top of page

Bạn Cứng Cỏi Đến Mức Nào? Tâm Lý Học Của Sự Uyển Chuyển Dưới Áp Lực

Đã cập nhật: 10 thg 11, 2020

"Sự cứng cỏi có thể được nhìn nhận như là biểu hiện của lòng can đảm mang tính hiện sinh."


Cuộc sống đòi hỏi ta luôn phải thích nghi điều chỉnh. Căng thẳng là điều chúng ta trải qua khi phản hồi lại với yêu cầu thích nghi. Do đó, cuộc sống thật căng thẳng. Cách duy nhất để có thể thực sự thoát khỏi căng thẳng hoàn toàn là cứ chết đi, bởi vì người chết không cần trả lời cho những đòi hỏi phải thích nghi hay mọi thứ khác.

Nói một cách khác thì cuộc sống đầy rẫy những chông gai khó khăn. Nhưng một số người thì lại có vẻ phù hợp hơn với sự khó khăn vất vả. Các nhà tâm lý học đã cố gắng nhiều năm trời để giải mã điều gì khiến một số người có khả năng hồi phục tinh thần như một con lật đật dễ dàng tươi cười đứng dậy sau “vấp ngã”, ví dụ như việc họ có thể kiểm soát căng thẳng, khôi phục thành công sau thất bại, cam chịu những khó khăn vất vả, và phục hồi mạnh mẽ sau sang chấn.


Dĩ nhiên, thành công cá nhân trong việc đối phó với mọi thứ khác thì chưa bao giờ chỉ thuần túy quyết định bởi phẩm chất cá tính của một người. Trong nghiên cứu, khi ước định và dự đoán về khả năng hồi phục tinh thần, các nhà nghiên cứu cũng phải tính đến những yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè), cả thiết chế văn hóa và cộng đồng. Tuy nhiên, những yếu tố tác động đến khả năng hồi phục tinh thần có thể khác biệt tùy từng người và vấn đề. Nói theo một cách khác: khả năng hồi phục thể chất và tinh thần của một đứa trẻ sơ sinh có thể khác hoàn toàn so với người già, và kỹ năng hồi phục tinh thần nhằm để kiểm soát căng thẳng khi chiến đấu có thể khác với các kỹ năng hồi phục cần thiết để nuôi dạy một đứa trẻ bị bệnh kinh niên.


Nói cách khác, nghiên cứu về vấn đề này thật khó khăn. Dù vậy, chúng ta vẫn biết được một số điều về những người có khả năng xoay xở cực tốt dưới các điều kiện bất lợi. Cảm giác thân thuộc, sự hỗ trợ tích cực từ xã hội, và sự tự tin vào chính năng lực bản thân sẽ nuôi dưỡng tốt khả năng hồi phục tinh thần. Trí thông minh cũng như sự gắn bó an toàn cũng góp phần, và bạn sẽ không đoán được đâu (mặc dù nhà phân tâm học Sigmund Freud chắc hẳn đoán được) một yếu tố khác hình thành khả năng hồi phục tinh thần là có một người mẹ yêu thương mình. Như nhà tâm lý học vĩ đại George Vaillant đã nói: "Hạnh phúc là tình yêu. Tất cả chỉ có thế.”


Bằng chứng nghiên cứu cũng đang dần cho thấy vai trò “tiêm chủng phòng ngừa” căng thẳng bằng cách hình thành và cải thiện khả năng hồi phục tinh thần. Theo giả thuyết này, việc tiếp xúc với mức độ căng thẳng vừa phải, có thể kiểm soát được trong thời thơ ấu có thể chống lại các tác động tiêu cực của căng thẳng trong tương lai.


Tuy nhiên, tính cách cá nhân chỉ hiện lên mờ nhạt trong cách thức chúng ta đối phó với căng thẳng và tâm trạng chán nản, ủ ê. Trong một vài nghiên cứu, nhân tố tính cách cá nhân chiếm khoảng 40% sự khác biệt về khả năng hồi phục tinh thần. Khả năng hồi phục tinh thần liên quan đến một mô hình tính cách đó là “trưởng thành, có tính trách nhiệm, lạc quan, kiên trì bền bỉ, và tính hợp tác”.


Đặc biệt hơn, những người có khả năng hồi phục tinh thần mạnh mẽ có xu hướng ít bị vấn đề về thần kinh (xu hướng bất ổn định về cảm xúc và thường có cảm xúc tiêu cực) cũng như có tính phóng khoáng cởi mở cao (xu hướng hướng ngoại, thích giao du, hòa đồng và dễ bày tỏ cảm xúc) và tận tâm (phẩm chất mong muốn thực hiện công việc hay trách nhiệm thật tốt và chu toàn).


Một kiểu tính cách cá nhân cho thấy có thể dự đoán khả năng hồi phục tinh thần sau căng thẳng là “tính cách cứng cỏi”. Sự cứng cỏi về tâm lý (Psychological Hardiness), mặc dù có liên quan đến những tính cách cá nhân khác, cho thấy sự đóng góp đặc biệt vào khả năng hồi phục tinh thần, và nó là dự báo quan trọng về sức khỏe và thành quả công việc đầu ra. Tính cứng cỏi được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1970 bởi nhà nghiên cứu Suzanne Kobasa thuộc trường Đại học Chicago. Trong khi định hình nên khái niệm này, Kobasa được truyền cảm hứng bởi chủ nghĩa hiện sinh, đó là một nhánh triết học (cả tâm lý học) đặt cuộc đấu tranh của con người về ý nghĩa và mục đích tại ngay tâm điểm phân tích của chính nó. Quan điểm hiện sinh cho rằng cuộc sống luôn luôn biến chuyển và công cuộc tìm kiếm ý nghĩa đòi hỏi chúng ta luôn phải chọn lựa có nên tiếp tục hay lặp lại một lối mòn quen thuộc hoặc rẽ sang một đường hướng mới mẻ, lạ lẫm. Chọn một lối đi mới tạo ra những cơ hội phát triển và cần thiết để thích nghi, nhưng nó cũng mang đến những lo lắng và vì thế lòng can đảm là yếu tố cần thiết. Sự cứng cỏi có thể được nhìn nhận như là biểu hiện lòng can đảm mang tính hiện sinh.


Tính cứng cỏi liên quan đến ba thành phần: Cam kết (hiểu biết về giá trị, mục đích, mục tiêu của một người, gắn kết hơn là ghét bỏ), Kiểm soát (nhận ra rằng một người có thể ảnh hưởng lên tiến trình các sự kiện diễn ra; có đầy quyền lực hơn là bất lực) và Thử thách (nhìn nhận các sự kiện như là các thách thức và cơ hội để phát triển hơn là mối đe dọa và thiên tai hiểm họa). Nói cách khác, sự cứng cỏi về tâm lý cấu thành khả năng đánh giá chính xác các yếu tố gây căng thẳng, chủ tâm đối mặt với chúng và xoay chuyển chúng bằng lòng can đảm và có mục đích. Đó là “một mô hình thái độ và hành động giúp cho việc chuyển hóa các yếu tố gây căng thẳng từ những khủng hoảng tiềm tàng thành các cơ hội phát triển.”



Sự cứng cỏi vững vàng về mặt tâm lý có vai trò như một tấm đệm chống đỡ lại các ảnh hưởng tiêu cực của căng thẳng, điều này đã được chứng minh nhiều lần trong các tài liệu nghiên cứu, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi còn để ngỏ. Một trong số đó là việc những cơ chế đặc thù nào mà sự cứng cỏi về tâm lý tác động lên kết quả đầu ra thì vẫn chưa được hiểu rõ đầy đủ. Một cách mà tính cứng cỏi giảm bớt những ảnh hưởng từ sự căng thẳng là thông qua việc tạo điều kiện chủ động đối phó căng thẳng và giải quyết vấn đề, cũng như giảm thiểu hành động vô ích là né tránh đối phó với căng thẳng. Tính cứng cỏi cũng biểu hiện ra trong việc tạo thói quen suy nghĩ mang tính linh hoạt thích nghi hơn. Những cá nhân có sẵn tính cứng cỏi thể hiện ra là người có phong cách diễn giải nhận thức tích cực hơn, họ có xu hướng đánh giá nhận định các tình huống xảy ra với mình, cả chính bản thân họ và nguồn lực ứng phó của họ đầy tính tích cực hơn.


Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tính cứng cỏi cũng có thể hoạt động thông qua con đường sinh học. Ví dụ như, Paul Barltone thuộc trường National Defense University ở Washington D.C cùng các cộng sự của mình đã kiểm tra tính cứng cỏi liên quan đến một số chỉ số về sức khỏe tim mạch, bao gồm chỉ số khối cơ thể (BMI) và chỉ số cholesterol trong máu ở một người trưởng thành trung niên. Các kết quả sau khi điều chỉnh độ ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính cho thấy tính cứng cỏi cao có liên quan đến nồng độ HDL (cholesterol tốt) cao và ít mỡ trong cơ thể (BMI), cho thấy rằng “độ cứng cỏi về tâm lý thể hiện khả năng phục hồi một phần thông qua ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cholesterol và sự trao đổi chất trong cơ thể.”


Sự cứng cỏi ban đầu được mô tả là một đặc điểm tính cách ổn định. Nhưng nghiên cứu mở rộng ra xem xét xem tính cứng cỏi có thay đổi theo thời gian hay không hoặc có được cải thiện thông qua huấn luyện được không. Tất cả những thứ khác đều giống như nhau, mức độ cứng cỏi của người lớn có thể khá ổn định. Ví dụ như, nhà nghiên cứu người Na Uy Sigurd Hystad và các đồng nghiệp trong một nghiên cứu dài hạn với các học viên của học viện quân sự cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể về mặt thống kê về mặt thời gian đối với chỉ số độ cứng cỏi.


Tuy nhiên, tính cứng cỏi có thể thật sự cải thiện được thông qua việc huấn luyện. Lấy ví dụ như, có một chương trình được phát triển bởi một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tính cứng cỏi, đó là Salvatore Maddi thuộc trường University of California Irvine, người tham gia tự phản hồi lại rằng họ có tăng thêm được mức độ cứng cỏi cũng như kết quả đầu ra như là sự hài lòng trong công việc và điểm số trung bình học tập (GPA) của sinh viên, cùng lúc đó giảm bớt được căng thẳng áp lực và mức độ trầm trọng của bệnh tật.


Bạn cứng cỏi đến mức độ nào? Để trả lời được câu hỏi này, bạn có thể làm bài kiểm tra này link gốc ở đây (Compassion đã Việt hóa nội dung bài test này bên dưới để bạn có thể kiểm tra ngay). Nói chung, điểm số cao hơn có nghĩa là mức độ cứng cỏi đã tăng thêm. Điểm số tổng cộng nằm trong khoảng từ 1 đến 10 thì độ cứng cỏi nằm ở mức trung bình. Tổng điểm trên 10 nghĩa là bạn thực sự rất cứng cỏi vững vàng. Điểm số nằm dưới 0 nghĩa là bạn quá dễ bị tổn thương trước những tác động của căng thẳng.


 

Bài Kiểm Tra: Mức Độ Cứng Cỏi Tâm Lý Của Bạn Đến Đâu?


Bạn có cứng cỏi vững vàng mỗi khi cuộc sống trở nên khó khăn? Bài kiểm tra đơn giản này có thể cho bạn một thang đo lường về độ cứng cỏi khi đối mặt với căng thẳng của bạn.

Cho biết mức độ bạn đồng ý hoặc không đồng ý với mỗi câu sau ở mức nào, sử dụng thang đo này:

0=Hoàn toàn không đồng ý 1=Không đồng ý 2=Khá đồng ý 3= Hoàn toàn đồng ý


A. ____ Cố gắng nỗ lực hết sức mình trong công việc tạo nên sự khác biệt

B. ____ Tin tưởng vào định mệnh đôi khi là tất cả mọi việc tôi có thể làm trong mối quan hệ.

C. ____ Tôi thường thức dậy trong niềm hứng khởi bắt đầu thực hiện những kế hoạch của ngày mới.

D. ____ Nghĩ về chính mình như là một người tự do khiến tôi lo sợ và thấy khó khăn khủng khiếp.

E. ____ Tôi sẽ sẵn sàng hy sinh an toàn tài chính trong công việc nếu có một thứ gì đó thực sự thử thách xuất hiện.

F. ____ Tôi thấy khó chịu khi phải thay đổi thói quen hay chuyển hướng lịch trình mà tôi đã đặt ra cho mình.

G. ____ Một công dân bình thường có thể ảnh hưởng đến chính trị.

H. ____ Nếu không có những đột phá phù hợp, thật khó để thành công trong lĩnh vực của tôi.

I. ____ Tôi biết lý do tại sao tôi đang làm công việc mà mình đang thực hiện tại chỗ làm.

J. ____ Thân thiết với người khác đặt tôi vào nguy cơ bị bó buộc với họ.

K. ____ Đương đầu với những tình huống mới mẻ là một ưu tiên quan trọng trong đời tôi.

L. ____ Tôi thực sự chẳng để tâm những lúc mình không có gì để làm.


Cách tính điểm như sau:

A+G trừ B+H = Mức độ Kiểm soát (1)

C+I trừ D+J = Mức độ Cam kết (2)

E+K trừ F+L = Mức độ Thử thách (3)

Tổng điểm số về mức độ cứng cỏi = _________________

(1)+(2)+(3)


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

Trong thế giới nghề nghiệp, kinh doanh ngày nay con người không chỉ lao động, kinh doanh nhằm mục đích duy nhất là kiếm tiền nữa. Đã có một bước nhảy lượng tử về nhận thức trong mỗi người, chúng ta như bị bản năng tự nhiên quan tâm những thứ quan trọng khác ngoài tiền bạc, thành công, danh tiếng, địa vị. Những thứ mới mà ta quan tâm đó là ý nghĩa công việc mang lại, một cộng đồng thế giới lớn hơn, những mối quan hệ chất lượng, niềm hạnh phúc trọn vẹn trong mối quan hệ công việc và cuộc sống cá nhân.


Nếu bạn cũng có mối quan tâm và mục đích tạo ra môi trường làm việc hiệu suất cao, đầy ý nghĩa, hạnh phúc thì hãy cùng đến và chia sẻ với Compassion trong workshop Bupsyness - Mang Tâm Lý Học Vào Quản Trị Kinh Doanh


Một số nội dung chính của buổi chia sẻ:

- Tìm hiểu về Nhu cầu (Needs) Và Cảm xúc (Emotions) của con người (nhân sự & khách hàng) thông qua tâm lý học

- Hiểu về Hành vi (Behavior)

- Làm thế nào mang lại sự Hạnh phúc (Happiness) đến cho khách hàng và nhân sự của tổ chức

- Tìm hiểu về một số 'trick tâm lý' khi áp dụng vào kinh doanh


Thông tin về sự kiện:

- Thời gian: Đang cập nhật lại và thông báo chi tiết đến người tham dự.

- Địa điểm: Compassion Hub 30/11C Mạc Đĩnh Chi, Đa Kao, Q1, TPHCM

- Phí tham dự: Người tham dự chia sẻ chi phí địa điểm (100.000đ) + Tự đặt mức phí chương trình dựa trên sự hài lòng về nội dung của sự kiện.

(Buổi chia sẻ chỉ giới hạn cho 10 người, ưu tiên những ai đăng ký sớm và có mục đích tham dự phù hợp với chủ đề chương trình)


✨ Xem thêm các hoạt động khác của Compassion trong tháng 11 ở đây:

 

Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).


 

Người dịch: Anh Đào Lê ; Người biên tập: Nguyễn Cẩm

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page