top of page
Ảnh của tác giảCompassio

Bạn có phải là người nhạy cảm cao? Có nên thay đổi?

Chắc chắn rằng là thiếu nhạy cảm là một đặc điểm không mong muốn, nhưng ngược lại, “nhạy cảm cao” có phải là một đặc điểm mong muốn? Rõ ràng, trong xã hội chúng ta, chúng ta thật khó lựa chọn: Chúng ta cân nhắc trở thành "thiếu nhạy cảm" hay "nhạy cảm cao" thì đều là... điều bất lợi. Xã hội yêu cầu những người quá nhạy cảm phát triển khả năng kiềm chế cảm xúc và yêu cầu những người thiếu nhạy cảm thì có thêm nhiều sự quan tâm đến người khác và xung quanh.


1. Nhưng ý nghĩa thực sự của nhạy cảm cao là gì? Thuật ngữ khoa học “Người có độ nhạy cảm cao” (HSP – Highly Sensitivity Person) là gì?


Hóa ra, thực tế nghiên cứu cho thấy “nhạy cảm cao” là một đặc điểm bẩm sinh. Thuật ngữ khoa học là “ độ nhạy cảm giác” (SPS – Sensory-Processing Sensitivity). Người có độ nhạy cảm cao (HSP) được sinh ra tự nhiên, không phải rèn luyện hay học hỏi từ bất cứ điều gì. Khi còn trẻ, họ được miêu tả bởi giáo viên như một người bẽn lẽn và rụt rè, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Khi trưởng thành, họ được miêu ta là những người hướng nội. Điều quan trọng đáng chú ý là không tất cả những người nhạy cảm đều nhút nhát hay hướng nội. Thực tế, 30% những người nhạy cảm cao là những người hướng ngoại.

2. Một HSP sẽ…

(Đến với bài trắc nghiệm về "người nhạy cảm cao thì sẽ thế nào": http://bit.ly/hsptestvn)

  • Có cuộc sống nội tâm giàu có và phức tạp

  • Cảm thụ sâu sắc về nghệ thuật và âm nhạc

  • Dễ dàng bị lấn át

  • Khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ khi có người quan sát

  • Dễ dàng giật mình

  • Nhạy cảm với nỗi đâu, chất kích thích và cơn đói

  • Đồng điệu với những cảm giác cơ thể từ bên trong

  • Sẵn sàng chú ý đến những thay đổi nhạy cảm

  • Trường hợp của một cô gái được phân loại là người nhạy cảm cao

“Fatima thường thích đưa mình vào giữa bàn tay của thiên nhiên, cô ấy đắm mình vào màu blue buồn của đại dương như không hề có bất cứ ai khác. Khi đi bộ, cô ấy cảm thấy như những hàng cây cúi mình xuống thì thầm với cô ấy. Những ngọn núi nâng cô ấy đến với những cảm giác của sự vĩ đại, như có điều gì đó ngoài kia to lớn hơn cả loài người.




Khi cô ấy vào phòng, cô ấy là người đầu tiên chú ý đến những loại mùi, những âm thanh khó thấy, và dễ dàng giật mình. Khi Fatima xem một chương trình truyền hình, cô ấy đắm mình vào mỗi nhân vật. Mất hàng ngày sau đó để hiệu chuẩn lại cảm xúc của cô ấy sau khi xem một bộ phim hay đọc một quyển sách nhiều cảm xúc. Cô ấy là một giáo viên tuyệt vời. Tuy nhiên, khi hiệu trưởng dự giờ lớp học của cô ấy, Fatima cảm thấy bị lấn át và thể hiện khả năng giảng dạy kém nhất. Tuần trước khi đến kỳ kinh nguyệt, cô ấy tập trung tất cả vào nỗi đau khung xương chậu, và "tới tháng" là nguyên nhân khiến cô ấy cáu kỉnh, não bộ mơ hồ và đưa ra những quyết định tồi tệ.


Cố ấy rất tận tâm, muốn tránh gây lỗi cho mọi việc. Cô ấy thận trọng với mọi người xung quanh đến mức cô ấy không nói bất cứ điều gì sai, điều đó khiến cô ấy luôn lo sợ. Cùng lúc đó, cô ấy dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện và tâm trạng của người khác.”

3. Các nghiên cứu đã liên kết đến những đặc điểm này với phẩm chất tích cực nhưng cũng liên kết đến những chứng về sức khỏe tinh thần


Không ngạc nhiên khi những đặc điểm này được tìm thấy ở những nghệ sĩ, nhà thơ, và nó liên quan đến năng khiếu, sáng tạo và sự thấu cảm. Bên cạnh đó, một người nhạy cảm cao cũng chịu rủi ro về trầm cảm và những triệu chứng về sức khỏe tinh thần cao hơn những người khác. Họ cũng chịu rủi ro về hội chứng cháy sạch ( burnout – hội chứng bị kiệt sức, hoặc năng suất lao động giảm do làm việc quá sức) bởi vì họ dễ dàng bị lấn át bởi cảm xúc. Điều này cũng giải thích tại sao cần nhanh chóng biết được nếu bạn là người nhạy cảm cao, vậy nên bạn có thể tìm kiếm những mối quan hệ và môi trường khiến bạn tỏa sáng (xem ở phần cuối).

4. Não bộ của người nhạy cảm cao có sự khác biệt


Có những lý do về sinh học cho việc hợp thành tất các các đặc điểm về độ nhạy cảm cao này. Não bộ của một người nhạy cảm cao có sự khác biệt về hệ thống dây thần kinh và hệ thống thần kinh cũng nhạy cảm cao, với một ngưỡng rất thấp của các hoạt động (Xem bản gốc để rõ hơn: Tại Đây). Việc dễ xúc động góp phần tăng thêm khả năng phản ứng cảm xúc, ngưỡng dưới cho thông tin nhạy cảm (ví dụ tiếng ồn, quá nhiều ánh sáng), và tăng nhận biết đến những thứ khó phát hiện (ví dụ: nhanh chóng chú ý đến mùi lạ).



Có cả những thay đổi ở cấp độ vĩ mô trong não. Những khu vực liên quan đến đặc điểm này chồng chéo tuyệt vời lên khu vực não bộ hỗ trợ sự đồng cảm. Do vậy, họ có thùy đảo hiếu động thái quá, điều này giải thích khả năng nhận biết cao độ về những cảm xúc nội tâm và nhạy cảm về thể xác. Chính sự hiếu động thái quá này giải thích sự nhạy cảm của họ về nỗi đau, cơn đói và chất kích thích.

5. Làm thế nào để "giải quyết" sự “nhạy cảm cao” của bạn?


  • Giảm số lượng kích thích mạnh mẽ trong môi trường của bạn.

  • Hạn chế số lượng nhiệm vụ cần làm khi làm đa tác vụ (multitask).

  • Tránh hội chứng cháy sạch (burnout) bằng những dấu hiệu cảnh báo, chẳng hạn như khi cảm thấy bị lấn át hay lo sợ.

  • Ghi những suy nghĩ và cám xúc sâu lắng ra giấy để chúng không làm rối loạn tâm trí của bạn.

  • Cố gắng thiền định (Mindfulness), đặc biệt là đối phó với sự nhạy cảm cao vể nỗi đau. Nó sẽ dạy bạn cách nhận thức về nỗi đau.

  • Tận dụng lợi thế sự sáng tạo của bạn: vẽ, màu sắc, hoặc viết lách.

  • Tận dụng lợi thế khuynh hướng có sự đồng cảm cao của bạn để tăng cường mối quan hệ – trở thành một đồng nghiệp tốt hơn, và đảm bảo hệ giá trị của bản thân.

  • Hãy thoải mái trong sự nhạy cảm của chính bạn, sở hữu nó và đừng bao giờ thấy xấu hổ vì nó.

  • Hãy trung thực về khuynh hướng khác biệt của: bạn là một người nhạy cảm cao, đặc biệt trong các mối quan hệ gần gũi (close relationships).

Nhưng, đừng quên chú ý về những mặt tích cực của tính nhạy cảm cao: Có sự đồng cảm hơn, nghĩ sâu hơn, sẵn sàng để nhìn thấy những điều từ một góc nhìn khác biệt, khả năng đánh giá về nghệ thuật và âm nhạc và nhìn ra phẩm chất tích cực của những người khác.

 

Tổng hợp, biên tập và tìm hiểu các nội dung liên quan bởi: Compassion.vn (Biên tập và tham khảo từ bài đăng trên binhbe.com)

Người dịch: thuylinh.pham281

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page