Compassio

7 tháng 5 20195 phút

Sáu cách hữu ích mà những nguời có trí thông minh cảm xúc phản ứng khi họ gặp căng thẳng

Khi có những bất đồng xảy ra tại nơi làm việc, làm thế nào bạn đối phó với chúng?

Ai cũng có một câu chuyện đầy ‘drama’ tại chỗ làm. Của bạn có thế không?

Tại công ty trước đây tôi từng làm, tôi nhớ rất rõ về ông giám đốc điều hành cấp cao vừa đi xuống cầu thang vừa phun ra những lời thậm tệ để khơi mào cuộc xung đột với một anh quản lý cấp trung. Sự việc tiếp diễn sau đó đã bùng nổ và ông giám đốc mất việc. Những rối loạn khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái và luôn phải cẩn trọng. Vậy cho tôi hỏi bạn một câu: Khi những xung đột như thế xảy ra tại nơi làm việc, bạn giải quyết chúng như thế nào?

Thất vọng, bất đồng, sợ hãi, bẽ bàng, tức giận, phản bội - chúng đều là những cảm xúc ràng buộc ta và là một phần không thể thiếu trong môi trường làm việc, chính trị văn phòng. Nếu bạn là con người, có lẽ bạn đã từng trải nghiệm những điều này – nằm trong mối quan hệ người với người.

Photo by @christnerfurt on unsplash

Những người có trí tuệ cảm xúc làm gì?

Nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi phải thú nhận rằng bạn không phải là một ví dụ điển hình cho việc điều khiển được cảm xúc khi bị áp lực, thì cũng đừng quá lo lắng. Dưới đây là một số lời khuyên từ những người biết cách sử dụng trí thông minh cảm xúc tại nơi làm việc.

1. Họ tiếp nhận, chứ không phản ứng

Khi chúng ta phản ứng với một sự việc bằng thái độ giận dữ hay có ý nghĩ thù địch, nghĩa là chúng ta đang trở nên bốc đồng, thiển cận và thường không suy nghĩ nhiều về cái chúng ta đang làm. Điều đó xảy ra khi chúng ta không có được cái chúng ta muốn, hoặc bị đẩy vào một tình huống khó giải quyết. Nhưng bằng việc tiếp nhận hơn là phản ứng thái quá, chúng ta có thể sử dụng tới tính kiên nhẫn - một đức tính quan trọng trong khả năng lãnh đạo vào những lợi thế để đánh giá vấn đề, tạo quá trình và nhận được sự đồng thuận. Chúng ta tạo ra khoảng trống để cân nhắc vấn đề và quyết định cách tiếp cận tốt nhất để xử lý tình huống.

2. Họ sử dụng "6 giây tạm dừng"

Một trong những cách tốt nhất dành cho chính bản thân là luyện tập 6 giây tạm dừng và nghĩ kĩ trước khi nói. Tại sao lại là sáu giây? Phản ứng hóa học của cảm xúc bên trong não bộ và cơ thể con người diễn ra trong khoảng sáu giây. Trong suốt quá trình trao nổi nóng lên, nếu chúng ta dừng lại một khoảng ngắn, dòng chảy hóa học sẽ được sản xuất chậm lại. Khi bạn cảm thấy não nề hay buồn chán, trước khi nói lời gì khó nghe, bạn hãy thử sử dụng một quãng nghỉ quý giá giúp bạn đánh giá những chi phí và lợi ích của sự việc và cả những hành động khác. Áp dụng tư duy hệ quả này vào những lúc như thế giúp bạn đưa ra những lựa chọn cẩn thận hơn.

3. Họ luôn hỏi: "Bạn có ổn không?"

Để khiến một ai đó đang dần mất kiểm soát, nóng nảy trở nên nguôi giận hoàn toàn, đơn giản chỉ là hỏi thăm: "Bạn ổn không?" hay "Có chuyện gì vậy?” Sau đó, hãy loại bỏ những suy nghĩ của riêng bạn, để lắng nghe họ mà không phán xét, và cố gắng thấu hiểu những gì đã kích động đến cảm xúc của họ. Khi làm như thế, bạn có thể đã mở được cánh cửa cho những người khác giải thích vấn đề thực sự phía sau sau câu chuyện của họ. Bây giờ, cả hai bạn có thể đối thoại thêm để giải quyết vấn đề và đi đến thỏa thuận với một giải pháp dễ chịu hơn.

Photo by @yirage on unsplash

4. Họ bám sát sự thật

Khi theo sát đến tận chi tiết cuối cùng, những người có trí thông minh cảm xúc thường cắt ngang câu chuyện bằng cách nói những sự thật khi họ nhìn và thấy sự việc ảnh hưởng đến họ như thế nào. Sau đây là những việc cần làm: Một khi cảm xúc căng thẳng dồn nén bị khuếch tán, với một thái độ bình tĩnh, hãy cố gắng giải thích kết quả mà bạn mong muốn và học hỏi những ý tưởng khác bằng một thái độ cởi mở. Điều này thường dẫn đến một cuộc thảo luận mang tính chất xây dựng để giải quyết vấn đề đang diễn ra với sự hài lòng của tất cả mọi người.

5. Họ nhìn nhận toàn bộ vấn đề

Những người có trí tuệ cảm xúc nhìn vào tất cả các khía cạnh của vấn đề, khai thác cảm xúc của họ và của những người khác để lựa chọn một kết quả khác tốt hơn. Họ tìm kiếm những quan điểm khác nhau và thu hút ý kiến ​​của người khác trước khi hành động. Họ sẽ bàn bạc vấn đề với một vài người với những vai trò khác nhau, với những mức độ báo cáo khác nhau (có khi là tốt hoặc thậm chí là tệ hơn) để làm rõ vấn đề từ đó xác định phương hướng hành động. Nói một cách đơn giản: Họ nhận thức được vấn đề.

6. Họ thúc đẩy cảm xúc và ngôn ngữ tích cực

Chúng ta hãy nghiêm túc thừa nhận một sự thật ở đây: Trong một cuộc xung đột, những cảm xúc tiêu cực như chỉ trích và đổ lỗi là điều hiển nhiên. Điều này đúng với bạn chứ? Để vượt lên trên đám bụi ngột ngạt làm khơi mào cuộc xung đột, bạn nên thúc đẩy những cảm xúc tích cực để hỗ trợ tư duy, động não và sáng tạo hình ảnh lớn. Khi bạn đem sự tích cực vào các cuộc trò chuyện trong tương lai và tập trung trước tiên vào những chủ đề không tiêu cực, bạn có thể dẫn dắt các nhóm "hạ vũ khí", thư giãn, lắng nghe hăng hái và tham gia giải quyết vấn đề một cách lần lượt.



 
Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).

------------------------------------------------

Về Bài Đăng:

Nguồn bài dịch: http://www.inc-asean.com/the-inc-life/6-smart-ways-people-with-emotional-intelligence-respond-when-their-buttons-are-pushed/

Người dịch: Anh Thơ Người biên tập: Diệu Hiền

Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

    0