top of page
9ec88bc1-0a3b-4f77-9bfb-ad5954f3d827.png

7 CÁCH NÓI LỜI TỪ CHỐI NẾU BẠN NHÚT NHÁT HAY HƯỚNG NỘI

Writer's picture: Xuân Phạm VănXuân Phạm Văn

Nỗi sợ bị từ chối hay mong muốn tránh sự bất đồng là một điều dễ thấy.

Bạn có hay gặp khó khăn trong việc từ chối không, đặc biệt nếu bạn là người hướng nội hay có tính nhút nhát?



Rất nhiều người, cả hướng nội và hướng ngoại, thường được dạy rằng nên tránh nói lời từ chối. Một số người trong chúng ta được khuyên dạy không nên từ chối bố mẹ, người thân, giáo viên, sếp hay với nhu74g người xung quanh. Điều này đôi khi thể hiện văn hóa, phép lịch sự, xã giao, tôn giáo hay một áp lực phải thích nghi và làm hài lòng người khác. Nhưng thông thường nó thể hiện nỗi sợ bị chối bỏ, xu hướng tránh bất đồng, hay cảm giác có lỗi khi làm đối phương thất vọng.


Mặc dù sự nhút nhát hay hướng nội là khác nhau, nhưng nhiều người nhút nhát thường cảm thấy e sợ khi nói từ chối trong những tình huống khó xử. Đối với cả người hướng nội và người nhút nhát, những người quen với việc suy nghĩ trước khi nói, sự việc càng thêm khó khăn khi họ phải đối mặt áp lực giao tiếp kể cả khi bản thân chưa sẵn sàng. Đôi khi, khoảng thời gian bạn trì hoãn (để nghĩ thông suốt) có thể gây hiểu nhầm rằng im lặng cũng chính là đồng ý, thiếu chính kiến, thiếu tự tin hay trầm lặng.

Dưới đây là một vài cách từ chối hiệu quả được rút ra từ quyển: Giao tiếp thành công dành cho người hướng nội của tôi.


Chia nhỏ thời gian:

Nếu như có thể, hãy cho bạn thời gian để suy nghĩ trước khi quyết định. Ví dụ, khi một ai đó đề nghị bạn một yêu cầu mà bạn không chắc chắn, hãy nói:

“Để tôi suy nghỉ thử xem.” “Cho tôi vài phút để quyết định.” “Tôi sẽ trả lời bạn sau.” “Tôi sẽ cho bạn câu trả lời vào (một thời điểm nhất định).”

Khi bạn dành đủ thời gian để đưa ra quyết định, bạn đang rèn luyện cho mình những sức mạnh nội tại: thận trọng, kỹ năng phản xạ, tính tỉ mỉ, để hỗ trợ bạn có được một quyết định tốt hơn.


Nói lời từ chối như một nhà ngoại giao:

Sau khi dành thời gian cân nhắc về những thuận lợi và bất lợi của một vấn đề, nếu bạn cần phải nói lời từ chối, hãy nói như một nhà ngoại giao, sử dụng những kỹ năng giao tiếp để truyền tải quyết định của bạn: Ví dụ, nếu một người bạn hỏi mượn xe, và bạn cảm thấy không thoải mái, bạn có thể trực tiếp nói lời từ chối, hoặc có thể sử dụng những cách sau đây, những biểu thức ngoại giao quyết đoán để vạch nên ranh giới:

  1. “Tôi luôn mong tôi là người duy nhất lái chiếc xe này.”

  2. “Tôi không hay cho người khác mượn xe.”

  3. “Việc cho mượn xe là không thể đối với tôi.”

  4. “Việc giữ chiếc xe trong phạm vi sử dụng của tôi là rất quan trọng.”

  5. “Thật không may rồi, tôi sẽ không thể cho mượn chiếc xe của tôi được.”

  6. “Tôi cảm thấy không thoải mái để người khác lái chiếc xe của mình.”

  7. “Tôi đã tự hứa rằng không để người khác mượn xe của tôi.”

Những ví dụ trên đây sử dụng danh xưng “tôi” hay “nó”, điều này sẽ giữ cho người tiếp nhận ít cơ hội tranh cãi hơn. Nếu ai đó vẫn cố tiếp tục yêu cầu bạn làm điều họ muốn, hãy tiếp tục lập lại câu từ chối với bất kỳ cách dùng “tôi” và “nó” như ở trên.

Hãy giữ vững lập trường của mình cho đến khi người kia nhận ra điều mà bạn thật sự muốn nói với họ. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng phương pháp giao tiếp “bánh mì sandwich” để lịch sự từ chối họ. Kỹ năng này bắt đầu bằng một câu nói tích cực, tiếp theo là một câu từ chối, và rồi kết lại bằng một mệnh đề tích cực khác. Ví dụ:”Tôi hiểu bạn cần một chiếc xe vào cuối tuần này. Nhưng thật không may là tôi cảm thấy không thoải mái khi cho mượn chiếc xe của mình. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy một phương án khác.”


------- Về Bài Viết: - Dịch Bởi: Hải Yến. - Bản Gốc: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/communication-success/201707/7-ways-say-no-if-youre-introverted-or-shy - Đăng tải bởi www.compassion.vn/about

297 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page