top of page

Độ nhạy - sự nhạy cảm & người nhạy cảm cao

Đã cập nhật: 30 thg 11, 2020

Họ khóc trước những quảng cáo qua điện thoại. Họ nghiền ngẫm trong nhiều ngày trước một sự trêu chọc nhẹ nhàng. Họ biết cảm giác của bạn trước cả bạn. Những tế bào thần kinh của họ thực sự phản ứng quá mức bình thường trước những kích thích. Nói xin chào với một người nhạy cảm cao (Highly Sensitive Person – HSPs) – bạn có thể đã làm anh ấy khóc.


HSPs ở xung quanh chúng ta. Họ chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ với số lượng bằng nhau. Tất cả bằng chứng cho thấy HSPs được sinh ra (bẩm sinh), không phải được tạo thành.



Ngồi yên vị trên ghế uống cà phê cùng với một người bạn, Jodi Fedor cảm thấy trái tim cô bắt đầu đập. Sức ép đang luồn qua lồng ngực của cô. Cơn giận dữ sôi sục trong bụng cô. Nhưng cô không bực bội vì bất kỳ điều gì. Người ngồi đối diện cô thì có. Fedor hút tâm trạng của người khác như một miếng bọt biển.


Khi đang đi bộ qua khu dân cư của mình ở Ottawa, Canada, sự chú ý của cô dồn vào một chồi lá chưa nở, nó làm cô nghẹn họng. Tiếng kêu của một con quạ ở xa tít kích động sự chú ý của cô. Một cái tổ chim bỏ hoang bị giấu một nửa giữa đỉnh cây cũng làm cô bất ngờ.

Kích thích ít thú vị hơn có thể có tác động mạnh tương tự. Khi còn là một đứa trẻ, sự chế nhạo thông thường ở sân trường dẫn đến “khóc lóc và những trò đạo đức giả". Bây giờ thì một sự chế giễu nhỏ cũng có thể tác động vào toàn bộ cơ thể cô “giống như là tôi thực sự bị tổn thương”.

Fedor là người nhạy cảm. “Tôi giống như một hệ thần kinh bị bùng nổ” cô nói “Vào những lúc tồi tệ nhất, sự nhạy cảm của tôi biến tôi trở thành cái chong chóng gió của cảm xúc trong cái trục thời tiết của mình”. Nhưng vào những lúc tốt nhất, nó là một món quà, một ngón tay tinh chỉnh nhịp đập của mọi sự rung động xung quanh cô.


HSPs luôn là một phần của dân số. Có bằng chứng cho rằng nhiều kiểu người, người sáng tạo có sự nhạy cảm cao, lĩnh hội dòng chảy văn hóa trước khi họ trở nên rõ ràng với cái thông thường, có khả năng tiếp thu sự phong phú của những điều nhỏ nhất mà những người khác thường bỏ lỡ. Số khác lại có thể đặc biệt nhạy cảm với động vật và cách chúng được đối đãi. Họ cũng là những người có cảm xúc dễ bị tổn thương đến mức họ liên tục bị nói là phải “mạnh mẽ lên”. 


Ngày nay, khoa học đang chứng thực một nhóm người có sự nhạy cảm bao trùm lên nhiều mặt của cuộc sống. Quen với mọi kiểu nhạy cảm, họ có cuộc sống nội tâm phức tạp và cần thời gian để xử lý luồng dữ liệu giác quan không ngừng mà họ được kế thừa. Có vài người lại đặc biệt thiên về nhóm các bệnh rối loạn khó giải thích như hội chứng mệt mỏi kinh niên và bệnh đau xơ cơ. Công nghệ bây giờ đang cung cấp một cửa sổ đặc biệt hé lộ, cái mà có thể định nghĩa được tất cả chúng – một hệ thần kinh được sắp đặt để ghi chép lại những kích thích ở tần số thấp và khuếch đại chúng từ bên trong.


Chúng ta đều trải qua các sắc thái của nhạy cảm. Ai mà không bị ảnh hưởng vì bị từ chối hay bị suy sụp vì chỉ trích? Nhưng với những HSP, trải nghiệm cảm xúc của họ ở cường độ liên tục đến mức chúng hình thành nên tính cách và cuộc sống của họ – công việc, cuộc sống xã hội, các mối quan hệ thân thiết – nhiều như sự ảnh hưởng của giới tính và chủng tộc. Những người đã học được cách làm giảm các cuộc tấn công mạnh và việc dâng trào của cảm xúc, những cái gần như là những bộ phận không đổi của sự nhạy cảm cực độ, có khả năng chuyển những nhận thức thô thành nhận thức sắc sảo.


Dan Nainan, một nghệ sĩ hài độc thoại ở New York, có cái nhìn xuyên suốt sau mỗi buổi diễn: “Một trăm người ghé vào và nói rằng họ thích nó, nhưng có một người nói điều gì đó tiêu cực và tôi coi đó là việc chĩa vào tôi,” anh nói “Nó đã dẫn đến vài cuộc cãi vã và gần như đi đến ẩu đả.” Anh tôn trọng sự mỉa mai trong những chỉ trích ghét bỏ nhưng vẫn tình nguyện đứng trước khán thính giả mỗi tối. “Trong giờ hành chính thông thường thì chẳng có ai đi đến chỗ bạn và gào lên “Mày thật là tồi tệ” cả”.


Cái bên ngoài, bị phóng đại


HSPs ở xung quanh chúng ta. Họ chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ với số lượng bằng nhau. Tất cả bằng chứng cho thấy HSPs được sinh ra (bẩm sinh), không phải được tạo thành.

Bạn có thể phát hiện ra họ bởi đặc điểm rõ ràng nhất, quá đa cảm (overemotionality). Shari Lynn Rothstein-Kramer, người sở hữu một công ty quảng cáo ở Miami, Florida, khóc hầu như mỗi ngày. Một bộ đồ đẹp hoặc một cái túi xách tinh tế có thể làm cô ấy nghẹt thở. Gần đây cô nhận được một ghi chú từ người hàng xóm gắn ở thanh gạt nước nói “Hãy đỗ xe ở giữa chỗ của cô ấy!” và đã xé nó ngay tại chỗ. Cô phải cố động viên mình không được để điều đó làm mình buồn.


Cái mà tục ngữ gọi là lớp da mỏng của những HSPs bao trùm hệ thần kinh có khả năng thấm cao. Sự trêu chọc nhẹ nhàng có thể làm họ nghiền ngẫm trong nhiều ngày. Nhưng cũng như thế, Một lời khen bất ngờ có thể làm tâm trạng họ tăng vọt. Nhìn thấy một người cha chơi với đứa con có thể làm họ khóc.

Tin tức về một sự kiện gây khó chịu – một cái chết, một vụ cưỡng hiếp – có thể làm họ khó chịu sâu sắc. Đọc về một vụ hiếp dâm tập thể gần đây, diễn viên Jim Dailakis trở nên “ngập tràn cảm xúc”. “Tôi không thể dừng suy nghĩ về những gì người phụ nữ tội nghiệp đó phải trải qua và nó ảnh hưởng thế nào đến những người thân yêu của cô. Tôi cảm thấy buồn pha lẫn với sự giận dữ không thể chịu đựng nổi đối với những kẻ tấn công cô.” Với khả năng cảm nhận và nội tâm hoá những tâm trạng của những người xung quanh, sự hiện diện của một người gây lo lắng, ngay cả một người lạ mà họ chưa bao giờ gặp, cũng có thể làm họ không thoải mái.


HSPs thường có sự nhạy cảm cao đối với mùi hoặc sự đụng chạm, không chịu được vải gây ngứa hoặc tiếng động đột ngột – phản ánh ngưỡng thấp về đầu vào cảm giác. Họ than phiền về những điều không ai để ý; Chất khử mùi hoặc một cây nến thơm của một đồng nghiệp khiến họ đau đầu. Và cái đèn chết tiệt kêu rè rè trong văn phòng yên tĩnh. Một hoặc hai tiếng đồng hồ ở một bữa tiệc hoặc những sự kiện khác và họ sẽ thu mình vào một góc, một dấu hiệu cho thấy họ cần phải về nhà.


Trên hết, HSPs được định nghĩa bởi trải nghiệm nội tâm của họ. Nhà tâm thần học Judith Orloff giải thích “Nó giống như cảm nhận một cái gì đó với 50 ngón tay, trái ngược với 10 ngón tay,” “Bạn có nhiều cơ quan nhận cảm hơn để cảm nhận mọi thứ”.


Những người nhạy cảm cao thường được coi là người hướng nội, và, như với những người hướng nội thì tương tác xã hội khiến họ mệt mỏi. Nhưng thực tế họ phản ứng mãnh liệt với mọi thứ xung quanh. Kết quả là, họ cần và thường là tìm thời gian quá trình để phân loại các trải nghiệm của họ. Cứ năm HSP thì có một người thực chất là người hướng ngoại, những người tìm kiếm cảm giác xã hội và hài lòng với những tương tác xã giao. Nhưng cũng chính họ, một cách bất thường, phải cần đến lượng lớn sức mạnh về nhận thức để tiêu hóa được những trải nghiệm của mình.


Rothdtein-Kramer coi bản thân cô là một người hướng ngoại nhạy cảm cao. “Tôi thậm chí còn đi với cả đám người” cô vừa nói vừa cười khúc khích. “Khi mọi người lạc quan, nó truyền cảm hứng để tôi trở nên hướng ngoại hơn, nhiều năng lượng hơn.” Những tương tác tiêu cực lại tác động đến cô theo đường xoắn ốc đi xuống: “Người ta cho tôi những đỉnh cao tột độ và những đáy thấp tận cùng”.


Nhìn chung, những yêu cầu nặng về nhận thức của những HSPs khiến họ có thái độ phản ứng nhiều hơn là chủ động một cách rõ ràng trong cuộc sống. Tất cả những đầu vào cảm xúc đều sử dụng dữ liệu tâm lý để nghĩ trước khi hành động. Bất kỳ mối nguy hại mà họ phải đối mặt đều được tính toán cẩn thận.


Những chủ đề tế nhị


Khái niệm về cả một phạm trù cho những người có hệ thần kinh phản ứng thái quá trước những kích thích thông thường nảy sinh từ kinh nghiệm cá nhân của một nhà tâm lý học Elaine Aron. Vào năm 1991, bà bắt đầu gặp bác sĩ tâm lý để giúp giải quyết những phản ứng dữ dội với vấn đề y tế. Trong lần khám thứ hai, vị bác sĩ đã vô tình nói rằng những phản ứng thái quá của Aron với những vấn đề sức khỏe nhỏ chỉ là “vì bà là người đặc biệt nhạy cảm.”


“Tôi đã nhận ra mình khác biệt” bà nói, “nhưng tôi không có cách nào để khái niệm hóa được nó. Khái niệm này gắn liền với tôi, và tôi bắt đầu tìm hiểu xem “sự nhạy cảm” thực chất là gì.” Câu trả lời ngắn gọn: không có gì như sự phản ứng cảm xúc một cách nhạy bén cô có trong đầu. Một nghiên cứu chuyên sâu về các tài liệu phát hiện ra rằng chỉ có mối liên hệ với sự nhảy cảm với hóa chất hoặc thuốc và mối liên hệ mơ hồ với sự nhạy cảm là khía cạnh then chốt của nguồn gốc.


Phát hiện của Aron đưa bà đến nghiên cứu của Ernest Hartmann, một bác sĩ tâm thần của đại học Tufts nổi tiếng với những nghiên cứu về giấc mơ. Trong cùng khoảng thời gian ông đã củng cố khái niệm các ranh giới như một khía cạnh của nhân cách và cách trải nghiệm thế giới. Cuộc sống, như ông quan sát, được tạo nên bởi những ranh giới – giữa quá khứ và hiện tại, bạn và tôi, chủ thể và khách thể. Và người ta khác nhau trong cách họ thể hiện và nhận thức các ranh giới.


Trong sơ đồ của ông, những người với ranh giới thần kinh mỏng không tách biệt rõ ràng được các nội dung của ý thức, vì thế nên một cuộc sống tuyệt vời của những ảo tưởng có thể đâm sầm vào thực tế hằng ngày. Nó như thể là những người với ranh giới mỏng này có những chiếc vỏ xốp cho phép môi trường xung quanh thấm vào và chiếm được họ – và đi vào giấc mơ của họ. Khái niệm về ranh giới mỏng của Hartmann dường như cho rằng thực sự có tồn tại một nhóm người tiếp thu được nhiều hơn những người khác.


Aron cũng thấy được các gợi ý về những người đặc biệt nhạy cảm trong nghiên cứu của Jerome Kagan mô phỏng tính cách của trẻ sơ sinh. Là một nhà tâm lý học trường Harvard, Kagan đã phát hiện ra khoảng 10 đến 20% trẻ sơ sinh bắt đầu cuộc sống với hệ thần kinh được điều chỉnh chặt chẽ làm chúng dễ bị kích động, hốt hoảng, lo lắng khi phản ứng với những kích thích lạ. Những đứa trẻ có phản ứng mạnh như này, như ông gọi chúng, có nguy cơ trở thành những đứa trẻ bị ức chế có xu hướng rút lui khỏi những trải nghiệm như một cách tự vệ và có nguy cơ cao mắc chứng lo âu.


Kagan nói “việc phản ứng thái quá” của ông chỉ có duy nhất một kiểu nhạy cảm cụ thể – “nhạy cảm với các sự kiện xung quanh, cái mà có ẩn chứa một thử thách mới.” Và các nghiên cứu về hình ảnh não chỉ ra rằng phản ứng của chúng phản ánh một đặc tính sinh học riêng: hạch hạnh nhân tăng phản ứng, trung tâm não bộ xác đinh mối đe dọa và chi phối phản ứng nỗi sợ. Những sự kiện bất ngờ – từ bão tuyết đến bài kiếm tra ngắn – kích hoạt hệ thống cảnh giác gắn ở hạch hạnh nhân nhạy cảm tự nhiên của họ, giữ họ kiên trì canh chừng nguy hiểm.


Cảm thấy nhẹ nhõm khi tìm được những dấu hiệu cho thấy những người này tồn tại và bị chi phối bởi sự nhạy cảm, Aron lại thấy thất vọng vì các đặc điểm, mặc dù đã được định nghĩa, lại không chỉ liên quan đến mỗi bệnh lý. Là một nhà tâm lý học, bà nói, “Tôi quyết định bắt đầu từ đầu và tìm hiểu xem những người được định dạng với khái niệm này nghĩ gì về nó.” Sau ba mươi ba tiếng đồng hồ phỏng vấn “như đánh vật”, bà đã có thể lập ra bảng 27 câu hỏi gồm các tiêu chuẩn của tính nhạy cảm. “Tôi có một cuộc sống nội tâm phong phú và phức tạp.” Có. “Âm thanh lớn làm tôi cảm thấy không thoải mái.” Có.


Ôn hòa bẩm sinh


Nghiên cứu khoa học thần kinh tiên tiến cho rằng kiểu nhạy cảm về mặt cảm xúc của Aron có thể liên quan đến sự biến dạng cụ thể của kiểu gien trong hệ thần kinh, đặc biệt là những gien có liên quan đến sự sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dopamine.


Một biến dị gien, đoạn alen ngắn của chất vận chuyển serotonin 5-HTT, đã từ lâu gắn với khả năng dễ bị tổn thương bởi trầm cảm và lo âu. Dữ liệu gần đây ám chỉ rằng chính những biến thể gien này mang đến chuỗi lợi ích về mặt nhận thức – bao gồm khả năng quyết định tốt hơn, có lợi hơn trong cờ bạc. Aron nghi ngờ alen này có thể có ở những HSPs và có thể là nguyên nhân của xu hướng đánh giá được những nguy hiểm một cách toàn diện của họ.


“Rất khó để tưởng tượng ra điểm này tồn tại trong hệ gien nếu như nó chỉ dẫn đến những cảm giác tiêu cực như trầm cảm,” Aron nói. “ Kết quả rắc rối là quan sát thì dễ hơn tương tác tích cực hơn với môi trường.”


Nghiên cứu hình ảnh não gợi ý những điểm khác biệt thực sự trong não bộ của những HSP với những người khác. Khu vực vỏ não gắn với sự tập trung và xử lý các thông tin tri giác cho thấy sự kích hoạt cao hơn trong phản ứng với mọi kiểu kích thích. Hơn thế, khả năng tưởng thưởng làm lóe lên phản ứng thái quá trong hệ thần kinh khích lệ và những vùng liên quan đến nỗi sợ thì đặc biệt bị kích thích bởi các đe dọa.


Trong chính nghiên cứu của mình về những người có ranh giới mỏng, Ernest Hartmann đã phát hiện mối liên hệ mạnh mẽ với sự sáng tạo mà Aron tin rằng cũng có thể áp dụng vào những người đặc biệt nhạy cảm. Trong số hàng trăm sinh viên mỹ thuật và âm nhạc mà ông nghiên cứu, gần như tất cả đều có kết quả dương tính với bảng câu hỏi về giới hạn mỏng của ông. Số ít hơn trong số những người có khả năng sáng tác nghệ thuật chuyên nghiệp – nói rằng cần phải luyện tập nhiều hơn để có thể đến được sảnh đường Carnegie.


Một nghiên cứu năm 2003 đăng trong Nhật báo Nhân cách và Tâm lý Xã hội chỉ ra rằng não bộ của những người sáng tạo có vẻ cởi mở hơn hẳn trước các kích thích so với những người không sáng tạo. Trong một bài kiểm tra đơn giản, họ trải nghiệm sự ức chế âm ỉ – họ không hề loại bỏ những thông tin không liên quan từ ý thức và não họ càng lúc càng hoạt động mạnh hơn.


Aron tin rằng việc họ phản ứng cực độ với mọi tình huống khiến cho những HSP có xu hướng lo âu và trầm cảm khi đối mặt với các tình huống căng thẳng. Nhưng nó cũng khiến cho cuộc sống phong phú hơn, khung cảnh, âm thanh, mùi vị, hình ảnh của cái đẹp rõ ràng hơn. Như thể chỉ có những HSP được nhìn thế giới ở độ phân giải cao.

Nền tảng sinh học


Nhưng một khía cạnh khác của nhạy cảm là trọng tâm của nghiên cứu độc lập tiến hành bởi Micheal Jawer. Một thập kỷ trước, Jawer là một điều tra viên của Viện bảo vệ Môi trường, tìm kiếm những báo cáo về hội chứng nhà cao tầng (n/d: ô nhiễm không khí nội thất, xuất hiện ở các văn phòng hay khu nhà ở đóng kín, hoặc không được thông khí tốt) và chuẩn bị những hướng dẫn về chất lượng không khí cho chủ tòa nhà. Ông muốn biết tại sao chỉ có một nhóm người phàn nàn về tình trạng môi trường trong nhà?


“Một số người nói rằng trong cuộc sống thường ngày họ đã bị làm cho mất đi khả năng vì tiếp xúc với nước hoa, sơn, thuốc trừ sâu, các chất trong không khí,” ông nói “Và một số tiếp tục nói với tôi họ đã nhạy cảm về mặt cảm xúc trong nhiều năm. Có thế chính các yếu tố làm cho một số người nhất định phàn nàn về môi trường của họ cho thấy khía cạnh rộng hơn của sự nhạy cảm không chỉ là về mặt cảm xúc.


Khi ông điều tra những người Aron nhận định là HSP, ông phát hiện ra sự nhạy cảm bất thường với loạt điều kiện được cho là có yếu tố thuộc thần kinh cơ thể. Họ phải chịu đựng các cơn đau nửa đầu, hội chứng co thắt đại tràng, hội chứng mệt mỏi kinh niên, dị ứng và bệnh đau cơ xơ hóa. Jawer thấy phát hiện tập trung vào những khác biệt sinh học ở mức rộng của những HSP.


“Ví dụ như đau nửa đầu,” ông nói “ Chúng ta biết họ bị kích thích bởi rất nhiều thứ trong môi trường – cảnh vật, mùi, thậm chí là những thay đổi trong thời tiết.” Tâm trạng cũng có thể hoạt động như một chất xúc tác: “Cảm xúc mãnh liệt, thậm chí là những cái mà người ta không nhận ra, có thể gây đau nửa đầu,” Jawer cho biết. Ông tin những HSP nhạy cảm một cách bất thường với cả các kích thích tinh thần lẫn kích thích vật chất – có nghĩa là – những bình luận động viên cũng như phấn hoa hoặc bụi lông trong không khí.

Sau cùng, Orloff nói, nó như là hệ thống phản hồi cấp cực nhạy. Một ngưỡng hoạt động thấp hơn của hocmon căng thẳng sẽ khiến cơ thể bị ngập trong hocmon cortisol và adrenaline. Hocmon căng thẳng tăng thường xuyên liên quan tới một loạt vấn đề sức khỏe, từ bệnh tim đến loãng xương và trí nhớ kém.


Với Aron, bằng chứng này thêm vào một dạng nhân cách đặc biệt. Hệ thần kinh của HSP dẫn đến tính cách nhạy cảm. Như nàng công chúa cảm nhận được hạt đậu dưới hàng lớp đệm, HSP cảm nhận được cả những kích thích giác quan và cảm xúc nhỏ nhất, rồi phản ứng lại với một loạt hoạt động não, cái mà gây ra phản ứng bên ngoài – một mặt là suy ngẫm, khóc, giả vờ và một mặt là sự nhiệt tình không bị kiềm chế. Tính cách của họ có thể chuyển gam từ ủ rũ sang bi thảm – tất cả đều là kết quả của cơ chế sinh học đặc biệt của họ.


Người đàn ông biến mất?


Khi lập bảng câu hỏi, Aron quyết tâm chỉ lấy những câu hỏi mà cả đàn ông và phụ nữ trả lời với tỷ lệ tương đương nhau và ước định nó để 20% nữ giới và nam giới được ghi là người đặc biệt nhạy cảm. Nhưng khi bà bắt đầu thực hiện bài kiểm tra cho dân số chung, dưới 20% nam giới có kết quả dương tính với HSP. Những người này đã đi đâu hay họ chưa từng ở đó từ lúc đầu?


Aron yêu cầu số lượng nam và nữ giới đặc biệt nhạy cảm từ bẩm sinh ngang nhau – nhưng một vài người đàn ông chủ động che giấu điều đó khi lớn lên. “Họ không muốn bị coi là người nhạy cảm.”


“Phản ứng” của Kagan cũng có nam và nữ giới ở mức độ tương đương nhau – 4 tháng tuổi. Nhưng “nhóm nam rất lỗ mãng với những cậu bé hay xấu hổ, rụt rè,” ông giải thích, và ở tuổi thành niên, rất khó để chọn ra nam giới có phản ứng cao từ dân số không có phản ứng.


Cơ sở trung lập của tính nhạy cảm không hề khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ. Nhưng hành vi kết quả – khóc trong vui mừng, buồn bã vì bị trêu chọc, cảm thấy bị lấn áp ở các buổi hòa nhạc hoặc sự kiện thể thao – có thể xâm phạm vào thậm chí là cả những tiêu chuẩn phương Tây hiện đại về sự nam tính. Nam giới HSP có thể trông yếu đuối với những người có khả năng làm bạn đời. ( Không, không hề có bằng chứng nào cho thấy nam giới HSP là đồng tính một cách mất cân bằng)


“Đặc biệt ở Bắc Mỹ chúng tôi mong những cậu bé phải cứng rắn và dám chấp nhận rủi ro.” Ted Zeff nói, một nhà tâm lý học ở San Francisco, người có các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với 30 nam giới đặc biệt nhạy cảm ở 5 quốc gia đưa đến cuốn sách Chàng trai nhạy cảm, mạnh mẽ. “Các cậu bé được bảo phải che dấu mọi cảm xúc trừ cơn giận. Điều này đặc biệt khó khăn cho những đứa nhạy cảm khi phải kiềm nén chính xu hướng tự nhiên của mình.”


Jim Dailakis ở New York thừa nhận “Tôi nhất định là sẽ che giấu sự nhạy cảm của mình trước một số người. Phơi bày toàn bộ cảm xúc của mình ra ngoài khiến bạn trở thành mục tiêu của sự trêu chọc.”


Những hiệu quả 2 mặt


Được cảm nhận bởi một đứa trẻ nhạy cảm, sự trêu chọc có thể tác động vào bệnh trầm cảm. Cũng như vậy, một lời khen “Làm tốt lắm!” trên góc phiếu kết quả dường như không hề làm thay đổi điều gì, nhưng với một đứa trẻ nhạy cảm sự khích lệ nhẹ nhàng có thể có hiệu quả cực lớn, khuyến khích nó tiếp tục hành vi đó – như là, học thật tốt cho bài kiểm tra tiếp theo. Trường học và thói quen nuôi dưỡng có thể hình thành đáng kể sự phát triển của những đứa trẻ đặc biệt nhạy cảm, những đứa có thể phát triển ngoạn mục trong một lớp học được khuyến khích nhẹ nhàng hoặc vật lộn không ngừng trong lớp kém khích lệ, trong khi những đứa không nhạy cảm sẽ hoàn thành như nhau bất kể sự khác biệt trong môi trường.


Khả năng có những kết quả đối lập – xoắn ốc đi xuống hoặc thành công nhanh chóng – nhấn mạnh bản chất hai mặt của nhạy cảm. Không phải là lỗi lầm cũng không phải là món quà, nó đúng hơn là một bộ khuếch đại những hiệu ứng từ môi trường. Những người nhạy cảm chẳng may có tuổi thơ rắc rối có thể có tỷ lệ mắc bệnh lo âu hoặc trầm cảm cao hơn, nhưng những HSP mà được yêu thương và khuyến khích khi còn nhỏ có thể trở thành một người trưởng thành thích nghi tốt.


“Bạn sẽ không làm tôi nói nghe như kẻ điên chứ?”


Fedor và Rothstein-Kramer đều đặt ra cùng một câu hỏi, một cách bất ngờ, giữa cuộc phỏng vấn. Những người giỏi phát hiện ra cả những sự coi thường nhỏ, người bạn học không thể tập trung bởi một cây búa khoan ngu ngốc kêu ở ngoài, HSP là mục tiêu của luồng chỉ trích liên tục thúc đẩy họ trở nên cứng rắn hơn và có gan đi. Thông điệp đó – cái mà bằng cách nào nào đấy thực sự không thể chấp nhận nổi – cộng hưởng với sự dữ dội.


Aron muốn xem những HSP tập trung nhiều hơn vào những gì họ phải đưa ra. Họ là những người bạn tốt thực sự quan tâm đến người khác, họ đưa cái đẹp từ thế giới vào hội họa và âm nhạc, họ nhận ra những điều người khác bỏ lỡ. Ẩn náu trong môi trường an toàn và tôi luyện để chống lại sự tiêu cực từ người khác, họ có thể phát triển tốt.


HSP sống trong một thế giới đầy những màu sắc mạnh mẽ, mùi hương rõ rệt, âm thanh chấn động, và những cảm xúc mãnh liệt. “Tôi là một người và sẽ luôn là một người cảnh giác với môi trường những người xung quanh.” Fedor nói. Là một CEO của một công ty làm đẹp thành công, bà tự vây quanh bản thân mình những người ủng hộ. “Tôi cố gắng trở nên cứng rắn, đặt mình vào các tình huống nặng nề,” bà nói “Rồi tôi nhận ra là mình đã dành thời gian để đối phó thay vì phát triển. Bây giờ tôi biết rằng mình có thế chọn phản ứng lại hoặc mặc kệ điều đó.” Với bà, đó là cách để tận hưởng thế giới này một cách thuần túy hơn.


Gợi ý cho những người nhạy cảm


Đặc biệt nhạy cảm? “Bạn chắc chắn đã sống và cho rằng mình cũng giống như 80% dân số,” Aron nói. “Sự thật là bạn cần một hướng dẫn vận hành hoàn toàn khác.” Sau đây là một số thay đổi bạn có thể làm để đồng bộ cuộc sống của mình với cách vận hành các giác quan của bản thân.


  • Định rõ thời gian nghỉ: Não bộ của bạn làm việc quá thời gian để vận hành đầu vào và nhận vào tâm trạng của người khác, nên nó cần có cơ hội để phục hồi. “Hạn chế sự kích thích khi bạn có thể,” Aron gợi ý. “Tắt đài đi khi bạn đang lái xe. Sử dụng mặt nạ ngủ và nút tai vào ban đêm.” Thiền cũng là một cách tốt để giảm hocmon căng thẳng. Orloff gợi ý nhanh, 3 phút thiền mỗi ngày: Ngồi im, đặt tay lên ngực, hít thở sâu, và tập trung vào điều gì đó đẹp đẽ – bức ảnh của con bạn.

  • Tự trấn tĩnh mình. Những người nhạy cảm không nhất định phải dành cuộc đời họ quay cuồng trong sự từ chối. Họ có thể kiểm soát phản ứng trước khi nó tụt xuống cảm giác trầm cảm. Fedor mang theo một danh sách trong ví của mình và xem nó khi cô cảm thấy bị tấn công: “Điều này có phải là về mình? Mục đích của người kia là gì? Mình phản ứng có phải vì điều này làm cho mình sợ hãi?” Tương tự như thế, Rothstein-Kramer tự hỏi bản thân, “ Làm thế nào để tôi có thể hiểu tình huống này theo một cách khác?” “Tập kiểm soát phản ứng của chính bạn,” bà nói; “sau cùng thì một chút chỉ trích sẽ không thể đánh gục được bạn.”

  • Thay đổi những tương tác của bạn. Một cách lịch sự nhưng cứng rắn, loại bỏ những điều làm kiệt quệ năng lượng của bạn. Nói với bạn bè khi cô ấy đang ba hoa không biết đến lần thứ bao nhiêu về công việc của mình. “Bạn phải nói một cách dễ nghe nhưng thực tế, “Tớ biết là cậu đang phải trải qua một vài chuyện; khi nào cậu muốn tìm giải pháp thì tớ ở đây vì cậu, nhưng bây giờ thì rất khó để tớ lắng nghe cậu,”” Orloff giải thích. “Tông giọng là chính điều quan trọng”  

  • Tự che chở cho mình. Có những lúc bạn sẽ bị buộc gặp phải tình huống khiến bạn kiệt quệ – một cuộc hội thảo bạn phải chịu đựng vì công việc, một bữa trưa công việc với cơn đau không thể chịu đựng nổi. Bảo vệ chính bản thân bạn: “Tưởng tưởng một tấm khiên chắn xung quanh bạn, giữ cho sự tiêu cực ở bên ngoài,” Orloff nói. 

  • Viết lại quá khứ. Nghĩ lại những quyết định bạn cảm thấy hối hận và những điều bạn không thích ở bản thân mình: “Rất thường xuyên, người ta phải làm gì đó với sự nhạy cảm,” Aron chỉ ra. Bữa tiệc bất ngờ mà bạn cuối cùng bạn lại khóc trong phòng và cơ hội thăng tiến mà bạn từ chối vì nó quá áp lực hợp lý hơn nhiều khi nhìn qua cái nhìn nhạy cảm. Hãy thừa nhận điều này. 


Ứng xử với những người nhạy cảm


Bởi vì 20% dân số là người đặc biệt nhạy cảm, “bạn có thể đã làm việc cùng hoặc thậm chí làm bạn với những người này – chỉ là bạn không nhận ra điều đó,” Aron nói. Vì bạn đã biết dấu hiệu của kiểu tính cách này, hãy điều chỉnh hành vi của mình để những tương tác của mình được lịch sự hơn.


  • Bỏ qua những lời khuyên. HSP đã cực kỳ mệt mỏi khi phải nghe “Cậu cứ để nó đến với cậu” từ những người bạn có thiện ý. Họ cảm thấy nó là một lời trấn áp, một gợi ý là họ đã làm sai điều gì đó. Hãy nói cái gì đó yên tâm hơn – như là, cho dù đó là bất cứ chuyện gì đang làm họ căng thẳng sẽ sớm cải thiện.

  • Thay đổi quan điểm của bạn. Trong một mối quan hệ thân thiết, bạn có thể phát hiện ra bạn đã đưa ra kết luận sai lầm về đối phương. Bạn có thể nghe được những điều như “Tôi chẳng bao giờ thích đi đến những sự kiện thể thao hoặc các buổi hòa nhạc,” Aron cảnh báo. Hãy gạt bỏ thôi thúc phải trả lời một cách tiếc nuối hoặc tức giận. Hãy cứ chấp nhận điều đó. 

  • Tôn trọng không gian của họ. Một lỗi phổ biến của những người thân yêu của HSP mắc là: loanh quanh gần họ. “Họ hứa cho đối phương về một tiếng để nạp lại năng lượng,” Orloff nói, “và rồi họ cứ ở quanh đó và chờ bạn đi ra.” Tốt hơn là nói với họ, “Tốt thôi, cứ đi nạp lại năng lượng đi, tôi sẽ ra ngoài cắt cỏ” – và đi làm cái việc đó. 


 

Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề


 
Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

“Hạnh phúc có thể được viết nên bởi cả điều hạnh phúc lẫn bất hạnh.

Bởi vì viết là một cách gieo cây trái Hạnh Phúc trên đất của mọi trải nghiệm cả thăng hoa lẫn thương đau.

Viết là Hạnh Phúc được tìm thấy trong hành trình “


Thông qua việc viết, chúng ta có thể viết về vui, về buồn, về tình yêu, về hy vọng... về bất cứ thứ gì. Ở workshop Happiness Writing này, chúng ta sẽ đến với một hành trình của mỗi người. Xuất phát từ chính bạn, đi từ sự thấu hiểu bản thân bạn, kết nối với chính mình, đến gầy dựng lòng tin ở bản thân, rồi bước sang yêu - thương chính mình. Rồi cùng nhau viết nên một hành trình hạnh phúc.




 

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).


 

Thông Tin Về Bài Đăng:

Đăng tải & chia sẻ lại tại: Compassion.vn

Người dịch: Alley Hoàng

Nguồn bài: https://www.psychologytoday.com/articles/201107/sense-and-sensitivity

Bài dịch gốc đăng tại: http://omnada.com/nguoi-nhay-cam-cao-hsps/




0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page