top of page
Ảnh của tác giảCompassion.vn - Volunteer

Con mắt trung lập — Bài tập để thấu hiểu quan điểm của nhau trong một cuộc tranh cãi

Tại sao bạn nên thử bài tập “Con mắt trung lập — thấu hiểu quan điểm trong khi tranh cãi”?

Tranh chấp và cãi cọ có thể mang đến nhiều tiêu cực vào mối quan hệ lãng mạn, vì những lời chỉ trích và buộc tội của người này có thể bị người kia đáp lại bằng sự phòng thủ và ăn miếng trả miếng trong cơn tức giận bực bội. Chất lượng của mối quan hệ có thể dần lạnh nhạt đi, gây hại cho sức khỏe tinh thần và cả thể chất.



Trong các cuộc cãi nhau, một số nỗi đau cảm xúc của chúng ta xuất phát từ những phỏng đoán mà chúng ta đưa ra về hành vi và ý định của đối phương, tuy nhiên những phỏng đoán này không phải lúc nào cũng đúng. Kỹ thuật nhìn nhận lại cảm xúc có thể giúp chúng ta diễn giải lại các sự kiện mang tính cảm xúc theo những cách chính xác, tích cực và xây dựng hơn. Ví dụ, chúng ta có thể cảm thấy rằng một người mà cứ hủy hẹn ăn tối liên tục là không tôn trọng chúng ta, nhưng hãy nhắc nhở bản thân rằng người đó đang quá tải trong công việc và họ có thể hiện sự quan tâm và tôn trọng theo những cách khác.

Tất nhiên, chúng ta không muốn sử dụng bài thực thành này để bào chữa hoặc hợp lý hóa hành vi không thể chấp nhận. Nhưng trong bối cảnh quan hệ lành mạnh nói chung , nó có thể giúp giảm bớt cảm giác tiêu cực, xây dựng sự kết nối, đồng cảm, và cuối cùng là cải thiện mối quan hệ.

Cách thực hiện bài tập “Con mắt trung lập” như thế nào?

Thời gian cần thiết: 15 phút, vài lần một năm cho việc thực hành nghiêm túc. Bạn có thể sử dụng kỹ năng “Con mắt trung lập” — thấu hiểu quan điểm bất cứ khi nào có xung đột trong các mối quan hệ của bạn.


Thật dễ dàng khi cứ khăng khăng tự cho mình là đúng những lúc chúng ta tranh luận, cãi cọ với người khác. Bài tập này sẽ giúp bạn nhận ra được một số góc nhìn khác về cảm xúc của mình trong cuộc xung đột.

Hãy nghĩ về một bất đồng gay gắt với người thân của bạn trong bốn tháng qua, và nó vẫn gây ra bao nhiêu sầu khổ cho bạn. Sau đó, thực hiện theo các bước này:

  • Hãy suy nghĩ về sự bất đồng này từ quan điểm của một bên thứ ba trung lập, là người muốn điều tốt nhất cho tất cả những người liên quan, một người nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm trung lập. Người thứ ba trung lập này nghĩ về sự bất đồng như thế nào? Người đó xem xét hành vi và quan điểm của người đang tranh cãi với bạn ra sao? Làm thế nào người đó có thể tìm thấy những điều tốt đẹp mà từ sự bất đồng có thể mang lại? (5 phút)

  • Mọi người đều thấy hữu ích khi đưa ra quan điểm của bên thứ ba này trong quá trình tương tác với đối tác lãng mạn của họ. Tuy nhiên, hầu hết đều cảm thấy khó khăn vì không phải lúc nào cũng đứng trên quan điểm của bên thứ ba này được. Trong mối quan hệ của bạn với đối phương, bạn sẽ gặp phải trở ngại gì khi cố gắng đưa ra quan điểm của bên thứ ba, đặc biệt là khi xảy ra bất đồng? Điều gì có thể giúp bạn vượt qua trở ngại này? Ví dụ, nếu bạn thấy mình bị cuốn vào cơn nóng giận đang bốc hỏa trong khoảnh khắc nào đó, nó có thể hữu ích khi kìm nén lại và hít một hơi thật sâu. (5 phút)

  • Mặc dù có những trở ngại trong việc đưa ra quan điểm của bên thứ ba, mọi người có thể làm thành công điều này. Trong bốn tháng tới, hãy cố gắng hết sức để đưa ra quan điểm trung lập của bên thứ ba khi tương tác với các mối quan hệ của bạn, đặc biệt là trong các bất đồng. Làm thế nào bạn có thể thành công tốt nhất trong việc đưa ra quan điểm trung lập này khi tương tác với các mối quan hệ của bạn trong bốn tháng tới? Làm thế nào mà việc tìm ra quan điểm trung lập có thể giúp bạn tận dụng tốt nhất những bất đồng trong mối quan hệ? (5 phút)

Hãy cho phép cách phản ứng mới này ăn sâu bám rễ vào cách thức bạn tương tác với các mối quan hệ trong những tháng tới.




Tại sao bài tập “Con mắt trung lập” lại hiệu quả?

Khi chúng ta gặp xung đột với người khác, chúng ta thường có quan điểm "tôi là số một", chỉ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và giá trị của chính chúng ta. Bài thực hành này khuyến khích chúng ta áp dụng quan điểm của người thứ ba, quan điểm của một người quan sát, người nhìn thấy quan điểm của cả hai bên và muốn đạt được giải pháp tốt nhất cho mọi người.


Khi chúng ta làm điều này, theo nghiên cứu cho thấy, chúng ta cũng làm giảm sự tức giận và phiền muộn mà chúng ta cảm nhận. Thay vì đáp trả lại bằng sự phẫn nộ hoặc đau đớn, chúng ta có thể hành động từ mong muốn được nhìn thấy người tranh cãi với mình, và chính bản thân mình, cảm nhận niềm hạnh phúc và kết nối.

Luyện tập nhuần nhuyễn cách thực hiện các chiến lược này và cách ứng phó với những trở ngại có thể gặp phải, sẽ giúp chúng ta có nhiều khả năng thành công hơn.

Bằng chứng về hiệu quả của bài tập “Con mắt trung lập”

Theo nghiên cứu của Finkel, EJ, Slotter, EB, Luchies, LB, Walton, GM, & Gross, JJ (2013). A brief intervention to promote conflict reappraisal preserves marital quality over time. Khoa học tâm lý, 24(8), 1595-601.


Một nhóm các cặp vợ chồng dị tính đã thực hành bài tập “Con mắt trung lập” — Thấu hiểu quan điểm trong khi tranh cãi— cứ sau mỗi bốn tháng trong một năm. Trong năm trước khi thử nghiệm, họ đã ghi nhận chất lượng hôn nhân trong tình trạng ngày càng lạnh nhạt dần về các yếu tố như: cảm giác hài lòng, tình yêu, sự thân mật, tin tưởng, đam mê và cam kết trong mối quan hệ của họ. Nhưng ngay khi họ bắt đầu luyện tập bài thực hành này, sự lạnh nhạt đó đã dừng lại (trong khi sự lạnh nhạt vẫn tiếp tục trong nhóm không thực hành). Những lợi ích này một phần được giải thích do bởi họ cảm thấy giảm bớt sự đau khổ mỗi khi xung đột tranh cãi .

 

Thông tin bài bài viết:

Eli J. Finkel , Northwestern University

Nguồn bài dịch:

Người dịch: Anh Đào Lê

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page