totochi2369

8 tháng 10 20207 phút

Điều Gì Làm Nên Động Lực Cho Công Việc Của Chúng Ta?

Đã cập nhật: 7 tháng 12 2020

Đôi Lời Từ Ban Biên Tập Compassion.vn:
 
Tôi chả hứng thú gì mấy với công việc của mình. Tôi chỉ cố gắng làm việc vì tiền lương mỗi tháng thôi.
 
Tôi yêu công việc tôi đang làm lắm. Đi làm như đi chơi, vừa vui vừa khỏe vừa có tiền nữa. Những thành tích lớn nhỏ trong công việc chính là động lực để tôi tiếp tục cố gắng nhiều hơn mỗi ngày.
 
Bạn thế nào, bạn có đang yêu công việc của mình không?
 
Bạn đang đi làm vì điều gì?


 
Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ chỉ có 2 ưu tiên khi chọn nghề nghiệp:

  • Tìm một công việc chúng ta yêu thích.

  • Tìm một công việc đủ trang trải các nhu cầu vật chất thiết yếu.

Nhưng để suy nghĩ thoải mái như vậy, chúng ta sẽ phải cân bằng cảm xúc theo cách mà ít người có. Thực tế, khi nói đến việc chọn nghề, chúng ta còn bị ám ảnh bởi 3 ưu tiên khác:

  • Chúng ta muốn một công việc không chỉ đủ trang trải nhu cầu thiết yếu mà còn để "khè" người khác - ngay cả những người mà chúng ta không thích.

  • Chúng ta khao khát một công việc không phụ thuộc quá nhiều vào người khác - những người khiến chúng ta sợ hãi và không tin tưởng.

  • Chúng ta hy vọng công việc sẽ giúp mình được nhiều người biết đến, quý trọng, vinh dự và có thể nổi tiếng, để chúng ta không bao giờ cảm thấy mình nhỏ bé hoặc bị bỏ rơi.


 
Không cần phải nói, ba yêu cầu này làm cho cuộc sống trở nên phức tạp và đau khổ hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Cũng không có gì ngạc nhiên khi chúng ta gặp khó khăn trong việc lựa nghề nghiệp. Thay vì tập trung vào những công việc đam mê và thích thú, chúng ta phải thay đổi bản chất của mình để làm hài lòng những yêu cầu bên ngoài. Chẳng hạn như chúng ta có thể làm một giáo viên mẫu giáo, một nhà trị liệu tâm lý, một thợ mộc hay một đầu bếp. Mà ngay từ đầu, chúng ta đã loại đi những lựa chọn công việc khiêm tốn này chỉ vì cái tâm lý muốn tạo ấn tượng, muốn có quyền lực và được người khác biết đến.


 
Tâm lý chung của chúng ta là phải luôn hướng đến những sự nghiệp "xuất sắc, cao sang" hơn, ngay cả trong những lĩnh vực mà chúng ta không thích. Và có thể là chúng ta phải cật lực làm việc nhiều hơn là quan tâm chăm sóc sức khỏe cá nhân hoặc gia đình. Vì "thất bại" thường xảy ra nhiều hơn, nên chúng ta dễ có xu hướng bị hoảng loạn liên tục. Chỉ cần một luồng ý kiến trái chiều nhẹ từ công chúng cũng có thể trở nên kinh khủng. Một ít tiền chúng ta bỏ ra để coi về số mệnh nghề nghiệp từ năm ngoái cũng được coi là định mệnh. Dưới áp lực, chúng ta có thể thực hiện những bước đi không khôn ngoan và vội vàng. Chúng ta có thể muốn đi tắt đón đầu, tham gia vào các kế hoạch rủi ro và không cho công việc của chúng ta thời gian và sự bình tĩnh mà nó cần. Chúng ta sẽ ít ý tưởng, ít sáng tạo hơn và nguy cơ thất bại dường như là rất lớn.

Vậy điều gì giúp chúng ta lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn?

Dường như nó lại chả liên quan gì đến công việc: đó có thể là tình yêu, một trải nghiệm sâu sắc về tình yêu trong thời thơ ấu và trưởng thành.


 
Một đứa trẻ được yêu thương đúng cách không cần phải chứng tỏ bản thân bằng bất kỳ cách nào đặc biệt. Con không nhất thiết phải xuất sắc ở trường, làm lóa mắt người quen hay củng cố lòng tự tôn của cha mẹ (Con có thể học tốt theo bất kì cách nào, nhưng đó là vì con thích học chứ không phải là để phô trương với bố mẹ). Con có thể tự tìm đến những thú vui của riêng mình. Con cũng không cần phải làm gì đó thật đáng kinh ngạc, vì con có mặt trên thế giới này cũng đủ đặc biệt rồi. Con có thể hoàn thành công việc một cách cực kỳ chăm chỉ, nhưng có thể con làm vì đam mê, chứ không phải vì khao khát những tiếng vỗ tay khen ngợi. Con có thể tập trung hoàn thành một công việc rất tốt, trong khi không bị cản trở bởi bất kỳ lo lắng nào về việc liệu nó sẽ được biết đến trong 100 năm nữa hay với những người ở thành phố khác. Con có thể không được nhiều người biết đến, nhưng lại hài lòng khi được làm chủ công việc của mình.


 
Trải nghiệm về tình yêu của người lớn càng làm tăng thêm cảm giác an toàn cần thiết. Khi được ai đó yêu thương một cách đúng đắn, sự kiên nhẫn, quan tâm và dịu dàng của họ khiến chúng ta cảm thấy được yêu mến và được chào đón trên trái đất này. Cũng chẳng có gì quan trọng nếu không ai biết chúng ta là ai và ta thì đang cạn tiền vào cuối tháng. D. H. Lawrence đã viết: “Hai người đang yêu nhau sẽ hạnh phúc khi ngủ trên ghế đá công viên”, ý tưởng có thể không đúng theo nghĩa đen, nhưng lại đủ để truyền đạt về động cơ của tình yêu - về sự quan đến những ưu tiên vật chất.


 
Khi yêu thích công việc, chúng ta sẽ không cảm thấy bị buộc phải làm việc. Chúng ta không cần phải tích lũy để vượt quá sự đánh giá; căn bản chúng ta đã là người khổng lồ trong mắt người khác rồi.

Sau cùng, khi nói về những con người khao khát quyền lực, tài sản, danh vọng. Không phải lòng tham đang điều khiển họ, mà là cảm giác đau khổ khi không được yêu thương. Nhận thức được điều đó giúp chúng ta trỗi lên lòng cảm thông trắc ẩn vô cùng đối với họ. Trông họ có vẻ giống những người chiến thắng, nhưng thực tế là những nạn nhân bất hạnh. Tất cả các hành động điên cuồng lao đầu vào công việc của những người hiện đại đều bắt nguồn từ cảm giác thấy mình mơ hồ và không mấy quan trọng như một kẻ vô hình. Đó là sự nỗ lực của những người bị thúc đẩy bởi vết thương lòng từ cảm giác không được yêu thương. Những thành tựu nổi trội của họ giống như thứ tài sản thừa kế từ việc bị tổn thương cảm xúc, nhưng có đến bao nhiêu thành tựu cũng không bao giờ là đủ. Chúng ta cần bao nhiêu tiền nếu không có tình yêu - làm sao người ta có thể sống được như thế!


 
Tình yêu có thể trở thành bản tính thứ hai để chữa lành những vết thương tình cảm thông qua việc tìm kiếm và lựa chọn nghề nghiệp. Thậm chí, chúng ta có thể không nhận ra những gì chúng ta đang làm. Chúng ta nên can đảm tự vấn mình: Tôi có thể làm được gì với cuộc đời mình, nếu ngay từ đầu tôi được yêu thương đúng cách? Chúng ta có thể phải thừa nhận, với những giọt nước mắt, con đường của chúng ta sẽ khác đi như thế nào. Chúng ta đã hy sinh bao nhiêu hoài bão chân chính chỉ để dâng cao cảm giác được chấp nhận mà đáng lẽ ra chúng ta nên có được nó ngay từ khi còn nhỏ. Bao nhiêu phần trăm từ những gì chúng ta làm hàng ngày được thúc đẩy bởi sự tổn thương cảm xúc, chúng ta chỉ đang từ từ bắt đầu thực hiện cuộc hành trình hàn gắn lại nó thôi.

Những thành tựu đỉnh cao trong sự nghiệp cũng sẽ không thể nào bù đắp được sự thiếu thốn tình yêu mà chúng ta phải chịu đựng: Công việc không thể chữa lành sự thiếu thốn tình yêu. Chúng ta nên tận hưởng công việc theo những điều kiện của chính nó. Và trong một phần khác của cuộc đời, sự tiếc nuối và khát khao tìm kiếm những thứ thay thế rồi sẽ xứng đáng cho tình yêu mà chúng ta đã thiếu từ ban đầu.


Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề?:

  1. Lựa chọn nghề nghiệp - Hãy tập trung vào 'niềm vui thích' đừng tập trung vào 'nghề'

  2. Career Counseling - Hoạt Động Tư Vấn Nghề Nghiệp Là Gì? Và Có Thể Giúp Gì Cho Sự Nghiệp Của Bạn?

  3. Cường Đinh - Phát huy thế mạnh, dẫn lối sự nghiệp

  4. Làm Thế Nào Để Tạo Động Lực Cho Một Người, Bao Gồm Cả Bản Thân Mình? (Phần 1)

  5. Làm Thế Nào Để Tạo Động Lực Cho Một Người, Bao Gồm Cả Bản Thân Mình? (Phần 2)

  6. Khát Khao Viết Lách Là Vì Ta Cô Đơn Hay Đến Từ Động Lực Muốn Kết Nối?


Hoạt Động Liên Quan Đến Bài Viết

Trong thế giới nghề nghiệp, kinh doanh ngày nay con người không chỉ lao động, kinh doanh nhằm mục đích duy nhất là kiếm tiền nữa. Đã có một bước nhảy lượng tử về nhận thức trong mỗi người, chúng ta như bị bản năng tự nhiên quan tâm những thứ quan trọng khác ngoài tiền bạc, thành công, danh tiếng, địa vị.

Những thứ mới mà ta quan tâm đó là ý nghĩa công việc mang lại, một cộng đồng thế giới lớn hơn, những mối quan hệ chất lượng, niềm hạnh phúc trọn vẹn trong mối quan hệ công việc và cuộc sống cá nhân.

Nếu bạn cũng có mối quan tâm và mục đích tạo ra môi trường làm việc hiệu suất cao, đầy ý nghĩa, hạnh phúc thì hãy cùng đến và chia sẻ với Compassion trong buổi chia sẻ Bupsyness - Mang Tâm Lý Học Vào Quản Trị Kinh Doanh


Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).


Thông Tin Về Bài Đăng:

Nguồn bài dịch từ trang gốc (Bài gốc tiếng Anh): https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/what-should-truly-motivate-us-at-work/

Đội ngũ sản xuất: Người dịch: totochi2369 ; Người biên tập: Thiên Ý ; Người hiệu đính: Anh Đào Lê

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.

    0