top of page
Ảnh của tác giảDiệu Khanh

Góc nhìn mới về những giới hạn của việc tự thấu hiểu bản thân

Một nghiên cứu phản ánh suy nghĩ chung cho rằng hiểu về chính mình thì sẽ tốt cho chúng ta.

Thực sự thấu hiểu bản thân mình sẽ hữu ích như thế nào? Việc tự hiểu sâu sắc bản thân sẽ tốt cho chúng ta bắt nguồn từ những dòng chữ khắc trên Đền thờ Delphi của Hy Lạp cổ đại. Người ta vẫn thường cho rằng những người có quan điểm rõ ràng về bản thân và khả năng của mình sẽ có cuộc sống sung túc và thoải mái hơn trước - họ có tâm trạng tốt hơn, có nhiều mối quan hệ thỏa mãn hơn và thành công hơn. Nhưng khi các nhà tâm lý học đã thử nghiệm tiền đề đó, họ đã không tìm thấy nhiều bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ về lợi ích của sự thấu hiểu bản thân đối với hạnh phúc.



Một nghiên cứu thú vị gần đây đã thêm những phát hiện vào cuộc tranh luận lâu dài chưa có hồi kết này. Nghiên cứu này đã thử nghiệm năm trong số những giả thuyết phổ biến nhất về mối liên hệ giữa sự thấu hiểu bản thân và sự điều chỉnh tâm lý. Liệu trau dồi bản thân thực sự dẫn đến mức độ hài lòng cao hơn? Có lẽ sẽ hiệu quả hơn khi chỉ cần suy nghĩ tích cực - ngay cả khi có một chút tự tin về các khả năng của một người khác? Hoặc, có thể là những người có khả năng cao nhất sẽ được điều chỉnh một cách tối ưu?


Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Human Behavior, đã không tìm được nguồn dẫn chứng nào cho những ý tưởng này. Thay vào đó, nghiên cứu tạm thời chỉ ra rằng chính những ai có khoảng cách lớn nhất giữa khả năng và quan điểm về chính bản thân mình được báo cáo là người có mức độ hài lòng cao nhất với cuộc sống, sự nghiệp và các mối quan hệ. Nhà nghiên cứu tâm lý xã hội Stéphane Côté của Trường Quản lý Rotman tại Đại học Toronto và đồng tác giả của bài báo này nói rằng, "những người báo cáo được điều chỉnh nhiều hơn là những người có sự kết hợp giữa năng lực thực khá thấp và quan điểm thực tế về bản thân họ cao hơn.


Bài báo cung cấp một trong số rất ít các thử nghiệm trực tiếp về giả định rằng sự khác biệt cá nhân trong việc tự thấu hiểu có liên quan đến những kết quả điều chỉnh ", nhà tâm lý học Mitja Back thuộc Đại học Muenster ở Đức, người từng làm nhà phê bình cho bài báo cho biết.

Những người khác được khảo sát trên những câu hỏi tương tự và kết quả thật thú vị. "Đây là một công việc thú vị", nhà tâm lý học xã hội Cameron Anderson thuộc trường kinh doanh Haas tại Đại học California, Berkeley, người đã không tham gia nghiên cứu cho biết. "Hầu hết mọi người sẽ đoán ra và nhiều biện pháp can thiệp được xây dựng dựa trên giả định rằng, biết rằng cách bạn thông minh và có kỹ năng như thế nào sẽ có lợi cho bạn về lâu dài. Nhưng điều này khiến người ta nghi ngờ về giả định đó.



Côté và nghiên cứu sinh Joyce He, trưởng nhóm nghiên cứu, đã tuyển dụng hơn 1000 người trực tuyến. Những người tham gia đã hoàn thành các bài kiểm tra từng mục về khả năng nhận thức và cảm xúc và sau đó báo cáo lại có bao nhiêu mục họ nghĩ rằng họ đã trả lời đúng. Côté và He đã ghi lại những mục thực tế trong mỗi bài kiểm tra và những mục mà các cá nhân nghĩ rằng họ đã đúng. Sau đó, trong tuần tiếp theo, những người tham gia điền vào một cuộc khảo sát nhật ký hàng ngày. "Chúng tôi yêu cầu họ suy nghĩ về việc họ hài lòng với cuộc sống của họ như thế nào, với sự nghiệp của họ, với các mối quan hệ nói chung", anh ấy nói. Khi mở rộng cuộc khảo sát thêm một tuần, cô nói thêm, họ đã tránh được những kết quả sai lệch có thể xảy ra khi một ai đó có một ngày đặc biệt tốt hoặc xấu.


Những nghiên cứu trước đây về thấu hiểu bản thân đã bị hạn chế một phần bởi những kỹ thuật thống kê. Hầu hết các nhà nghiên cứu đã sử dụng một số điểm khác biệt, một thước đo khoảng cách giữa khả năng thực sự và khả năng tự nhận thức, nhưng điểm số khác biệt đã bị chỉ trích vì quá đơn giản và vì chúng kết hợp các biến. Thay vào đó, Côté và He đã sử dụng một kỹ thuật gọi là hồi quy đa thức, tạo ra một mô hình thống kê phức tạp hơn bảo tồn nhiều biến.


Kết quả bất ngờ cho thấy việc tự ảo tưởng đáng kể thật hữu ích, mà Côté và He đang gọi là "tự nâng cao lợi ích của mình", phải được coi là sơ bộ vì đó không là một trong những giả thuyết ban đầu của họ. Họ đang tiếp tục nghiên cứu và có một số kết quả xác nhận sớm, nhưng chưa có gì được công bố.


Điều quan trọng, ngay cả khi được xác nhận rằng tự thấu hiểu bản thân không mang lại nhiều lợi ích trong việc điều chỉnh tâm lý, một cái nhìn rõ ràng về khả năng của một người có thể vẫn là một yếu tố quan trọng trong hiệu suất công việc hoặc các lĩnh vực khác. Nhà tâm lý học Elizabeth Tenney, người nghiên cứu hành vi tổ chức tại Đại học Utah, không nghĩ rằng tất cả các đánh giá công việc và đánh giá của sinh viên nên bỏ qua phản hồi về điểm mạnh và điểm yếu. Cô nói về nghiên cứu này, ở đây, "không phải là việc cho họ tự thấu hiểu bản thân và xem xét những gì đã xảy ra".


Côté đồng ý rằng mọi người không nên thay đổi hành vi của mình dựa trên kết quả từ một bài báo. "Nếu điều này được xác nhận," anh nói, "điều đó có nghĩa là nếu bạn muốn trở thành một người ở mức độ mà hàng ngày đều nói rằng cuộc sống của tôi rất tuyệt, thì bạn cũng nên là người đánh giá quá cao khả năng của họ. Nhưng nếu bạn là người có khả năng muốn có hiệu suất cao nhất trong công việc của mình, thì nghiên cứu trong tương lai sẽ xác định liệu đó có phải là một ý tưởng hay hay không."

 

Người dịch: Diệu Khanh ; Người biên tập: Hải Yến

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentários

Avaliado com 0 de 5 estrelas.
Ainda sem avaliações

Adicione uma avaliação

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page