nhất mình có thể làm được. Bên cạnh đó, các bạn có thể xem qua trang Carrercake.com 9 cho những lời khuyên hữu ích về thủ thuật phỏng vấn. Mình đã cố xây dựng quan hệ với những người phỏng vấn, nhưng với thái độ thoải mái và tích cực về việc thuyên chuyển. Một lưu ý bên lề là việc bắt đầu một công việc và sống xa gia đình là chuyện thường thấy ở Mỹ.
4. Lời đề nghị Sau 2 tuần, mình nhận được cuộc gọi điện từ bộ phận Nhân sự một lần nữa thông báo rằng mình được đề nghị nhận vào làm việc. Và đáng ngạc nhiên là, mức lương nhận được cao hơn rất nhiều so với những gì nhà tuyển dụng ghi trên quảng cáo (khoảng $20,000). Đấy thực sự là một trong những ngày tuyệt vời nhất của mình. Mình đã nhận được công việc với một mức lương không tưởng trong 1 công ty trụ sở Mỹ. Sau đó mình đã sắm 1 chiếc xe và sinh đứa con gái, và điều quan trọng nhất mình nhận được là vô số những kĩ năng làm việc cần thiết trong tìm kiếm và phân tích truyền thông.
Cuối cùng, người chiến thắng trong cuộc chơi tìm việc luôn là người có nguồn thông tin vững nhất về cơ hội hơn là người có kế hoạch việc làm đúng đắn. Vậy chúc may mắn với tất cả những kẻ săn đầu người10 ngoài đó!
———-
Ghi chú cho bản dịch:
1. Visa J2: Loại Visa khi bản thân chủ sở hữu có người phụ thuộc (vợ/chồng), tuy vậy, chủ sở hữu không được phép làm việc ở Mỹ.
2. Giấy phép việc làm (EAD - Employment Authorization Document): loại giấy tờ chứng minh bạn đủ năng lực làm việc ở Mỹ
3. Ngành hàng Tiêu dùng Đóng gói: Consumer Packaged Goods
4. Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA program - Master of Business Administration): là bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, một trong những chương trình cao học được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam. Đây là khóa học mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường tìm đến để trau dồi kiến thức kinh doanh, marketing, tài chính, nhân sự, kế toán,…
5. Thẻ xanh (Green card): Thẻ thường trú ở Mỹ, nó giúp người sở hữu có việc định cư ổn định cùng với nhiều quyền lợi đi kèm.
6. Định hướng dữ liệu (data-driven): hoạt động thu thập dữ liệu về thông tin, hành vi,… của khách hàng với mục đích tăng doanh số và lợi nhuận của công ty.
7. Indianacareerconnect
8. Caljobs
9. Carrercake.com
10. Kẻ săn đầu người: Head Hunter - là cụm từ chỉ những những người là trong nhóm ngành Nhân sự (HR - Human Resources) chuyên đi săn chất xám, nhân tài về cho chính công ty mình, hoặc theo các đơn hàng từ các công ty khách hàng.
———-
Người dịch: Tiểu Anh Đào Bản gốc từ: https://howigotmyjobintheus.com/2016/07/19/phoebe-phuong-nguyen-job-hunt-for-an-international-is-tough-but-its-possible/
Comentarios