top of page

NGƯỜI HƯỚNG NỘI, ĐỪNG ÉP MÌNH THAY ĐỔI - INTROVERTS DON’T NEED TO BE HEALED

Jack luôn khiến tôi cảm thấy bị lấn át. Cậu ấy chơi ở vị trí tiền vệ trong đội bóng của trường chúng tôi, một trường trung học. Cao ráo, đẹp trai và quan trọng là, cậu ấy luôn biết phải nói gì trong mọi trường hợp. Một anh chàng tuyệt vời.

Tôi, thấp và chơi trong một ban nhạc. Trái với cậu ấy, tôi là kiểu người luôn không biết mình nên nói điều gì.



Tôi và Jack trò chuyện đôi khi, và tôi đã từng luôn kinh ngạc không biết tại sao cậu ấy có thể đối đáp nhanh như vậy. Mà khi cậu ấy hỏi tôi nghĩ thế nào về một thứ gì đó, đầu óc tôi ngay lập tức trống rỗng. Thường thì khoảng 30 phút sau tôi mới có được đáp án tốt nhất cho những câu hỏi đó. Tôi không rụt rè, chỉ là suy nghĩ của tôi không đủ nhanh. Tôi thường ngập ngừng mỗi lúc bị giáo viên gọi trả bài mỗi lúc không có chuẩn bị trước. Tôi hầu như không có chỗ đứng trong những cuộc tranh cãi. Và tôi luôn là người đưa ra ý kiến cuối cùng trong các buổi tranh luận.

Tôi đã cho rằng tôi sai ở đâu đó, và tôi cần phải sửa đổi. Tôi đến hiệu sách và tìm xem liệu có cuốn sách nào giúp tôi giao tiếp hiệu quả hơn không. Có, nhưng hầu hết chỉ là những mưu mẹo để con người ta trở nên dũng cảm và quyết đoán hơn. Và tôi có cảm giác như những cuốn sách này được viết bởi Jack, dạy cho tôi làm thế nào để trò chuyện được y hệt như cậu ấy.

Nó giống như một con chim dạy một con rùa làm sao để bay lên. Giống như, để thành công, tôi phải thay đổi, phải làm được những điều cậu ấy làm được. Rất nhiều năm sau đó tôi phát hiện ra một điều: Cậu ấy là người hướng ngoại, còn tôi lại hướng nội.

Vấn đề không nằm ở chỗ chúng ta có cởi mở và dễ gần hay không. Điều quan trọng là chúng ta xử lý thông tin như thế nào và lấy năng lượng từ đâu. Suy nghĩ của người hướng ngoại hình thành từ lời nói, họ nói ra những gì họ nghĩ, và, những ý tưởng được hình thành ngay lập tức. Người hướng nội thường nghĩ rồi mới nói,. Họ cần thời gian phát triển ý tưởng của mình trước khi diễn đạt nó. Người hướng ngoại thường nghĩ nhanh, trong khi người hướng nội thường nghĩ sâu hơn. Trong một bữa tiệc, người hướng ngoại sẽ luôn nghĩ xem họ có thể trò chuyện được với bao nhiêu người trước nghi nó kết thúc. Người hướng nội thường sẽ chỉ chọn một người có thể tạo nên một cuộc trò chuyện thực sự ý nghĩa. Khi một người hướng ngoại ở trong đám đông, nguồn năng lượng của họ sẽ được hình thành, và nó mất đi khi họ chỉ ở một mình. Một người hướng nội cũng có thể xoay xở được trong đám đông, nhưng rồi họ sẽ kiệt sức, và họ sẽ (lại) cần phải được một mình để nạp lại năng lượng.

VÀ ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ: Những người hướng ngoại thường có thể làm được mọi thứ dễ dàng hơn, và người hướng nội thường cảm thấy mình cần phải thay đổi, mình phải trở nên hướng ngoại.

Nhưng chúng ta cần cả hai.

Cố gắng thay đổi một người hướng nội giống như dùng gỗ cây sòi làm mái chèo vậy. Điều này sẽ không thể xảy ra, và nếu chúng ta cứ cố chấp thực hiện nó, chúng ta sẽ thất vọng và chán nản. Thay vào đó, chúng ta nên tự cổ vũ cho sức mạnh của chính mình. Chúng ta cần những người có thể trò chuyện hiệu quả, nhưng thêm vào đó, chúng ta cũng cần những suy nghĩ sâu sắc và thấu đáo.

“Chúa không tạo ra điều gì vô nghĩa”

P/s: Nếu bạn là người hướng nội và bạn cảm thấy mọi thứ đôi lúc quá khó khăn và mệt mỏi, đừng vội mất kiên nhẫn vì mình không làm được những thứ người khác có được dễ dàng. Đừng cố bắt ép bản thân phải trở thành một con người khác. Bạn sẽ chỉ thành công khi bạn là chính mình. Đừng từ bỏ niềm tin vào chính mình.

----------

Đăng tải tại: Compassion.vn

Nguồn bài dịch: WhyPsychology


0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page