top of page

Lý Do Ẩn Sau Thói Quen Thức Khuya Của Chúng Ta

Đã cập nhật: 7 thg 12, 2020

Đôi Lời Từ Ban Biên Tập Compassion.vn

Bạn có thói quen thức khuya dù bản thân biết rằng đi ngủ muộn sẽ bào mòn sức khỏe? Hầu như chúng ta ai cũng làm vậy suốt từ ngày này qua tháng kia. Tại sao lại như thế? Thật oái oăm thay! Được ngủ ngon và thức dậy tràn đầy năng lượng là một điều hạnh phúc, khỏe mạnh cả thân thể và tinh thần. Hiểu thấu bản chất vấn đề tại sao chúng ta thức khuya sẽ giúp chúng ta có động lực nội tại điều chỉnh nhịp độ cuộc sống của bản thân lành mạnh hơn. Hãy cùng Compassion tìm hiểu lý do sâu xa của việc chúng ta duy trì thói quen thức khuya qua bài viết sau nhé.


------------------------------


Có một mô-típ diễn ra như thế này: đã tối muộn, và chúng ta cần phải thức dậy vào buổi sáng hôm sau, nhưng thay vì đi ngủ, chúng ta lại thức đến tận khuya. Vào ngày hôm sau, dĩ nhiên, chúng ta cảm thấy uể oải và mệt mỏi và chúng ta tự hứa với mình sẽ đi ngủ sớm. Và rồi chuyện cứ lặp lại: trời thật sự đã giữa khuya và chúng ta phải bắt đầu một ngày mới như bình thường vào sáng hôm sau nhưng chúng ta không chịu đi ngủ. Không phải chúng ta lúc nào cũng giàu năng lượng, thật sự thì rất mệt, nhưng chúng ta cưỡng lại việc đi ngủ. Và ngày hôm sau cũng tương tự: chúng ta kiệt sức nhưng sẽ không đi ngủ cho đến khi thật muộn. Và rồi nó cứ diễn ra như thế.


Đôi khi trong cái vòng luẩn quẩn ấy chúng ta có cảm thấy chút thất vọng: chúng ta tự gọi mình là kẻ ngốc hoặc tệ hại: rõ ràng chúng ta cần đi ngủ sớm, nhưng chúng ta lại quá ngu ngốc, bướng bỉnh và tự hủy hoại bản thân vì thức khuya như vậy. Và trước sự kiệt sức của mình, chúng ta thêm gánh nặng của sự ghê tởm bản thân. Nhưng sự tức giận của chúng ta đối với hành vi của chính mình không khiến chúng ta thay đổi thói quen của mình. Nếu người thân yêu phàn nàn về giờ ngủ muộn của chúng ta, chúng ta coi đó là sự cằn nhằn lo lắng thái quá - và điều đó càng khó chịu hơn vì chúng ta biết họ nói đúng.


Đó là một trong những đặc điểm kỳ lạ nhất của con người: ý thức hoàn toàn rõ ràng rằng cách chúng ta hành xử là sai trái và phản tác dụng thì cũng không thể khiến chúng ta dừng lại hành động đó. Chỉ trích gay gắt là chiến thuật cực kỳ cố gắng của con người để khiến mọi người thay đổi - cũng như tự lên án là chiến lược bản năng của chúng ta để tự cải thiện - nhưng nó không thực sự hiệu quả. Nó gây ra sự hoảng sợ, xấu hổ và tuyệt vọng nhưng không mang lại sự thay đổi mong muốn.



Cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn là hãy bắt đầu bằng sự tò mò: đó là nghiêm túc xem xét khía cạnh khó chấp nhận của hành vi và hỏi nó muốn gì và tìm kiếm điều gì. Có vẻ như rất khó chịu và gần như vô trách nhiệm khi đặt câu hỏi quan trọng: thức khuya có gì hay? Tại sao, một cách tích cực, chúng ta đang làm điều đó? (Chúng ta né tránh điều này vì có vẻ như thật tệ khi cho rằng có thể có bất kỳ điều gì thú vị hoặc tốt về một hành động rõ ràng đang làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta.). Vậy chúng ta có thể cố gắng đạt được gì bằng cách thức khuya?


Trong nhiều năm, trải qua thời thơ ấu, ban đêm dường như vô cùng thú vị. Đó là khu vực bí mật, bí ẩn khi từ căn phòng tối của chúng ta, chúng ta có thể nghe thấy những người lớn cười xung quanh bàn tiệc tối, nói về những điều mà chúng ta không nên biết, và có lẽ, mùi hương ngọt ngào của khói xì gà. Nếu chúng ta được phép thức khuya thì đó là một dịp rất đặc biệt: bữa tiệc năm mới tại nhà ông bà, khi những người chú râu ria với thân hình to lớn sẽ đút cho chúng ta những viên sôcôla và chúng ta kéo nhau vào phòng ngủ với những người anh em họ để xem một bộ phim dài; hoặc đã có lần ly kỳ chúng ta phải đáp một chuyến bay đêm muộn khi bắt đầu một kỳ nghỉ ở nước ngoài và thế giới dường như rộng lớn và đầy phiêu lưu.


Sau này, ở tuổi thiếu niên và khi chúng ta còn là sinh viên, bóng đêm trở nên quyến rũ. Đó là, khi các nhà thơ tìm thấy nguồn cảm hứng của họ, khi các bữa tiệc trở nên hoang dã, khi những người bạn của chúng ta trở nên ngông cuồng nhất trong kế hoạch cải tạo thế giới và khi chúng ta cuối cùng hôn mối tình đầu của mình.

.

Và mặc dù những liên tưởng đáng yêu như vậy có thể không xuất hiện trong tâm trí chúng ta, chúng ta vẫn tiếp tục có một ý nghĩ ngầm định trong thâm tâm, nhưng cực kỳ quan trọng rằng đi ngủ sớm là bỏ lỡ những niềm vui tồn tại. Các hoạt động vào đêm khuya của chúng ta có thể hoàn toàn là phóng đãng nhưng chỉ cần thức cho đến sáng sớm, chúng ta đang hòa nhập vào cuộc sống lý tưởng của người trưởng thành. Và cứ thế, đêm này qua đêm khác, chiếc giường vẫn ở đó, lặng lẽ đợi chúng ta kéo lại tấm ga trải giường, tắt đèn, nằm xuống và nhắm mắt, nhưng đã nửa đêm hoặc 2 giờ sáng mà chúng ta vẫn thức.


Chúng ta có thể nhìn vào bản thân với con mắt dịu dàng và chính đáng hơn. Chúng ta không phải là những kẻ ngốc vì chúng ta thức đêm; chúng ta đang tìm kiếm thứ gì đó quan trọng; vấn đề không phải là những gì chúng ta đang tìm kiếm mà là thực tế là chúng ta không thể tìm thấy nó theo cách này. Những cảm giác hồi hộp đã gieo vào ký ức của chúng ta chỉ tình cờ liên quan đến việc thức khuya. Bản chất tội lỗi, cảm giác khám phá và phiêu lưu, cảm giác khám phá những ý tưởng lớn và trải nghiệm cảm xúc thân mật không có mối liên hệ nội tại nào với những giờ phút tăm tối. Sự gắn bó sâu sắc hơn với bạn bè hoặc người yêu, sự nỗ lực phấn đấu giải quyết một ý tưởng phức tạp, và cả sự quyết tâm mà chúng ta mong cầu được cảm nhận khi thức khuya nhằm giúp ta xem xét một lĩnh vực tiềm năng đã bị bỏ quên của chúng ta: cảm nhận những khoảnh khắc hạnh phúc tột cùng không phải là “ma thuật” của đêm khuya; chúng là nhiệm vụ hằng ngày của chính chúng ta - đòi hỏi chúng ta phải hoàn thành công việc thích hợp, tâm trí sẵn sàng và được nghỉ ngơi thư giãn tốt.


Cuối cùng, chúng ta sẽ có thể để bản thân đi ngủ sớm hơn và có được giấc ngủ chúng ta cần mà không phải đợi đến khi sự bực bội dồn ép bản thân đạt đến đỉnh điểm không thể chịu đựng được nữa, để rồi chúng ta từ bỏ việc tìm kiếm hạnh phúc trưởng thành trong vô vọng và cuối cùng phục tùng sự tầm thường của việc đi ngủ sớm. Nhưng khi chúng ta định vị lại những khao khát của mình và tìm kiếm những thú vui của mình ở nơi chúng có thể được tìm thấy một cách thực tế hơn: trong những thời khắc tươi sáng, tràn đầy năng lượng của ngày mới.


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

Sẽ đến lúc nào đó trong đời chúng ta sẽ chạm tới ngưỡng khủng hoảng bản sắc cá nhân. Bạn sẽ đứng trước câu hỏi lớn của cuộc đời:

  • Bây giờ tôi có phải là tôi không?

  • Nếu tôi không phải là tôi thì tôi là ai?

Nếu có lúc nào đó bạn thấy mình KHÔNG-LÀ-AI-CẢ thì hãy nhìn vào những dấu vân tay trên đôi bàn tay mình, và cả những đường chỉ tay trong lòng bàn tay. Nơi đây đã ghi dấu ấn rành rành, không thể chối cãi về bản sắc riêng biệt của bạn mà không bất cứ ai trên đời này sở hữu giống y chang bạn. Hãy tự tin giơ tay khẳng định “Tôi là chính tôi!”


Hãy đến cùng Compassion làm nên dấu ấn của riêng mình trong chương trình “Becoming Me - Hành Trình Trở Thành Chính Mình“



 

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).


 

Thông Tin Về Bài Đăng: 

Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Hải Yến ; Người biên tập: Anh Đào Lê

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tạiwww.compassion.vn/crowdsourcing. Cộng tác sản xuất nội dung tại đây. 

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page