"Sự thật có thể tồn tại dưới hàng nghìn dạng khác nhau, và như bạn thấy đấy, dù là dạng nào thì nó đều đúng." — Swami Vivekananda
Người nhạy cảm cao đem đến sự duy mỹ và những phẩm chất có thể phát triển mối quan hệ tình yêu, nhưng nhiều lúc, các phẩm chất ấy cuối cùng lại làm suy giảm sự bền chặt của một mối quan hệ. Điều này đúng với cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi, và rồi... một phần nào đã dẫn đến kết cục của sự ly hôn đó. Những ai là người nhạy cảm cao đều hiểu về sự quan tâm, hết lòng, và chứng đa nghi tự nhiên mà mỗi người nhạy cảm cao đều sở hữu. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta mỗi khi ta cố gắng hết sức mình để trở nên thành thật và tận tâm nhất trong một mối quan hệ. Cũng chính bởi vì chúng ta có những chuẩn mực cá nhân cao và luôn cố gắng để hỗ trợ bạn bè và người yêu hết mình nên chúng ta thường xuyên thành công trong việc hình thành những sợi dây gắn kết mật thiết với họ.
Đọc chuỗi bài về HSP của Compassion.vn:
Chúng ta còn có sở trường nhận ra nhu cầu của những người khác. Khả năng của chúng ta khi bắt sóng được những cử chỉ, lời nói của đối phương làm họ cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu một cách sâu sắc. Hơn hết, chúng ta có khuynh hướng nghĩ sâu về mối quan hệ tình yêu, ta thường dùng nhiều năng lượng để nghĩ ngợi và đặt nhiều cảm xúc. Thật tuyệt vời nếu ai đó may mắn được là người yêu của người nhạy cảm cao, một phần nào đó họ có thể cảm thấy hết lòng, tận tâm, an toàn và được yêu. Tuy nhiên, mọi thứ có thể tuột dốc không phanh nếu họ không đối xử với chúng ta như cách ta làm với họ. Đấy là phản ứng tự nhiên của con người khi không thể kết nối và thấu hiểu được những gì mà người khác cảm nhận. Mặc dù người nhạy cảm cao thường có khuynh hướng cảm thông nhưng thật bất khả thi để thực sự nhìn thấu lăng kính của người yêu bạn, đây họa chăng là nguồn gốc của mọi khổ đau.
Trong cuộc hôn nhân đầu tiên, tôi thường tự hỏi rằng tại sao dường như chỉ mình tôi có nhiều mối quan tâm về tình trạng của mối quan hệ này. Tôi đã thường thắc mắc với bản thân những điều như "Làm sao mà có thể an tâm lên giường ngủ khi các vấn đề giữa hai chúng tôi vẫn chưa được giải quyết?" "Anh ấy có để ý tôi đang buồn đến mức nào không?" "Anh ấy có muốn làm tôi cảm thấy khá hơn không?" "Anh ấy bị làm sao vậy? Không thể nói những câu từ tử tế hơn sao?" Vì đó là những điều dĩ nhiên mà bản năng của tôi luôn làm cho anh ấy.
Những chuẩn mực quá cao tôi đề ra cho bản thân trong một mối quan hệ ư? Tôi đã áp dụng nó với anh ấy. Khi anh không nhìn thấu được hình dung của tôi, về lý do vì sao chúng tôi nên ở bên nhau, tôi cho rằng có gì đó không ổn.
Tôi nghĩ rằng khoảng trống trong suy nghĩ và nhận thức của anh ấy về tôi có nghĩa là anh đã không yêu tôi nhiều như tôi yêu anh, rằng tôi không đủ tốt với anh. Những suy nghĩ ấy làm tôi thực sự rất đau lòng. Kém may mắn thay, nỗi đau ấy chỉ khiến tôi hành động quá quắt hơn dựa trên chuẩn mực cao của bản thân, bởi vì khi con người ta bị tổn thương, người ta thường nói và hành động những thứ đi xa thực tại.
Tôi phàn nàn, nhiều khi là nằm ra và khóc hoặc chiến tranh lạnh với anh ấy. Tôi đã chỉ ra anh ấy đã thiếu cái gì—hỏi rằng nếu anh thực sự yêu tôi sao anh không tỏ ra tình cảm hơn như thế; càng nhận thức được nhiều cảm nhận, tôi càng để tâm giải quyết các vấn đề—nói tóm lại, nó càng là một thứ bản năng của tôi (đương nhiên là khi tôi không tuyệt vọng tí nào cả!)
Chúng tôi đã kết thúc những cuộc trò chuyện dài đằng đẵng mà không được lấy một sự hài lòng nào, anh ấy thì cảm thấy như những gì anh ấy làm vẫn chưa đủ tốt. Bởi vì tôi nhận thấy được những sự thay đổi nhỏ của anh ấy, nên tôi có thể nhìn được những gì tồi tệ tôi đã gây ra với anh, và rồi điều đó làm tôi cảm thấy bản thân thật có lỗi và độc hại, điều này thì lại làm mọi thứ tệ hơn. Nó như là một nơi khô khan và khắc nghiệt mà tôi khó lòng ra khỏi được. Thế là sau vài năm, chúng tôi kết thúc cuộc hôn nhân này. Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh! Kể từ đó, tôi đã học được nhiều và thay đổi cuộc sống bằng những cách chủ yếu, và học cách đương đầu với sự nhạy cảm cao bằng những cách không chỉ hỗ trợ tôi mà còn mối quan hệ tình yêu của tôi. Bây giờ, cuộc hôn nhân sau này của tôi rất viên mãn.
Tôi đã học được bài học gian khổ, nên hiện tại tôi có rất nhiều thứ để chia sẻ với mọi người về cách mà một người nhạy cảm cao để có một tình yêu vừa viên mãn, vừa có được sự ủng hộ từ đối phương và vừa có sự gắn kết sâu sắc giữa cả hai.
1. Tôn trọng sự khác biệt giữa bạn và người ấy
Như là cách họ cần phải học cách chấp nhận sự nhạy cảm bản năng của bạn, chúng ta cần hiểu rằng người ấy có thể sẽ không có được "năng lực siêu nhiên" về độ tận tâm hết mình, sự quan tâm, chú ý sâu sắc, và khả năng bí thuật nhận biết cái gì cần nhất để họ cảm thấy tốt. Có thể họ không muốn giải quyết vấn đề rạch ròi như cách của chúng ta, bởi vì họ không cảm thấy vấn đề đủ lớn như chúng ta thấy. Có thể họ không muốn có sự xử lý vấn đề quan trọng như cách của chúng ta—nó có thể khiến họ cảm thấy thực sự không thoải mái.
Tất cả những điều này đều đặc biệt đúng nếu người ấy của bạn là nam, vì não bộ và sự khác biệt về văn hóa giữa nam và nữ tiếp cận để có sự liên kết với đối phương. Thành thử anh ấy khó có thể thể hiểu được biểu cảm trên gương mặt bạn—hay nhanh chóng làm mọi thứ đúng theo ý bạn.
Nếu bạn đấu tranh để thay đổi sóng điện não cũa anh ấy, thì bạn chỉ đang cầm cờ trắng đầu hàng mà thôi. Thay vì vậy, khi bạn cảm thấy bạn biết cách làm mối quan hệ tốt hơn cách anh ấy đang làm, hãy tự nhắc bản thân đi, rằng nó chẳng tốt hơn gì đâu, nó chỉ là sự khác biệt giữa hai bạn.
2. Ngưng giữ người ấy ở những chuẩn mực không thể với tới
Táo thì sẽ chẳng bao giờ mọng nước như dưa hấu cả! Thế nhưng, bạn không thể nào làm được một ổ bánh táo ngon từ quả dưa hấu. Khi tôi để cho chuẩn mực cũ ra đi, cái chuẩn mực không hề thực tế, và ngừng so sánh, tôi có thể thực sự thấy cách mà người ấy có thể hiện sự quan tâm và đó là cách anh ấy đang yêu tôi, thứ mà mỗi chúng ta sau cùng đều mong muốn: sự trân trọng và ủng hộ. Có thể người ấy không thể đọc được suy nghĩ trong tâm trí bạn và không ôm bạn lúc bạn cần nhưng anh ấy có thực hiện những hành động như đề nghị giữ lũ trẻ để bạn có vài giờ thư giãn dành cho bản thân, hay cô ấy mời bạn du hành cùng những chuyến đi mà cô ấy hứng thú. Nhìn xem và hãy tận hưởng những món quà khác nhau mà người ấy của bạn đem đến cho mối quan hệ này. Hãy để họ làm cuộc sống của bạn ngày một phát triển tích cực và thú vị hơn!
Nhân tiện thì chắc đâu ai muốn mình là một phiên bản "vô tính" cho người bạn đời đâu chứ nhỉ?
3. Chú ý đến bản thân
Chúng ta luôn cần quay lại giữ sự yêu thương bản thân, đặc biệt là một người nhạy cảm cao. Khi tôi không làm như thế, tôi cảm thấy thật trống rỗng và thiếu thốn, và có khuynh hướng muốn chồng tôi lấp đầy chúng, điều đó chỉ hình thành sự đổ bể và rồi tôi lại cảm thấy tệ hơn.
Khi tôi trở nên cọc cằn hay thiếu thốn hoặc những thể loại hành xử mà tôi không thích, tôi biết rằng đây là lúc tôi cần phải ngừng lại và chú ý những gì tôi thật sự cần thiết rồi sau đó sẽ thực hiện. Nếu đó là những gì người bạn đời của tôi có thể làm cho tôi, tôi sẽ luôn đề nghị một cách nhẹ nhàng, trìu mến mà không hề đòi hỏi rằng anh ấy bắt buộc phải làm.
Vì vậy, hãy để người ấy là chính người ấy, và bạn hãy chú ý đến những gì bản thân đang trở thành. Không có gì làm chúng ta đủ đầy như sự trân trọng bản thân. Sự quan tâm, chăm sóc bản thân bạn cũng chính là cách bạn quan tâm người khác. Tình yêu của tôi đã thay đổi rất nhiều chỉ khi tôi nhận ra tôi hiểu sâu sắc cách sống của tôi là duy nhất, không phải cái cách thể hiện tình yêu dành cho phần "con" bên trong mình. Hiện tại tôi có thể cảm nhận và trân trọng tình yêu độc nhất vô nhị chồng tôi dành cho tôi, tôi xem đó là những món quà to lớn. Điều đó cho phép tôi cảm thấy thực sự đủ đầy và dễ dàng đồng cảm với người bạn đời của tôi—bằng cách đặc biệt và "độc nhất vô nhị" của riêng mình.
Nguồn bài đăng: https://tinybuddha.com/blog/how-highly-sensitive-people-can-feel-more-fulfilled-in-relationships/
Người dịch và biên tập: Hương Thư
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing
Về Compassion: www.compassion.vn/about
Comments