top of page

6 Điều Khác Biệt Về Cách Giao Tiếp Của Người Hướng Nội

Đã cập nhật: 24 thg 8, 2018

Hầu hết mọi người đều nhận thấy sự khác biệt trong giao tiếp xã hội giữa người hướng nội và người hướng ngoại. Người hướng nội thường cần nhiều thời gian để nghĩ hơn trước khi nói, dễ cảm thấy kiệt sức, có xu hướng lắng nghe và cảm nhận nhiều hơn so với người hướng ngoại. Nhưng sự khác biệt lớn nhất trong cách mà hai kiểu tính cách giao tiếp thể hiện ở thời điểm trước khi chúng ta tham gia vào một sự kiện. Để dễ hình dung hơn, tôi đã tóm gọn 6 phương thức khác nhau mà người hướng nội dùng để giao tiếp.


1. Chúng tôi hối hận với những kế hoạch mình đã đặt ra vào lúc chúng tôi bắt đầu “không còn được là chính mình”. Người hướng nội đôi khi đánh giá quá cao lượng năng lượng để hướng ngoại vào cuối ngày hay cuối tuần. Chúng tôi chấp nhận lời mời khi năng lượng tương tác xã hội của chúng tôi đang ở đỉnh cao. Tại thời điểm này, chúng tôi cảm thấy rất vui tươi và hòa hợp với những người hướng ngoại. Nhưng vào thời điểm sự kiện diễn ra, chúng tôi cảm thấy cực kỳ kiệt sức và vô cùng hối hận bởi bất kỳ một kế hoạch nào liên quan đến việc bước ra khỏi nhà. 2. Chúng tôi thầm vui mừng khi những kế hoạch bị trì hoãn. Đến đây bạn đã hiểu được điểm đầu tiên, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi tại sao người hướng nội lại nhảy lên vui mừng một cách âm thầm khi kế hoạch bị hủy bỏ. Chúng tôi âm thầm muốn rút lui, nhưng lại cảm thấy tội lỗi vì điều đó. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm khi ai đó lên tiếng trước. Sau tất cả thì, chúng tôi đã hết lý do ngụy biện cho việc ở nhà. 3. Chúng tôi cần sự chuẩn bị tinh thần cho các hoạt động giao tiếp xã hội. Việc “ghé qua bất cứ lúc nào”, hay “cánh cửa luôn mở” - người hướng nội luôn nói “không” với điều này. Hướng nội không thích việc mọi người đột nhiên bước đến trò chuyện cùng họ, bởi chúng tôi cần thời gian để chuẩn bị tâm lý cho các hoạt động giao tiếp xã hội. Là một người chất chứa sự hướng nội, tôi chỉ có hai trạng thái: trạng thái giao tiếp xã hội và trạng thái hướng nội. Sự chuyển đổi từ kiểu trạng thái này sang trạng thái còn lại thì không nhất thiết cần phải là tự động. Não của chúng ta cần khởi động trước những tình huống xã hội có trước. 4. Chúng tôi thích được tìm hiểu trước về sự kiện trước khi tham gia. Người hướng nội chúng tôi thích tưởng tượng bản thân mình trong sự kiện vào trước khi đồng ý tham gia vào bất kỳ sự kiện nào. Bạn không thể khiển trách chúng tôi được, chúng tôi đã có quá nhiều trải nghiệm tổn thương ở những bữa tiệc và sự kiện mà những người khác nghĩ rằng chúng rất vui. Sự thật là như thế này. Định nghĩa về niềm vui của người hướng nội thì hoàn toàn khác biệt so với người hướng ngoại. Đó là lý do chúng tôi cần biết tất cả chi tiết trước khi đồng ý: có bao nhiêu người trong sự kiện, tính chất sự kiện là như thế nào, có dễ dàng để rời khỏi bữa tiệc hay không? 5. Chúng tôi tham gia sự kiện xã hội một cách chọn lọc. Đừng hiểu sai ý tôi nhé. Người hướng nội không phải là người “chống đối xã hội”. Chúng tôi lựa chọn kiểu giao tiếp xã hội cho mình. Chúng tôi thà ở nhà thay vì tham gia vào hoạt động xã hội mà chúng tôi không nhận được gì ngoài bị làm cạn kiệt năng lượng. Nếu như đó là một sự kiện chúng tôi không cảm thấy thích thú (nhậu nhẹt không hẳn là một ý tưởng về niềm vui của người hướng nội), thì sao? Chúng tôi biết sự giới hạn trong nguồn năng lượng giao tiếp xã hội của mình. Chúng tôi không muốn lãng phí năng lượng với những người hoặc những nơi làm chúng tôi mệt mỏi. 6. Chúng tôi muốn ra ngoài vui chơi, nhưng rồi chúng tôi lại muốn trở về nhà. Người hướng nội rất giống với những chú mèo theo một cách nào đó. Chúng tôi lởn vởn trước cửa nhà, đấu tranh tư tưởng với việc có nên rời khỏi “cái ổ” của mình không, ngôi nhà yên bình và đối mặt với sự tấn công vào “năng lượng giao tiếp” của sự kiện xã hội. Nếu chúng tôi chọn đi ra ngoài, chúng tôi sẽ sớm mơ tưởng về sự thoải mái khi được ở nhà. Còn nếu chúng tôi ở nhà, chúng tôi lại cảm thấy tội lỗi cho việc không tận hưởng một ngày như lời khuyên của những người bạn hướng ngoại dành cho chúng tôi.

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page