top of page

GIANG NGUYỄN - ĐÁNH BẠI NHỮNG TRỞ NGẠI

Sự lựa chọn sự nghiệp của Giang Nguyễn có lẽ không phải là điều mà bạn thường nghe từ một sinh viên quốc tế ở Mỹ. Làm việc tại Washington DC, cô ấy đang là Lãnh đạo Chiến dịch Digital(1) tại Phone2Action, một công ty giúp kết nối cộng đồng với những viên chức được bầu nhằm ủng hộ những vấn đề mà họ quan tâm, phần thưởng cho chiến thắng công ty platform digital bình dân(2). Hãy cùng xem câu chuyện đáng kinh ngạc của sinh viên trường Đại học Hendrix này nhé.


Rời Việt Nam du học từ năm 14 tuổi, tôi từng nghĩ tôi biết mình muốn làm gì. Lớn lên chứng kiến mẹ - một giáo viên toán cấp 2 - cố gắng hết sức để giúp học sinh, từ việc dạy miễn phí cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến việc hóa trang thành ông già Noel mang những món quà cho những học sinh và đồng nghiệp khó khăn hơn, tôi đã tự nhủ rằng giúp đỡ người khác là cách duy nhất để có một sự nghiệp vẹn tròn, ở tuổi 14, tôi quyết định sau này sẽ làm cho một công ty giáo dục phi lợi nhuận.

Suy nghĩ ấy theo tôi hết thời cấp 3, và sau khi trót yêu ngành Luật và Phát triển Quốc tế (International Law and Development) nhờ chương trình IB Tú tài Quốc tế(3), tôi đã chọn chuyên ngành Quan hệ Quốc tế (International Relations) trong tuần đầu tiên của năm nhất. Tôi không may mắn lắm với việc ứng tuyển đại học, một phần cũng vì tôi căm ghét những bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Tôi quyết định chọn trường Hendrix, một trường giáo dục đại cương(4) tại Conway, vì gói học bổng và sự rung cảm xã hội mạnh mẽ. Sau 3 năm tại một trường quốc tế với 120 sinh viên, tôi đã chắc chắn rằng một trường giáo dục đại cương nhỏ là một sự vừa vặn hoàn hảo cho mình.


Giữa năm nhất, tôi được hỏi có hứng thú với việc tham dự hội thảo công bằng xã hội tại Washington DC hay không. Một người bạn, khi ấy đang (và hiện tại vẫn đang) tham gia vào rất nhiều các tổ chức về quyền bình đẳng của dân nhập cư, muốn bắt đầu một phần của Diễn đàn Phụ Nữ Châu Á Thái Bình Dương Mỹ Quốc gia tại Hendrix. Tôi đã đăng kí, nghĩ rằng dù là mình ghét sự kiện nhưng một chuyến đi miễn phí đến Washington DC cũng chẳng chết ai. Điều đó đã đánh dấu cho sự gia nhập vào thế giới của công bằng xã hội, và suốt những năm tháng đại học, tôi làm việc với rất nhiều tổ chức vận động trong lĩnh vực quyền dân nhập cư, quyền LGBTQ, sự tham dự của công dân và phát triển lãnh đạo. Mọi người thắc mắc tại sao tôi lại để tâm nhiều tới chính trị và sự vận động đến vậy khi mà tôi không phải là công dân, nhưng với tôi, những vấn đề này khi ấy trực tiếp ảnh hưởng đến tôi và cuộc sống sau này của tôi ở Mỹ, bất chấp tình trạng công dân mình.

Sự vận động và công ty khởi nghiệp startup công nghệ nghe có vẻ chẳng liên quan, nhưng trong trường hợp của tôi, chúng thực sự có liên quan. Tôi dành vài năm làm việc với những tổ chức phi lợi nhuận, những chuyên gia, những tổ chức,… và cảm thấy chán nản với sự phụ thuộc của họ vào sự trợ cấp và gây quỹ. Tôi đã thử làm trong lĩnh vực tổ chức, mặc dù năng lượng và con người truyền cảm hứng, nhưng lĩnh vực này đúng là không dành cho tôi khi mà càng ngày tôi càng hướng nội. Tôi thực tập với Chiến dịch Quyền Con người vào hè năm hai, rồi chuyển qua làm cho Nhóm Raben - một công ty tư vấn và vận động hành lang chính trị vào hè năm ba. Nhóm Raben là trải nghiệm đầu tiên của tôi với phân khúc tư nhân, môi trường làm việc nhanh nhẹn và sự hiệu quả đã thúc đẩy tôi, khiến con người mơ mộng trong tôi bị đảo lộn.


Trước khi nói về công việc hiện tại, tôi phải nói rằng con đường đến nơi mà tôi hiện tại đang ở dài và không bình thường. Khi ấy, tôi chẳng biết bất kỳ một người nước ngoài nào tuổi mình làm việc trong lĩnh vực chính trị và vận động ở Washington cả. Mọi người đã nói rằng lựa chọn sự nghiệp của tôi là phi thực tế, thay vào đó tôi nên làm việc trong lĩnh vực tài chính. Nhưng tôi không bao giờ có thể làm trong lĩnh vực mà tôi chẳng đam mê. Với mỗi công việc và kì thực tập, những chiến dịch và những sự kiện mà tôi đã tham gia, tôi càng ngày càng thấy yêu sâu sắc hơn con người và công việc. Việc chuyển qua chính trị và vận động không nằm quá xa việc quyết tâm làm việc cho những tổ chức phi lợi nhuận ngày nhỏ của mình, tôi khi ấy có thể nhìn thấy những ảnh hưởng của công việc mình làm hằng ngày. Những người tôi làm việc cùng đã trở thành nguồn cảm hứng của tôi, và rất nhiều trong số họ vẫn là những bạn thân thiết và những người cố vấn của tôi. Mặc dù tôi không còn làm việc trong lĩnh vực đó nữa nhưng họ đặt ra những tiêu chuẩn cao cho sự quyết tâm, cống hiến và đam mê mà tôi chẳng bao giờ có thể đáp ứng.

Tôi bắt đầu kiếm việc vào đầu năm cuối với một danh sách dài cách tổ chức mà tôi sẵn lòng làm việc cho. Với những mối quan hệ từ 3 năm làm việc trong lĩnh vực công bằng xã hội, tôi đã được tham dự rất nhiều cuộc phỏng vấn, nhưng tôi lại chẳng thấy hứng thú với công việc cụ thể nào cả. Từ 2 năm thực tập trước, tôi đã hiểu Washington DC chính xác là nơi mà tôi muốn đến, nhưng tôi sẽ chẳng vui vẻ nếu lại phải làm việc cho công ty quá phụ thuộc vào kêu gọi vốn hay công ty tư vấn nào đó. Tôi bắt đầu sử dụng NationalBuilder(5) cho công việc năm cuối, đó là lần đầu tiên tôi nghe về công nghệ công dân (công nghệ cho chính trị và các hàng hóa quốc dân(6)). Tôi bắt đầu học lập trình trong suốt năm cuối như là một cách để giữ mình lành mạnh khi viết những cover letter trong những kì nghỉ đông và giữa kì nghỉ xuân(7), một người bạn đã khuyên tôi nên lên Danh sách Thiên thần (Angel List) (www.angel.co) để xem những công việc từ các công ty startup. Phone2Action là công ty đầu tiên trên danh sách những startup trong chính phủ và chính trị trên Danh sách Thiên thần (Angel List), và phần còn lại là lịch sử.


Một vài bài học mà tôi học được từ 4 năm qua: Cố gắng làm tốt nhất mọi thứ bạn làm: Kể cả là bạn không thích công việc ấy, đó không phải là công việc mơ ước của bạn, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết nó sẽ đưa bạn đến đâu.

Không ngừng học hỏi: Càng nhiều kỹ năng, bạn càng là ứng cử viên hấp dẫn. Chính việc không ngừng học những kỹ năng mới chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn quyết tâm, tò mò và hiểu biết.

Mạng lưới quan hệ: Mọi người đều bắt đầu từ đâu đó, nên họ rất sẵn lòng chia sẻ những câu chuyện và kết nối bạn với những người khác. Gửi những dòng cảm ơn, viết những email, tìm kiếm những cựu học sinh trên LinkedIn đều rất tuyệt, nhưng hãy chân thật. Nếu bạn không thích cái bạn đang làm, hãy làm cái gì đó khác: Bạn cần thời gian và nỗ lực để tìm thấy điều mình yêu, nên hãy tiếp tục tìm kiếm. Biết mình muốn gì thật tuyệt nhưng biết mình không muốn gì cũng tuyệt không kém.

Đừng nản lòng: Nếu bạn không biết ai có nền tảng giống bạn trong lĩnh vực của mình thì điều đó cũng không có nghĩa là không thể. Việc có một con đường và lựa chọn nghề nghiệp bất thường là chuyện hoàn toàn bình thường. Chia sẻ kinh nghiệm của bạn: Kể cả nếu bạn vẫn đang tìm kiếm, hãy chia sẻ những kinh nghiệm của mình với người khác. Ai đó có thể được lợi từ việc đó và bạn cũng có thể học được điều gì đó từ những người khác.

Rời không gian của những cuộc vận động chuyển qua lĩnh vực công nghệ nhưng tôi vẫn tin vào tất cả những điều tôi từng chiến đấu cho, và tôi cũng đang xác định thêm những điều mới. Công ty của tôi là một kẻ ủng hộ lớn trong việc có thêm nhiều phụ nữ và tộc người thiểu số hơn trong công nghệ và việc ứng dụng những đột phá công nghệ khiến lĩnh vực cộng đồng hiệu quả hơn. Tôi thực lòng tin rằng không quan trọng bạn làm gì, bạn đều có những tin mãnh liệt, nên tôi hy vọng sau khi có một công việc mơ ước ở Mỹ, bạn sẽ cố gắng làm điều gì đó cho những người ít may mắn hơn như là một sự trả lại. Mọi người đều bắt đầu từ đâu đó, phải không?


P.s: Bạn có hứng thú với câu chuyện của Giang? Kết nối với cô ấy tại đây: https://www.linkedin.com/in/giangjill/

———– Ghi chú cho bản dịch: (1) Lãnh đạo Chiến dịch Digital: Digital Campaign Lead (2) Digital bình dân: một hình thức của marketing truyền miệng, tạo lập và khuyến khích những người có quan tâm sâu sắc đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiêu của công ty trở thành những người cổ vũ nhiệt tình. Link tham khảo: http://www.saga.vn/nhan-dien-7-hinh-thuc-marketing-truyen-m… (3) Chương trình IB Tú tài Quốc tế: International Baccalaureate program - chương trình học toàn diện được xây dựng nhằm phát triển kĩ năng, cung cấp kiến thức cho học sinh trong độ tuổi từ 16 đến 19, từ đó tạo điều kiện cho họ theo học các chương trình quốc tế bậc đại học và sau đại học. (4) Trường giáo dục đại cương: Liberal arts college - thiên về phát triển kiến thức nền tảng và các kỹ năng có thể thay đổi linh hoạt, nghĩa sinh viên sẽ được tiếp xúc với nhiều môn học ở các lĩnh vực khác nhau, thay vì chỉ đào sâu vào một ngành cụ thể. (5) NationalBuilder: một website cho phép các nhà chính trị tạo những website chiến dịch của họ mà không cần nhiều kiến thức công nghệ. (6) Hàng hóa quốc dân: public good - những loại hàng hóa có ngoại ứng (thuật ngữ kinh tế - externality - những tác động của sản phẩm lên môi trường bên ngoài) tích cực và tự do tiếp cận, thường được hiểu trong phạm vi một quốc gia . Ví dụ miễn phí giáo dục đại học ở một số nước. (7) Kì nghỉ đông và giữa kì nghỉ xuân: Một năm học ở các trường đại học Mỹ thường có một vài kì nghỉ chính. Nghỉ thu, nghỉ lễ Tạ Ơn, nghỉ đông hay Giáng sinh, nghỉ xuân, và nghỉ hè.

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page