Một người phụ nữ ẩn danh trả lời ở bài viết gần đây nhất trên trang blog của tôi rằng: "...Tôi thật sự không có gì để cho đi. Tôi sẽ không thể hiểu được lý do, nếu có người nào đó muốn cưới tôi." Và cô ấy nói thêm: "Tôi từng bị đối xử như một kẻ thất bại suốt cuộc đời mình (bắt đầu là từ mẹ tôi - người đã ngược đãi tôi). Và giờ đây tâm lý kém cỏi này đã ăn sâu vào đầu tôi và không thể làm gì để xoay chuyển nó. Tôi cảm thấy tự ti trước bất kỳ một người độc thân nào mà tôi gặp, và dĩ nhiên, điều đó làm cho mọi người đối xử với tôi không ra gì..." và rằng cảm giác vô giá trị đang giết dần bản thân cô ấy.
Lòng Tự Tôn Thấp Là Thế Nào?
Tôi không hề biết tuổi tác của người này hay hoàn cảnh mà cô ấy đang mắc phải. Tôi thậm chí không chắc được rằng đó có phải là một người phụ nữ, trừ việc cô ấy mô tả cô ấy "có sức hút" (không phải lôi cuốn, mà rất nhã nhặn). Tâm trạng mà cô ấy đang mô tả thường gọi chung là lòng tự tôn thấp (low self-esteem), và trong trường hợp này, nó dường như đã đến mức độ gây ra những sự hủy hoại cho bản thân cô ấy.
Cô ấy đã đúng trong việc chỉ ra rằng: Thái độ của chúng ta với bản thân và với thế giới xung quanh bắt nguồn từ cách chúng ta được đối xử trong quá trình ta lớn lên. Một số đứa trẻ được bảo rằng chúng không tốt, đôi khi theo một cách tế nhị, đôi khi rất thẳng thắn. Chúng bị đánh giá là thua kém khi mang ra so sánh với những đứa trẻ khác. Một số có thể bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng. Thỉnh thoảng, nghịch lý rằng, những thông điệp đó được truyền đi từ những ông bố bà mẹ luôn cho rằng con họ là những đứa trẻ tuyệt vời, ngay cả khi họ đang nói câu đó. Cho dù con cái họ có làm tốt đến đâu thì điều đó cũng không hề quan trọng với họ.
Có một lòng tự tôn thấp không chỉ là một cảm giác vô dụng chung chung; nó thể hiện trong hành động - hoặc không trong hành động; bất kể là một đứa trẻ - hay một "đứa trẻ đã trưởng thành" - khi họ cố gắng làm bất cứ điều gì. Cá nhân họ sẽ cảm thấy mình không đủ tốt trong các tình huống xã hội, bao gồm cả việc hẹn hò, và không đủ khả năng để hoàn thành bất cứ một yêu cầu (hay mong muốn nào) trong công việc. Khi cảm xúc này trở nên nghiêm trọng hơn, nó biến người ta thành một kẻ thất bại. Cảm giác bi quan cùng cực, người ấy sẽ không muốn làm bất cứ thứ gì đem lại giá trị nữa. Bất kỳ thử thách nào dường như cũng quá tầm đối với họ. Đoán trước sự thất bại trở thành lời tiên tri tự ứng nghiệm (self-fulfilling) đối với họ.
Bên cạnh cảm giác thấp kém và vô dụng, nhiều người còn trải qua cảm giác tội lỗi. Họ đổ lỗi cho bản thân trong mọi trường hợp. Họ trải qua một dạng trầm cảm nhẹ và kéo dài, một dạng bệnh không được chữa bởi những loại thuốc chống trầm cảm, dù với thực tế việc thực hành tâm thần như hiện nay, họ có khả năng được dùng thử các loại thuốc này. Đây là lý do mà một số nghiên cứu cho thấy thuốc chống trầm cảm không khác gì giả dược. Những loại thuốc này không đáp ứng được họ. Họ không mắc một căn bệnh nào (hay như là dạng trầm cảm phổ biến), nó chỉ là một dạng rối loạn thuyên giảm rồi tái phát; họ đang chịu đựng một niềm tin cố hữu - từ những quan niệm sai lầm họ học được trong thời gian trưởng thành. Theo đó, việc điều trị phải hướng tới việc thay đổi những ý nghĩ trên.
Làm gì khi có lòng tự tôn thấp?
Rất khó khăn để thay đổi một ý tưởng đã ăn sâu. Nhiều người có lòng tự tôn thấp vẫn cảm thấy tồi tệ về bản thân mình dù cho đã có những thành công đáng kể trong cuộc sống. Điều này được gọi là "Hội chứng kẻ giả mạo" (Faker Syndrone). Họ nghĩ rằng, dù mọi người nghĩ rằng mình giỏi giang, và họ cũng nhìn thấy những mục tiêu đã hoàn thành của mình, thì ngay sau đó họ sẽ sớm bị yêu cầu phải làm một điều gì khác vượt quá khả năng của họ. Mọi người sẽ thấy rằng họ giả mạo nên nó.
Một người đàn ông thành đạt, dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học, từ Châu Âu trở về với một tấm huy chương trong một giải thưởng quốc tế. Khi anh ấy khoe nó với người cha của mình, ông ấy lắc đầu với giọng buồn bã. "Với đầu óc của con, con nên trở thành bác sĩ giống như anh trai của mình". Trải nghiệm của anh ấy chứng minh cho việc đôi khi những sự kiện trong thời thơ ấu có ảnh hướng đến quá trình trưởng thành của một người.
Để điều trị "chứng trầm cảm nhẹ mãn tính" này, những liệu pháp tâm lý thông thường có hiệu quả nhất, mặc dù việc điều trị có thể phải mất đến vài năm. Khi tôi giới thiệu ai đó trị liệu, tôi thường quan tâm rằng nhà trị liệu có phải là một người nhạy cảm và chu đáo không, hơn là chuyên môn mà họ có. Một nhà tâm lý học hoặc nhân viên xã hội (social worker) có thể tạo sự ảnh hưởng, hay hiệu quả hơn so với một bác sĩ tâm thần. Sự thành công của việc điều trị sẽ phụ thuộc vào đặc tính của việc trị liệu kết hợp (Therapeutic Alliance).
Công việc đầu tiên của việc điều trị là cho bệnh nhân hiểu được sự sai lệch trong quan điểm của họ. Nếu như họ nghĩ rằng nhìn chung mọi người không thích mình, thì quan điểm đó phải được thừa nhận là một định kiến. Nếu ai đó nghĩ rằng những người khác giới có khả năng là một kẻ lợi dụng hoặc vô cảm, thì định kiến đó cũng phải được chỉ ra. Sau đó, trong những trường hợp cụ thể hơn, bệnh nhân phải học cách tự hỏi ý nghĩ đó liệu có hợp lý trong trường hợp này hay không, hay chỉ là thành kiến của mình đang lớn dần?
Nó giống như việc nhìn qua một lăng kính nhiều màu. Nếu chiếc kính có màu nâu, mọi thứ cũng sẽ có xu hướng hơi "nâu" một chút. Khi một vật gì đó có màu xanh, điều đó có thể không cần nghi ngờ, nhưng khi một thứ gì đó có màu nâu, người mang kính phải cẩn trọng trong việc quyết định liệu sự vật đó có thật sự là màu nâu hay không. Một người luôn nghi ngờ đàn ông không thành thật phải nỗ lực đặc biệt để quyết định xem người đàn ông mà cô đang gặp có thực dối trá hay không, hay anh ta chỉ trông có vẻ như vậy. Đó là một lý lẽ để đưa ra sự phán xét. Đó cũng là cơ sở để nghi ngờ những người đàn ông mà cô ta sẽ gặp chỉ qua những ấn tượng đầu tiên về họ. Chúng ta có thể sẽ tiếp tục nhìn nhận mọi thứ một cách bi quan, trong những hành xử ngoài ý muốn của ta, nhưng chúng ta cần học cách bù đắp cho những suy nghĩ thiên lệch đó.
Một số người thì lại có những trải nghiệm trái ngược trong quá trình trưởng thành. Họ phát triển một tư tưởng kiên định rằng họ có thể hoàn thành bất cứ việc gì. Nhìn chung, việc suy nghĩ tích cực sẽ dẫn đến thành công, nhưng điều đó trở nên rắc rối nếu suy nghĩ quá tích cực. Lý tưởng nhất là chúng ta nên nhìn nhận bản thân mình và thế giới xung quanh một cách thực tế. Mục tiêu của trị liệu là hình thành tư tưởng này.
Mỗi giả định sai lầm của bệnh nhân phải được kiểm chứng. Nếu như một người có lòng tự tôn thấp tưởng tượng họ không thể hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể, thì giả định này phải được kiểm chứng. Và nếu họ cũng có suy nghĩ rằng họ không thu hút đối với người khác phái, điều này cũng phải được kiểm chứng một cách đặc biệt và có tính thuyết phục. Rất không khả thi để bảo một người có lòng tự tôn thấp nên suy nghĩ và nhìn cuộc sống tích cực hơn. Việc trị liệu phải làm việc với từng chi tiết cụ thể nhất.
Mục tiêu thứ hai của trị liệu là việc động viên bệnh nhân, cần cho họ niềm tin rằng họ có thể thành công cho dù họ còn nghi ngờ vào khả năng đó. Ví dụ như, nếu một người phụ nữ như cô gái đã bình luận ở trên có thể bị thuyết phục để cho chàng trai tiếp theo một cơ hội thực sự, trải nghiệm của cô ấy về đàn ông sẽ thay đổi.
Sớm hay muộn, dù nhiều hơn hay ít hơn, niềm tin của cô ấy về bản thân cũng sẽ thay đổi. Bệnh nhân nên được khuyến khích làm điều đúng đắn. Đôi khi họ phải lạc quan lên kể cả khi họ không cảm thấy như thế. Đôi khi họ phải giả vờ thân thiện khi họ không cảm thấy như vậy. Chúng ta trở thành những người mà chúng ta giả vờ là như vậy. Nhưng thật không may, đôi khi họ chống đối vì hai lý do: họ cảm thấy mình không có khả năng tạo ra khác biệt và làm những điều nên làm ấy, luôn khiến họ cảm thấy không thoải mái.
May mắn thay, ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra tác động lớn. Một người phụ nữ học cách không gay gắt với những người đàn ông họ gặp, cuối cùng, sẽ gặp một người biết quan tâm và đáng tin cậy thật. Một người đàn ông giả vờ tham vọng, được tôn trọng hơn trong công việc và được thăng chức. Khi được trợ giúp một cách nghiêm túc những người có lòng tự tôn thấp sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân họ.
Tôi đã suy nghĩ về vài lời khuyên mà tôi có thể cung cấp cho người phụ nữ trẻ đang mất tinh thần đã viết cho tôi ở trên (Tôi đã ở độ tuổi mà mọi phụ nữ đều còn trẻ đối với tôi). Có hai suy nghĩ bật ra rằng:
ĐỪNG QUÁ VỘI ĐÁNH GIÁ PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI KHÁC VỚI BẠN.
Cụ thể là, đừng phán xét phản ứng của ai đó khi họ nói chuyện với bạn qua điện thoại. Bạn có khuynh hướng nghĩ đến những điều tồi tệ nhất, và nếu không có mặt họ, bạn có khả năng đánh giá sai về người đó.
ĐỪNG NÓI BẤT CỨ ĐIỀU GÌ KHÔNG TỐT VỀ BẢN THÂN CỦA BẠN KHI ĐANG HẸN HÒ HOẶC KHI PHỎNG VẤN XIN VIỆC.
Nếu bạn nói với người mà bạn đang xây dựng mối quan hệ rằng bạn không xứng đáng với anh ta, ban đầu người kia có thể tâng bốc rằng bạn đã quá đề cao họ rồi. Nếu bạn lặp đi lặp lại điều đó, nó sẽ gây nên sự bất lợi. Rốt cuộc, bạn đang thúc đẩy sự phán xét của người ấy. Nếu bạn tiếp tục nói, bạn sẽ thuyết phục đối phương tin rằng đó là sự thật.
Những người có lòng tự trọng thấp có thể vượt lên trên những ảnh hưởng từ thời thơ ấu. Rốt cuộc, thế giới đầy những người không phải cha mẹ của họ. Một bệnh nhân của tôi, một phụ nữ trẻ, trở về nhà vào dịp Giáng sinh hàng năm và bị gia đình đối xử như một cô gái trẻ ngốc nghếch và ngây ngô. Tuy nhiên, vì người con gái này hiện đang là một bác sĩ và có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, cô có thể cười nhạo về sự biếm họa của họ. Điều đó hình thành nên cách trị liệu bằng việc cười vào những trường hợp cư xử xấu xí với mình.
Tôi đã lớn lên mà không phải trải qua bất kỳ sự tàn phá nào trong thời thơ ấu như một số bệnh nhân của tôi đã trải qua, nhưng trong một số khoảnh khắc thì có. Bố tôi thường đánh tôi bằng dây đai trừ khi có sự can ngăn của mẹ tôi. Ông cũng có thói quen khó chịu là khăng khăng bảo tôi biểu diễn đàn piano khi khách đến nhà; và sau đó, chắc chắn, ông ấy sẽ nói rằng tôi chơi chưa tốt. Ông là một người đàn ông xấu tính, gia trưởng, rất cuồng tín và sùng đạo; và tôi đã trở thành một người tự do và phi tôn giáo (Tôi nghĩ không phải một cách ngẫu nhiên mà tôi trở nên như vậy).
Tuy nhiên, thái độ của tôi đối với ông đã thay đổi khi tôi trưởng thành hơn và ông dần già đi, tôi có thể nhìn nhận ông ấy một cách bao dung hơn. Tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện này: Khi chừng 85 tuổi, bố tôi được đưa vào bệnh viện với biến chứng của bệnh tiểu đường. Tôi đã đến gặp ông. Ông ấy đang trong cơn thịnh nộ vì các y tá đã trói bố tôi vào ghế.
- Hãy đưa tôi ra khỏi đây! - ông ấy hét lên, tiếp tục mắng nhiếc chiếc ghế bằng những từ ngữ thô lỗ.
- "Được rồi bố" - tôi quát.
Tôi đã đến gặp y tá, họ giải thích cho tôi rằng cha tôi bị trói vào ghế bởi vì ông đã té khỏi nó hai lần. Tôi trở lại và giải thích điều này với ông. Ông ấy bắt đầu chửi bới và quăng mọi thứ trên bàn xuống sàn, kể cả bình nước, khiến nước văng tung tóe lên người đứng ở giường bên cạnh.
Bố tôi đã xuất viện vài ngày sau đó và trở về nhà, có lẽ là để tiếp tục đánh đập người vợ thứ ba của mình trong khi có mặt mẹ tôi, tôi, cùng mọi người khác trong gia đình. (Người vợ thứ hai của bố tôi đã yêu cầu ly hôn vài tuần sau đám cưới vì bà nói rằng muốn tận hưởng tuổi già một mình). Sau đó tôi nghe từ anh trai mình rằng cha tôi đã trả đũa lại vụ việc trong bệnh viện bằng cách tìm một luật sư để kiện tôi vì đã hành xử trái với các chuẩn mực trong y tế. Tôi đã phải giải thích với cha tôi rằng ông không thể kiện tôi vì tôi không phải là bác sĩ điều trị của ông và tôi không liên quan đến việc chăm sóc ông. Ông rất thất vọng.
Khoảng một tháng sau, tôi nhận được một cuộc điện thoại trong văn phòng từ một người phụ nữ tự xưng mình là người được thuê để giúp bố tôi ở nhà: "Anh có thể không biết tôi, bác sĩ; nhưng tôi đã chăm sóc bố anh. Tôi đã ở với ông ấy trong ba tuần qua. Đây là công việc của tôi. Tôi nhận chăm sóc người già. Tôi cảm thấy tôi có một sứ mệnh, một sự cảm thông đặc biệt dành cho công việc này. Tôi đã làm nó trong ba mươi lăm năm. Tôi gọi điện ngay lúc này chỉ vì tôi muốn anh biết rằng cha anh là ông già tồi tệ nhất tôi từng gặp." Tôi không yêu cầu cô ấy giải thích lý do tại sao cô ấy cảm thấy như vậy. Tôi chỉ cười.
Nếu khả năng của tôi là nhún nhường những hành vi tiêu cực của cha mình, thì tôi cần được chỉ ra rằng, tôi có một "ông bố thứ hai" luôn nghĩ: "Tôi sinh ra để giành giải thưởng Nobel".
Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề
Bài Thực Hành Về "Phiên Bản Tốt Nhất Chính Mình" (Best Possible Self)
Dấu Hiệu Của Lòng Tự Tôn Lành Mạnh (Healthy Self-Esteem) Và Lòng Tự Tôn Thấp (Low Self-Esteem)
Tự Tin Hay Tự Thương (Self-compassion) Sẽ Khiến Cuộc Sống Trở Nên Dễ Dàng Hơn?
Liệu Pháp Viết (Writing Therapy): Sử Dụng Một Chiếc Bút, Một Tờ Giấy Để Phát Triển Bản Thân
Thơ Ca Có Thể Chữa Lành Vết Thương Lòng Hay Không? Sáng Tác Thơ Để Thẩm Thấu Và Đi Xuyên Qua Nỗi Đau
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết
Sẽ đến lúc nào đó trong đời chúng ta sẽ chạm tới ngưỡng khủng hoảng bản sắc cá nhân. Bạn sẽ đứng trước câu hỏi lớn của cuộc đời:
Bây giờ tôi có phải là tôi không?
Nếu tôi không phải là tôi thì tôi là ai?
Nếu có lúc nào đó bạn thấy mình KHÔNG-LÀ-AI-CẢ thì hãy nhìn vào những dấu vân tay trên đôi bàn tay mình, và cả những đường chỉ tay trong lòng bàn tay. Nơi đây đã ghi dấu ấn rành rành, không thể chối cãi về bản sắc riêng biệt của bạn mà không bất cứ ai trên đời này sở hữu giống y chang bạn. Hãy tự tin giơ tay khẳng định “Tôi là chính tôi!”
Hãy đến cùng Compassion làm nên dấu ấn của riêng mình trong chương trình “Becoming Me - Hành Trình Trở Thành Chính Mình“
Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trênCompassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại:www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây:www.compassion.vn/booking).
Thông Tin Về Bài Đăng:
Nguồn bài dịch từ trang gốc (Bài gốc tiếng Anh): https://www.psychologytoday.com/us/blog/fighting-fear/201304/low-self-esteem
Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Hải Yến - Nguyệt Hà
Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing. Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.
Bình luận